“Đánh trận giả” trên Biển Đông?
Có người đặt câu hỏi, Biển Đông ở đâu trong lợi ích Trung – Mỹ? Và phải chăng quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh trong vấn đề này là kiểu “ mèo vờn chuột”.
Cụm không quân Hải quân tác chiến chủ lực của Hải quân Mỹ.
Khi dẫn nguồn từ tờ Sputnik News, Đài Press TV của Iran cho biết, ông Dov Zakheim, cựu quan chức Lầu Năm Góc nhận định, những hoạt động bành trướng, leo thang của Bắc Kinh ở Biển Đông đang làm gia tăng nhu cầu vũ khí hạng nặng từ các nước láng giềng của Trung Quốc.
Ông Dov Zakheim còn cho rằng, Mỹ đang bán từ máy bay chiến đấu đến tên lửa cho các nước Đông Á bởi sự độc đoán của Trung Quốc đang gây quan ngại cho các nước láng giềng và những tuyên bố mơ hồ, gây hấn của Bắc Kinh đã buộc các nước hữu quan phải gia tăng khả năng phòng thủ.
Trong bài “Mỹ cần triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật kiểu mới?” đăng trên tờ The Diplomat, nhà nghiên cứu cấp cao Franz Stefan Gady thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông – phương Tây cho rằng, Mỹ cần triển khai vũ khí hạt nhân mới ở tuyến đầu để ưng pho với Trung Quốc.
Còn tờ China News vừa đăng “Báo cáo phát triển biển năm 2015″, do Sở Nghiên cứu chiến lược phát triển biển thuộc Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc biên soạn và phát hành. Theo đó, Trung Quốc sẽ tăng cường chế tạo các trang thiết bị như tàu chấp pháp, máy bay không người lái (UAV) để phục vụ cho tuần tra biển.
Video đang HOT
Đồng thời cho rằng, chiến lược “xoay trục” của Mỹ đã ảnh hưởng tiêu cực đối với an ninh biển Trung Quốc, cũng như kìm hãm Bắc Kinh tại khu vực này.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken
Ngày 26-6, Hãng Reuters dẫn tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ khi ông Antony Blinken coi các hoạt động bồi lấp trái phép quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông là mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định thế giới.
Đồng thời nhấn mạnh, Mỹ phản đối các yêu sách phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông, kêu gọi Trung Quốc dừng các hoạt động bồi lấp trái phép ở khu vực này. Còn theo nhận định của người đứng đầu Hội đồng An ninh Nga Nikolay Patrushev, những động thái gần đây của phương Tây cho thấy, hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO đang nhắm vào Moskva và Bắc Kinh, thay vì Tehran.
Cuộc tập trận CARAT 2015 tại Biển Đông với sự tham gia của Hải quân Mỹ, Nhật Bản và Philippines (từ 22 đến 27-6) khiến dư luận quan tâm. Bởi động thái này là lời cảnh báo đối với Trung Quốc – Washington sẽ không làm ngơ trước các hành động đơn phương của Bắc Kinh.
Ngày 25-6, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân đã bày tỏ sự tức giận sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật khuyến khích Đài Loan tham gia tập trận quân sự do Washington tổ chức. Ông Dương Vũ Quân còn ngang ngược tuyên bố, Bắc Kinh sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xây dựng liên quan tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tiến sĩ Van Jackson
Chuyên gia Paul Giarra, Chủ tịch Công ty Tư vấn Global Strategies & Transformation cho rằng, Trung Quốc không những gây xung đột đối với các nước trong khu vực, mà còn làm đảo lộn trật tự quốc tế trên biển và vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Đồng thời kiến nghị Mỹ cần hành động để buộc Trung Quốc dừng hoạt động cải tạo phi pháp và bồi thường hậu quả đã gây ra ở Biển Đông.
