Danh tính 4 công nhân bị vùi lấp trong vụ sập mỏ titan ở Bình Thuận
Mỏ titan Nam Suối Nhum ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị hàng chục ngàn m3 cát đổ ập xuống công trường khiến 4 công nhân bị vùi lấp.
Sáng 16/10, trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Nam cho biết, lực lượng chức năng huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận) vẫn đang tìm kiếm các công nhân mất tích trong vụ sập mỏ titan Nam Suối Nhum.
“Có 4 công nhân bị vùi lấp trong vụ sập mỏ titan Nam Suối Nhum nhưng mới tìm được một thi thể. Hiện tại, huyện Hàm Thuận Nam đang triển khai nhiều máy xúc để đào bới khu vực các công nhân mất tích”, ông Phúc nói.
Hàng chục máy móc đào bới nhưng vẫn chưa tìm thấy 3 công nhân mất tích. (Ảnh: PLO).
Video đang HOT
Trước đó vào chiều 15/10, tại công trường khai thác khoáng sản titan của Công ty TNHH Thương mại Tân Quang Cường (thuộc Tập đoàn Rạng Đông), một núi cát hàng chục ngàn m3 đổ ập xuống công trường khiến công nhân bỏ chạy tán loạn.
Sau khi điểm danh, phát hiện 4 công nhân không có mặt, lực lượng tại chỗ đã dùng máy móc đào bới, tìm kiếm, đến 18h tối 15/10 thì phát hiện thi thể của công nhân Bùi Quang Trình (tỉnh Phú Thọ).
Ba công nhân còn lại gồm Huỳnh Tấn Phước (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), Nguyễn Văn Trung (tỉnh Bình Định), Nguyễn Văn Nam (thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận) vẫn chưa tìm thấy.
Mỏ titan Nam Suối Nhum của Công ty TNHH TM Tân Quang Cường được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác từ tháng 4/2015, với diện tích 515,5ha, kéo dài từ xã Thuận Quý đến xã Tân Thành (huyện Hàm Thuận Nam). Thời gian khai thác là 23 năm.
Vào năm 2016, mỏ khai thác titan của Công ty TNHH Thương mại Tân Quang Cường đã xảy ra sự cố vỡ bờ moong khiến lũ bùn đỏ tràn trên đường ĐT719 và vào nhà các hộ dân tại huyện Hàm Thuận Nam.
Bình Thuận thành lập 5 đoàn kiểm tra chống khai thác IUU
Ban Chỉ đạo chống khai thác IUU (hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định) vừa ban hành Quyết định thành lập các Đoàn kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Tàu cá của ngư dân Bình Thuận (ảnh tư liệu).
Theo đó, toàn tỉnh sẽ thành lập 5 đoàn kiểm tra do các lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông làm trưởng đoàn.
Các đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ: kiểm tra việc thực hiện nhiệm vu ̣phòng, chống khai thác IUU tại Ban Quản lý cảng cá Phan Thiết (gồm Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá tại cảng cá Phan Thiết). Việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm triển khai thi hành Luật Thủy sản năm 2017 và công tác phòng, chống khai thác IUU tại Chi cục Thủy sản.
Việc thực hiện quy định về phòng chống khai thác IUU trong hoạt động thu mua nguyên liệu và chế biến xuất khẩu sang thị trường châu Âu của doanh nghiệp trong tỉnh. Việc thực hiện trách nhiệm của chính quyền địa phương về phòng, chống khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển nước ngoài tại địa bàn thị xã La Gi...
Trưởng các Đoàn kiểm tra tổ chức thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả kiểm tra tại các cơ quan, đơn vị và địa phương gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo chống khai thác IUU tỉnh tổng hợp báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo, UBND tỉnh chậm nhất là 5 ngày sau khi hoàn thành kiểm tra.
Từ đầu năm 2022, UBND tỉnh Bình Thuận liên tiếp chỉ đạo về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; khắc phục tồn tại, hạn chế trong chống khai thác IUU theo ý kiến kết luận của Đoàn Thanh tra Ủy ban châu Âu (EC).
Tuy nhiên, các trường hợp vi phạm về khai thác IUU vẫn còn diễn ra, tập trung vào một số hành vi vi phạm như: Sử dụng tàu cá không đăng ký, khai thác thủy sản không có Giấy phép khai thác, khai thác thủy sản sai vùng, khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong giấy phép...
Theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 và Nghị định 26/2019/NĐ-CP Chính phủ thì tất cả các tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS), đây là điều kiện để thực hiện việc đăng kiểm, đăng ký và cấp giấy phép khai thác thủy sản cho tàu cá.
Việc lắp đặt thiết bị VMS còn nhằm khắc phục nội dung khuyến cáo của EC về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (khai thác IUU) để đáp ứng điều kiện gỡ "Thẻ vàng" của EC đối với ngành Thủy sản Việt Nam.
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngư dân, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ban hành Nghị quyết Quy định chế độ hỗ trợ chi phí mua, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá trên địa bàn tỉnh.
Tính đến cuối tháng 9/2022, tỉnh có 98,8% tàu cá chiều dài từ 15 m trở lên thực hiện lắp đặt VMS. Nhờ đó, việc theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá đã có sự cải thiện đáng kể, nhất là phát huy hệ thống giám sát tàu cá phục vụ theo dõi, giám sát, cảnh báo kịp thời các trường hợp tàu cá vượt ranh giới biển Việt Nam.
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Phan Thiết - Vĩnh Hảo: Chạy đua mới mong kịp tiến độ Theo cam kết, hai dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và Phan Thiết - Vĩnh Hảo sẽ thông xe kỹ thuật vào cuối năm nay. Hiện chủ đầu tư và nhà thầu đều phải chạy đua tiến độ ngay trong mùa mưa để kịp "về đích". Thi công trải nhựa đoạn cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo - Ảnh:...