Đào Bá Lộc từng vẽ truyện tranh cho các bạn thuê
Đào Bá Lộc là một trong những thí sinh triển vọng của đội Hà Hồ vẫn còn tồn tại trong Top 4 những thí sinh xuất sắc nhất của vị HLV này. Trong dịp đến nhà trò chuyện cùng bố mẹ Bá Lộc, chúng tôi đã được biết thêm vài điều thú vị về chàng trai này.
Đào Bá Lộc trong mắt hai bác là một người con như thế nào?
Từ bé, Lộc đã có trách nhiệm với bản thân và gia đình. Lộc kĩ tính, ít nói và có tính kiên trì. Ngoài ra, Lộccòn học rất giỏi và có hiếu. Không chỉ đam mê ca hát, thằng bé còn có năng khiếu vẽ và thiết kế. Từ khi 5 tuổi, Lộc đã biểu diễn trong trường mẫu giáo và được lên truyền hình. Ngoài việc đam mê ca hát và năng khiếu về vẽ, Lộc còn có sở thích chăm sóc thú nuôi và cây cảnh trong nhà.
Hai bác có ủng hộ Đào Bá Lộc tham gia The Voice Việt không?
Hai bác khá bất ngờ khi Lộc nói muốn tham gia The Voice. Bác không nghĩ con mình muốn lấn sâu vào con đường này vì bản thân cháu cũng chưa tham gia cuộc thi ca hát nào, cũng như từ bé tới giờ cháu chưa qua một lớp đào tạo về âm nhạc. Là cha mẹ, hai bác chỉ biết thường khuyên khuyên con đừng làm quá sức mình mà hãy xem đó như một cuộc chơi vì sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe vì Lộc phải vừa thi và vừa lo việc học tại trường. Hai bác luôn nói với con rằng: “Gia đình lúc nào cũng là bến đỗ cho con ghé chân nghỉ ngơi. Nhưng nhớ một điều rằng, dù có ngã đau như thế nào con cũng cần phải vượt qua. Dù có lê bước, nhưng không được dừng bước, vì nếu đã dừng bước rồi thì rất khó để tiếp tục bước đi”.
Video đang HOT
Trong gia đình và cuộc sống, Đào Bá Lộc có “tật xấu” nào không ạ?
Song song với những ưu điểm, Lộc cũng là một cậu bé cứng đầu, lì lợm, cái gì mà thích thì làm tới cùng, bỏ qua lời khuyên của ba mẹ. Cũng may, Lộc là một người biết định hướng tốt về những quyết định của mình. Tất nhiên hai bác cũng sẽ vấn luôn bên cạnh con vì dù gì thì Lộc
Những kỉ niệm đáng nhớ của cậu con trai “cứng đầu” mà hai bác vẫn còn nhớ mãi?
Khi còn học cấp 2, vì thích đọc truyện thiếu nhi và kết hợp năng khiếu vẽ, Lộc đã chuyển thể nội dung phim Thái Bình Công Chúa sang một cốt truyện khác, tự vẽ tranh cho câu chuyện đó, đóng thành một cuốn sách như truyện tranh Nhật Bản rồi cho các bạn thuê lại với mấy trăm đồng một ngày, cùng với lời hứa phải cất giữ truyện cẩn thận và sạch sẽ. Dù giá trị không cao, nhưng Lộc rất vui vì đã làm được một việc có ý nghĩa.
Theo TTVN
Học sinh chuyên đi học thêm... môn chuyên - Kỳ 2: Để không lãng phí tài năng
Nếu bồi dưỡng tốt và có chính sách ưu đãi hợp lý, những học sinh năng khiếu sẽ có điều kiện phát huy hết tài năng.
Kết nối với chương trình bậc ĐH
Tính đến nay, nước ta đã thực hiện mô hình trường chuyên gần 50 năm, tuy nhiên vấn đề phát triển tài năng của những học sinh (HS) này vẫn đang bỏ ngỏ. Nói như lời PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội), đào tạo HS chuyên trong 3 năm THPT mà không có cơ chế phát triển tài năng thì đúng thật quá lãng phí.
PGS Cương cho rằng: "Nếu một HS chuyên toán sau khi thi vào ĐH cùng chuyên ngành, rồi cũng học chương trình bình thường như những người khác, khoảng 4 năm lấy bằng thì quá lãng phí. Đáng lý ra, ở trường ĐH, các em phải được học riêng, học vượt vì đã có nền tảng sẵn từ phổ thông. Điều đáng buồn là HS sẽ phải học lại những kiến thức mà trước đó, các em đã được học chuyên sâu ở phổ thông. Nếu như vậy, không khác gì các em đang bỏ thời gian ôn tập chứ không phải học ĐH. Thay vì thế có thể dành thời gian đó học lên cao hoặc nghiên cứu".
