Danh tính 3 doanh nghiệp ‘xù’ bán gạo dự trữ quốc gia vẫn được tái đấu thầu
3/10 nhà thầu tham gia dự thầu tại Cục Dự trữ Nhà nước Hà Nội là các doanh nghiệp từng trúng thầu nhưng không ký hợp đồng bán gạo.
Ngày 12/5, các cục dự trữ Nhà nước trên cả nước mở thầu đợt 2, mua bù số gạo bị doanh nghiệp “xù” bán lần 1 ngày 12/3.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Nội đã tiếp nhận 23 bộ hồ sơ của 10 nhà thầu tham gia bán số gạo 9.000 tấn cho cơ quan dự trữ. Đáng chú ý, có 3/10 doanh nghiệp đã trúng thầu đợt 1 nhưng từ chối ký hợp đồng cung cấp gạo. Đó là các Công ty TNHH thương mại Chương Tho, Công ty CP thương mại Minh Khai, Công ty TNHH Thủy Long Hà Nam.
Ngày 12/5, các cục dự trữ Nhà nước trên cả nước mở thầu đợt 2 bán gạo dự trữ quốc gia. (Ảnh minh họa)
Được biết, trong ngày 12/5, Cục Dự trữ Nhà nước chỉ mở hồ sơ kỹ thuật để đánh giá nhà thầu có đáp ứng yêu cầu là gạo 15% tấm, loại hạt dài, được xay xát từ thóc thu hoạch vụ đông xuân năm 2020 tại Nam Bộ và đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định hay không.
Video đang HOT
Dự kiến đến giữa tuần này, kết quả hồ sơ kỹ thuật được hoàn thiện, cơ quan đấu thầu sẽ chấm hồ sơ về giá, trước khi công bố kết quả đấu thầu vào cuối tuần này hoặc đầu tuần sau.
Hiện thông tin về giá thầu bán gạo vẫn chưa được công bố, trong khi đó có thông tin việc giá gạo đấu thầu gạo lại hơn 182.000 tấn, tăng so với thời gian trong tháng 3, khiến ngân sách Nhà nước phải bỏ ra nhiều hơn, thiệt hại ngân sách.
Ngày 12/3, Cục Dự trữ Nhà nước đã đấu thầu 190.000 tấn gạo, với kết quả là 28 doanh nghiệp đã trúng thầu 178.000 tấn gạo. Tuy nhiên, hết thời hạn ký hợp đồng, có đến 26 doanh nghiệp đã từ chối bán 170.300 tấn gạo biến động. Nguyên nhân các nhà thầu trúng thầu nhưng từ chối ký hợp đồng được cho là do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên nhu cầu dự trữ và mua tạm trữ lương thực của các doanh nghiệp, người dân trong nước tăng cao. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu gạo thời gian qua rất sôi động, khiến giá gạo tăng cao so với thời điểm đấu thầu.
Theo một lãnh đạo Tổng cục Cục Dự trữ Nhà nước, nếu không có dịch COVID-19, chắc chắn các doanh nghiệp vẫn bán gạo bình thường cho Nhà nước do đây là khách hàng truyền thống.
Quảng Ninh lập liên minh kích cầu du lịch, các doanh nghiệp thống nhất giảm giá từ 30-50%
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hình thành một nhóm các công ty tham gia chương trình kích cầu, do Chi nhánh Công ty Vietravel là đơn vị đầu mối. Các doanh nghiệp thống nhất, mức giảm giá từ 30-50%, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Khi dịch Covid-19 xảy ra, du lịch là ngành đầu tiên chịu tác động. Theo số liệu từ VTV, Chỉ trong quý I ngành du lịch đã đánh mất 3,1 tỷ USD.
Sau một những biện pháp giãn cách xã hội và nỗ lực khống chế dịch Covid-19 thành công, hiện ngành du lịch đang từng bước được mở cửa trở lại. Mới đây ngày 8/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch số 1749 phát động chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam", nhằm kích cầu du lịch nội địa.
Theo kế hoạch, thời gian thực hiện chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" sẽ bắt đầu từ 1/6/2020 đến 31/12/2020. Các nhiệm vụ chính bao gồm đẩy mạnh truyền thông, quảng bá các điểm đến, sản phẩm du lịch hấp dẫn; các địa phương mở cửa lại du lịch nhưng vẫn đảm bảo an toàn phòng chống dịch và tinh thần sẵn sàng đón tiếp khách du lịch.
Việc thực hiện hiệu quả kế hoạch kích cầu nội địa đòi hỏi sự tham gia tích cực không chỉ của các doanh nghiệp lữ hành mà cần sự chung tay góp sức của các địa phương cũng như những hãng hàng không.
