“Đào ao” trên cạn nuôi la liệt con đặc sản, một ông nông dân Tây Ninh bắt đến đâu bán hết đến đó
Hộ ông Nguyễn Văn Tân, sinh năm 1979, ngụ ấp Xóm Mía thành viên hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Phước Trạch, xã Phước Trạch (huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) mua 1.000 con ba ba giống về nuôi trong các hồ nước có sẵn của gia đình.
Ông Lê Hoàng Sơn- Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu (Tây Ninh) cho biết, thời gian qua nhiều thành viên hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Phước Trạch đã khá lên nhờ vốn vay chính sách xã hội, giúp hội viên nông dân có điều kiện chăn nuôi phát triển kinh tế hộ gia đình.
Anh Tân (giữa) kiểm tra ba ba trước lúc xuất bán. Mô hình nuôi ba ba của gia đình anh Tân ở xóm Mía, xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Tân, sinh năm 1979, ngụ ấp Xóm Mía thành viên hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Phước Trạch, từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm 40 triệu đồng.
Ông mua 1.000 con ba ba giống về nuôi trong các hồ nước có sẵn của gia đình. Sau đó, ông Tân đã đầu tư xây thêm hồ nuôi với tổng diện tích lên đến hơn 400 m2 và mua thêm 3.000 con ba ba giống về nuôi.
Vừa qua, lứa ba ba thu hoạch đầu tiên bán được 1 tấn, lợi nhuận 35 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi phí.
Ông Nguyễn Văn Tân cho biết, hiện nay con ba ba đã được nghiều người biết đến và đầu tư chăn nuôi, vì đầu ra của ba ba rất thuận lợi và giá thành ổn định, mang lại lợi nhuận kinh tế khá cho người nông dân.
Ông Tân cho biết thêm, con ba ba cũng dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là cá xay và cám, nuôi ba ba hơn 1 năm là thu hoạch, trọng lượng mỗi con ba ba từ 800 gam đến 1,5 kg. Giá bán ba ba từ 120.000 đồng đến 240.000 đồng/kg tùy vào trọng lượng.
Ông Lê Hoàng Sơn- Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Trạch (huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) cho biết, hiện nay HTX Dịch vụ nông nghiệp Phước Trạch có 30 thành viên, trong đó 8 hộ chăn nuôi ba ba với tổng cộng hơn 16.000 con.
Video đang HOT
Trong thời gian tới, HTX sẽ nhân rộng nghề nuôi ba ba trong các thành viên HTX góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Vụ hàng trăm con heo dự án hỗ trợ người nghèo bị chết, thanh tra tỉnh Kon Tum nói gì?
Hàng trăm con heo hỗ trợ người dân nghèo ở huyện Kon Plông (Kon Tum) bị chết do con giống không rõ nguồn gốc, không được tiêm phòng đầy đủ..Theo Thanh tra tỉnh Kon Tum, trách nhiệm thuộc về Chủ tịch UBND huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trong dự án...
Trước đó, Báo Điện tử Dân Việt đã phản ánh hàng trăm con heo thuộc các chương trình 135 và 30A, cấp phát cho hàng trăm hộ nghèo tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) bị chết chưa rõ nguyên nhân. Thiệt hại ước tính hàng tỷ đồng. Mới đây, tháng 1/2022 Thanh tra tỉnh Kon Tum đã có kết luận chính thức.
Chi hàng tỷ đồng mua heo giống không rõ nguồn gốc hỗ trợ cho dân nghèo
Theo kết luận thanh tra, tổng số lượng heo chết trên địa bàn là 690 con, các hộ dân bán 27 con, làm thịt 10 con.
Số lượng heo còn sống tại các hộ là 145 con (khoảng 17%). Dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi heo địa phương trên địa bàn huyện Kon Plông năm 2020 không đạt được hiệu quả theo như đề án đã đề ra. Số lượng heo dự án chết nhiều trên 80 %.
Sẽ xử lý nghiêm các cá nhân liên quan vụ bơm thuốc 5.231 con lợn
Qua xác minh thực tế 41 hộ dân tham gia dự án tại UBND các xã Đăk Ring, Đăk Nên, Ngọc Tem và thị trấn Măng Đen, đoàn thanh tra xác định một số nguyên nhân có thể dẫn đến việc heo chết nhiều do con giống cung cấp để triển khai thực hiện dự án chưa đảm bảo.