Nhận thấy điều này, cách đây 2 năm, ĐH Quốc gia TP.HCM đề xuất với Bộ cho thí điểm tuyển HS Trường THPT Năng khiếu TP.HCM (thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM) sau khi tốt nghiệp THPT được vào các hệ đào tạo của ĐH này. Tuy nhiên, đề án này không được Bộ thông qua. Theo tìm hiểu của chúng tôi, lý do để ĐH Quốc gia TP.HCM đưa ra đề xuất này là hầu như tất cả HS của Trường THPT Năng khiếu đều đậu ĐH trong các kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ. Chẳng hạn, trong mùa tuyển sinh rồi, trường có 269 HS dự thi ĐH và tất cả đều trúng tuyển. Đáng nói, điểm trung bình thi ĐH của HS trường này là 21,6 điểm. Trong khi đó điểm chuẩn nhiều ngành của các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM thấp hơn rất nhiều so với điểm bình quân trên.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, cho biết: "Nếu Bộ chấp thuận phương án tuyển thẳng này của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ không công bằng với các trường chuyên trong cả nước. Tuy nhiên, Bộ cũng khuyến khích ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội có thể làm đề án tổng thể về phương án tuyến sinh riêng của mình (trong đó có thể tuyển thẳng HS chuyên, năng khiếu). Nhưng đến nay, Bộ chưa nhận được đề án từ hai trường trên".
Tìm chính sách ưu đãi thích hợp
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng cần xây dựng bộ khung chuẩn để từ đó có thể căn cứ xét tuyển HS chuyên, năng khiếu vào ĐH. Ông Lê Thành Thái, Hiệu trưởng Trường trung học Thực hành (ĐH Sư phạm TP.HCM), nói: "Không thể tuyển hết HS chuyên, năng khiếu vào ĐH nhưng chúng ta có thể áp dụng một số tiêu chí để xét chọn. Chẳng hạn như: hạnh kiểm tốt, học lực giỏi, các môn thuộc khối thi vào ngành, trường mà HS muốn vào phải đạt trung bình môn trên 9... Đối với một số trường đặc thù như: y dược, hàng không, quân sự..., HS chuyên muốn vào phải trải qua kỳ thi ĐH bình thường".
HS Trường chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Hiện nay Bộ đang có dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi chọn HS giỏi cấp quốc gia. Trong đó HS tham gia tập huấn chuẩn bị dự thi Olympic khu vực và quốc tế do Bộ tổ chức cũng được tuyển thẳng vào các trường ĐH theo nguyện vọng đăng ký. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, điều này chưa thể thay đổi được gì vì hằng năm chỉ được thêm vài chục HS được tuyển thẳng vào ĐH. Số lượng này không đáng kể.
Tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, đề xuất cần có những bàn thảo để xây dựng cơ chế tuyển thẳng vào ĐH cho HS chuyên, năng khiếu. "Nếu như một năm, chúng ta tuyển được vài ngàn HS này vào ĐH, học vượt, có bằng tiến sĩ ở tuổi 24, 25 thì còn gì bằng. Lứa nhân tài này sẽ đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước", ông Hùng quả quyết.
Theo nhiều chuyên gia, cần có một tổ chức chịu trách nhiệm bàn luận giải pháp đưa phương án phù hợp, giúp phát triển tài năng đúng nghĩa. TS Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng: "Hiện nay, giữa trường chuyên, năng khiếu và trường ĐH chưa có nhiều gặp gỡ để bàn thảo, nhằm đưa ra hướng phát triển tốt nhất cho HS chuyên". Đáp ứng lại mong muốn này, ông Bùi Văn Ga cho biết: "Bộ hoàn toàn ủng hộ và khuyến khích điều này. Nếu có mô hình nào tuyển thẳng HS giỏi, chuyên, năng khiếu vào ĐH mà đảm bảo tính công bằng, khoa học, Bộ sẽ ủng hộ".
Tìm một cơ chế thích hợp để nuôi dưỡng và phát triển tài năng là điều cần phải đặt ra chứ để như thực trạng hiện nay, sau 3 năm THPT chuyên, HS chỉ nhằm vào mục đích thi đậu ĐH là không đáng.
Theo người lao động
'Hạt giống Việt' phát triển tài năng trẻ Ngoài việc cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, có năng khiếu và trẻ em nghèo, thiệt thòi, Quỹ "Hạt giống Việt" còn mong ước tập hợp các nhà khoa học để tạo ra những sản phẩm có ích cho cộng đồng. Trước thực trạng Việt Nam thi quốc tế được hàng 'rổ' huy chương Vàng mà chưa có một sản...