Còn chuyên gia Patrick Cronin, Chủ nhiệm Ban An toàn châu Á thuộc Trung tâm An ninh Mỹ coi hành động bồi đắp đảo phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông là nguyên nhân gây căng thẳng leo thang ở khu vực này. Trong khi đó, chuyên gia Michael Frodl, người sáng lập Công ty Tư vấn C-LEVEL Maritime Risks đề nghị, Mỹ cần áp dụng biện pháp quân sự nhất định để kiềm chế Trung Quốc.
Ít có khả năng Mỹ sẽ can dự trực tiếp vào tranh chấp Biển Đông, cho dù Washington nhiều lần tuyên bố “Biển Đông là vấn đề chiến lược của Mỹ”, là nhận định của một số nhà phân tích. Theo họ, mặc dù phản đối mạnh mẽ cách hành xử của Trung Quốc trong vấn đề này, nhưng Mỹ luôn tránh né va chạm trực diện bởi Washington không muốn Biển Đông ảnh hưởng tới quan hệ Trung – Mỹ.
Có người đặt câu hỏi, Biển Đông ở đâu trong lợi ích Trung – Mỹ? Và phải chăng quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh trong vấn đề này là kiểu “mèo vờn chuột”.
Theo đánh giá của Phó giám đốc Viện Mỹ và Canada Pavel Zolotarev, nền tảng kinh tế là sự đảm bảo, bất chấp mọi xung đột, kể cả trong lĩnh vực quân sự, Trung – Mỹ vẫn xích lại với nhau. Và những tuyên bố cứng rắn của Mỹ trong thời gian qua chỉ nhằm “làm giá” với Trung Quốc, đồng thời chấn an các đồng minh trong khu vực.
Còn theo nhận định của Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Nhà nước Nga Vladimir Yevseyev, Mỹ – Trung sẽ tiếp tục tìm kiếm thỏa hiệp và chuyến công du tới Mỹ trong tháng 9 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cũng nằm trong nghị trình này.
Nhiều người cho rằng, quan hệ Trung – Mỹ hiện đang trong tình trạng vừa xung đột, vừa mặc cả, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa kìm chế lẫn nhau, nhưng phụ thuộc không thể tách rời. Và Biển Đông sẽ được Washington và Bắc Kinh đưa ra “mổ xẻ, phân tích” theo hướng “đôi bên cùng có lợi”.
Ngày 24-6, tờ The Diplomat đăng bài của Tiến sĩ Van Jackon cho rằng, Biển Đông cần Hàn Quốc, và Seoul không thể đứng ngoài vấn đề này. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel vừa kêu gọi Hàn Quốc đóng vai trò đúng với vị thế của mình bằng cách không tiếp tục im lặng trước những căng thẳng trên Biển Đông, mặc dù Seoul không có yêu sách chủ quyền ở khu vực này.
Vẫn biết rằng, bất cứ khi nào Trung – Mỹ bất hòa, Hàn Quốc đều bị kẹt ở giữa. Dư luận cho rằng, tại thời điểm hiện nay, im lặng là đồng lõa với Bắc Kinh, và chỉ có ngây thơ mới hy vọng vào những điều Trung Quốc tuyên bố.
Tờ South China Morning Post bình luận, Tổng thống Barack Obama đã phá vỡ tiền lệ khi từ chối tiếp Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Phạm Trường Long thăm chính thức Mỹ và hội đàm với người đứng đầu Lầu Năm Góc. Washington cũng không công bố rõ ràng nguyên nhân tại sao Tổng thống Barack Obama từ chối tiếp ông Phạm Trường Long, cho dù trước đó Nhà Trắng đã lên phương án này. Và ông Barack Obama cũng khép lại 2 ngày Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ – Trung thường niên (S&ED) lần thứ 7 (23 và 24-6) bằng những quan ngại về cách hành xử của Bắc Kinh trong vấn đề an ninh mạng và căng thẳng do tranh chấp tại các vùng biển Đông Á.
Theo Tuấn Quỳnh
PetroTimes