Tại tỉnh Quảng Ninh, các điểm du lịch trọng điểm bắt đầu hoạt động trở lại từ ngày 1-5, với thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên cùng các hoạt động dịch vụ đa dạng đang dần kéo lượng du khách đến tham quan trải nghiệm, đặc biệt trong dịp hè này. Hiện nay, Quảng Ninh đang tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thiết lập trạng thái bình thường mới của người dân và doanh nghiệp nhằm vừa kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, vừa khẩn trương phục hồi phát triển ngành du lịch, dịch vụ, lấy lại đà tăng trưởng.
Tỉnh cũng triển khai các hoạt động quảng bá xúc tiến, kích cầu du lịch, hoàn thiện cơ sở vật chất và xây dựng chiến dịch truyền thông bài bản nhằm phục hồi ngành du lịch sau dịch. Qua đó, từng bước làm ấm trở lại thị trường du lịch, giải quyết công ăn việc làm cho nhân lực ngành du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Hàng loạt các hoạt động được tỉnh và các địa phương xây dựng nhằm thúc đẩy phát triển du lịch. Cụ thể là Tuần lễ du lịch Hạ Long - Quảng Ninh dự kiến sẽ có nhiều chương trình, sự kiện thu hút người dân và du khách tham gia như: Hội chợ OCOP Quảng Ninh; Lễ hội văn hóa ẩm thực Móng Cái hè 2020; Cuộc thi triển lãm cây tùng la hán Cô Tô; Chùm sự kiện văn hóa văn nghệ, ẩm thực tại Uông Bí... Cùng đó, các sự kiện văn hóa thể thao cấp tỉnh và cấp huyện diễn ra trong tháng 5 như: Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc cấp tỉnh năm 2020; Lễ công bố và trưng bày Bảo vật quốc gia tỉnh Quảng Ninh; Giải bơi truyền thống Bạch Đằng và hoạt động hành hương chùa Ngọa Vân, Đông Triều.
Tỉnh Quảng Ninh cũng đã có kế hoạch tổ chức các chương trình kích cầu du lịch nội địa tại Nha Trang, Đà Nẵng, Đắk Lắk vào đầu tháng 6/2020. Căn cứ diễn biến tình hình thực tế, sẽ có thể triển khai ngay việc xúc tiến đến các thị trường quốc tế (Trung Quốc, Đông bắc Á, Asean...) trong năm 2020.
Đặc biệt, đến thời điểm hiện tại đã có một số doanh nghiệp tham gia chương trình kích cầu du lịch Quảng Ninh 2020, như: 62 tàu du lịch của các doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long; 17 khách sạn (1 khách sạn 5 sao, 8 khách sạn 4 sao; 8 khách sạn 3 sao) và 2 điểm du lịch là Yên Tử và Công viên Sun World Hạ Long Complex.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng hình thành một nhóm các công ty tham gia chương trình kích cầu, do Chi nhánh Công ty Vietravel tại Quảng Ninh là đơn vị đầu mối. Các đơn vị này xây dựng và chào bán 6 chương trình du lịch cơ bản và hơn 20 chương trình chi tiết cho các điểm đến tại Quảng Ninh. Các doanh nghiệp thống nhất, mức giảm giá từ 30-50%, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Tại buổi họp bàn để kích cầu du lịch ngày 12-5, ông Đặng Huy Hậu - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh cho rằng việc người dân lựa chọn đi du lịch sau mùa dịch đang bị chững lại rất lớn, du khách đi lại vẫn còn rất rón rén, cẩn trọng so với trước kia.
"Để kích cầu du khách thì ngoài việc giảm giá còn phải làm sao khẳng định được với những ai đến Quảng Ninh đều hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng dịch vụ tốt, môi trường trong lành" - ông Hậu chia sẻ tại buổi họp được báo Tuổi trẻ đăng tải lại.
Dự kiến từ nay đến tháng 10-2020, tại Quảng Ninh có đến 71 sự kiện nằm trong chuỗi các chương trình văn hóa, thể thao chào đón du lịch hè cũng được tỉnh và các địa phương triển khai đồng loạt.
Thị trường tài chính 24h: Nhà đầu tư nội mạnh tay mua cổ phiếu VN-Index tăng gần 15 điểm phiên đầu tuần; Tiếp tục giảm lãi suất điều hành hỗ trợ nền kinh tế; Cổ phiếu thủy sản nổi sóng; Chứng khoán phái sinh: Bên mua nghi ngờ, bên bán thận trọng; Trái phiếu doanh nghiệp, thực hư lãi suất 19,5%/năm; Chứng khoán châu Á phân hóa; Nhiều quốc gia ngập trong nợ do tham gia dự...