Cụ thể, con giống được giao cho tư nhân tự đi thu gom ở nhiều nơi, không có sổ sách theo dõi về nguồn gốc, xuất xứ, lý lịch; không được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định; việc tiêm phòng không có biên bản kiểm tra, giám sát...
Đặc biệt heo mua không được tiêm phòng vắc xin bệnh tụ huyết trùng, phó thương hàn theo yêu cầu của dự án.
Trong thời gian thực hiện cung cấp heo cho các xã triển khai thực hiện dự án, tình hình dịch bệnh trên đàn heo tại Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Kon Plông vẫn diễn ra và tình trạng heo giống chết nhiều.
Tuy nhiên, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh, chưa có biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả mà vẫn thực hiện việc cung cấp giống cho các xã để thực hiện dự án.
Tổng số lượng heo chết trên địa bàn là 690/ 857 con, số lượng heo bị chết nhiều nhất ở xã Đăk Ring
Thêm vào đó, thời gian cấp phát con giống chưa hợp lý; có dự án cấp số lượng giống nhiều (6 con/hộ) dẫn đến người dân không đủ điều kiện để chăn nuôi. Nhiều chuồng trại không đảm bảo theo yêu cầu, diện tích quá nhỏ...
Tuy nhiên, các biên bản kiểm tra của các phòng,ban đều xác nhận chuồng trai đảm bảo. Sau khi thực hiện cấp heo, UBND các xã, thị trấn chưa quan tâm kiểm tra, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng đàn heo sau khi được nhận.
Số lượng heo dự án còn sống chỉ còn 145 con
Ngoài ra, một số xã không thực hiện việc báo cáo tình hình dịch bệnh trên đàn heo về Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Do đó, các cơ quan chuyên môn không nắm bắt được tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi để hướng dẫn các giải pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp và giải quyết tình trạng heo chết.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Theo Thanh tra tỉnh Kon Tum, trách nhiệm này thuộc về Chủ tịch UBND huyện Kon Plông, Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực, Giám đốc Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Kon Plông, Chủ tịch UBND thị trấn Măng Đen, Chủ tịch UBND các xã Đăk Ring, Đăk Nên, Ngọc Tem, Trưởng phòng Lao động, thương binh và xã hội, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giai đoạn 2020.
Thanh tra tỉnh Kon Tum kiến nghị Chủ tịch UBND huyện Kon Plông tạm thời ngừng triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ giống heo trên địa bàn khi chưa khắc phục được các tồn tại nêu trên.
Đồng thời, thanh tra tỉnh cũng kiến nghị UBND huyện chỉ đạo tổ chức họp kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý (nếu đến mức phải xử lý) đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến những khuyết điểm, tồn tại.
Đặc biệt là những nội dung liên quan đến Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện (đơn vị trúng thầu cung ứng giống cho dự án) trong việc cung cấp giống không rõ xuất xứ, nguồn gốc; không thực hiện việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn heo; thực hiện việc cung cấp giống khi đang xảy ra tình trạng heo chết chưa xác định nguyên nhân tại khu chăn nuôi; heo giống được thu gom từ các địa phương khác ngoài địa bàn huyện Kon Plông.
Heo giống được giao cho tư nhân tự đi thu gom ở nhiều nơi, không có sổ sách theo dõi về nguồn gốc, xuất xứ, lý lịch; không được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định...
Huyện cần làm rõ và có hình thức xử lý về trách nhiệm (đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện công tác phòng chống dịch của huyện) đối với việc không kịp thời triển khai thực hiện công tác chuyên môn trong công tác phòng chống dịch khi đàn heo bắt đầu chết cho đến khi heo chết gần hết chỉ còn khoảng 17% trong tổng số đàn heo được cấp.
Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Kon Plông (đơn vị trúng thầu cung ứng giống cho dự án)
Thanh tra tỉnh Kon Tum cũng kiến nghị các biện pháp xử lý đối với UBND các xã và thị trấn cần làm rõ trách nhiệm trong việc nhận heo mà hồ sơ bàn giao nhận giống giữa Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp và UBND các xã, thị trấn.
Nuôi dê cho ăn xơ mít, vỏ mít...bất ngờ nông dân Hậu Giang thu lời nhiều hơn Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức tổng kết mô hình "Chăn nuôi dê tận dụng nguồn phụ phẩm từ mít năm 2021". Mô hình nuôi dê cho ăn phụ phẩm từ mít (xơ mít, vỏ mít, lá mít...) được triển khai tại hộ ông Phan Hoàng Ân, ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu...