Đánh thuế lũy tiến dự án treo
Ngày 17-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe và cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Dự án này dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 5, khai mạc vào tháng 5 tới.
Đánh thuế nặng sẽ trị được nạn “ôm đất” rồi bỏ hoang
(Trong ảnh: Một dự án bỏ hoang đất gần 10 năm trên đường Lê Văn Lương, Hà Nội)
Theo Bộ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Minh Quang, trong số các vấn đề đã được chỉnh lý theo ý kiến nhân dân, cơ quan soạn thảo đã tiếp thu ý kiến đề nghị Nhà nước không thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội (KTXH). Dự Luật quy định theo hướng rà soát để chuyển các dự án phát triển KTXH mà trong đó có lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng vào nhóm các dự án được Nhà nước thu hồi vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Để kiểm soát chặt chẽ việc thu hồi đất, các dự án này cần phải được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, HĐND cấp tỉnh thông qua.
Cơ quan soạn thảo cũng đã chỉnh sửa dự thảo luật theo hướng quy định cụ thể trình tự, thủ tục cưỡng chế khi thu hồi đất nhằm khắc phục tình trạng tùy tiện trong việc cưỡng chế thu hồi làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để các địa phương thực hiện thống nhất. Về thời điểm tính giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, dự thảo Luật được chỉnh sửa theo hướng khi Nhà nước thu hồi đất thì chủ sử dụng được bồi thường theo giá đất của loại đất bị thu hồi tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận định, khi bỏ quy định Nhà nước thu hồi đất đối với các dự án phát triển KTXH thì cần phải làm rõ dự án KTXH nào đưa vào mục đích quốc phòng an ninh; loại dự án KTXH nào đưa vào lợi ích quốc gia; loại dự án KTXH nào thì đưa vào lợi ích công cộng. Từ đó, cần phải làm rõ loại đất nào, để làm gì thì Nhà nước thực hiện thu hồi; loại đất nào, để làm gì thì thực hiện trưng thu, trưng mua… Hơn thế, phải quy định rõ cơ chế xác định các loại giá đất đối với trường hợp thu hồi, trưng thu, trưng mua đất thì mới đảm bảo tính khả thi của luật.
Liên quan đến các trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng, nhiều thành viên UBTVQH đồng tình xử lý theo hướng đánh thuế lũy tiến. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển nói thêm: “Nếu đã xử lý đánh thuế lũy tiến một thời gian nhất định rồi mà vẫn tiếp tục chậm đưa đất vào sử dụng thì phải có biện pháp thu hồi giao cho các doanh nghiệp khác”. Về quy định phải công chứng, chứng thực các hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, đa số ý kiến thành viên UBTVQH bày tỏ tán thành, nhằm tạo cơ sở giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện (nếu có).
Theo ANTD
Video đang HOT
Bức xúc những khu quy hoạch "treo" cả một thế hệ
"Hai mươi năm sống "treo" trong quy hoạch đã bằng thời gian cho một thế hệ lớn lên rồi. Đề nghị TP coi có làm được thì làm ngay, còn không thì thôi, tháo bỏ giùm cái quy hoạch, trả lại hiện trạng đất trước kia cho người dân an cư làm việc".
Cử tri Đặng Văn Chuốc (P.28, Q.Bình Thạnh) đã bức xúc phát biểu như trên trong phiên thảo luận HĐND TP.HCM chiều nay (4.10).
Với chủ đề "Công tác lập, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch đô thị", những khu quy hoạch "treo" trở thành điểm "nóng" được đại biểu (ĐB) HĐND đặt ra thảo luận.
Sống "treo" trong quy hoạch
Tổng hợp các kiến nghị của cử tri TP.HCM, ông Phạm Văn Hải, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.HCM, đánh giá: Hiện TP tồn tại không ít quy hoạch "treo" đến cả 10 năm, 20 năm vẫn chưa thấy thực hiện gây bức xúc trong nhân dân.
Có thể kể đến các khu quy hoạch "treo" lâu đời như: khu phố 8, ấp Doi, P.15, Q.Gò Vấp, có diện tích hơn 40 hecta, "treo" 14 năm khu Bình Qưới - Thanh Đa (P.28, Q.Bình Thạnh) "treo" 12 năm dự án hồ sinh thái Vĩnh Lộc (H.Bình Chánh) "treo" 14 năm,...
ĐB Nguyễn Thành Nhân (Q.Bình Tân) cho rằng chính quyền phải nghĩ đến vấn đề trả thiệt hại cho người dân sống hàng chục năm trong quy hoạch "treo" - Ảnh: Nguyên Mi
Không chỉ thế, thực tế còn tồn tại cả tình trạng dự án "treo" mới chồng lên dự án "treo" cũ. Hiện nay, khu vực các phường 19, 22, Q.Bình Thạnh vốn đã bị dự án xây dựng khu đô thị thanh niên Văn Thánh "treo"... 20 năm chưa xóa thì lại mới bị "treo" chồng thêm dự án khu bờ tây sông Sài Gòn.
"Các khu vực này đang trong quá trình lựa chọn dự án nên không ai trả lời được câu hỏi của người dân ở đây và cả những nơi khác cũng có quy hoạch "treo", là bao giờ quy hoạch được triển khai thực hiện?", ông Hải bức xúc.
Còn ĐB Nguyễn Thành Nhân (Q.Bình Tân) nói."Người dân của chúng ta quá hiền! Người dân chỉ cần hết "treo" quy hoạch là mừng, còn chưa tính đến vấn đề thiệt hại trong suốt thời gian sống trong quy hoạch "treo".
Theo ĐB Nhân, chính quyền phải nghĩ đến vấn đề trả thiệt hại cho người dân và có mức đền bù cũng như cách đền bù hợp lý, thỏa đáng.
Một giải pháp được ĐB Nhân đề nghị là Nhà nước, đơn vị đầu tư cần phải trả tiền đền bù cho người dân ngay khi đã được giao - nhận dự án, được quy hoạch để người dân có kế hoạch an cư.
"Chuyện khi nào dự án đó được thực hiện là chuyện của nhà đầu tư. "Treo" dự án lâu, kéo dài, lỗ thì nhà đầu tư phải chịu chứ không thể để người dân bị "treo", sống 10 - 20 năm mà không có quyền được làm gì trên mảnh đất của mình thì quá thiệt hại!", ĐB Nhân nêu ý kiến.
Đề nghị thu hồi quy hoạch "treo"
"Đề nghị TP phải có quy hoạch chi tiết, không để quy hoạch tràn lan, đụng đâu cũng thấy đóng dấu quy hoạch nhưng lại hỏng vốn, lấy đất nhưng không triển khai dự án", ĐB Phan Thanh Hải (H.Hóc Môn) nói.
Đồng thời, ông Hải cũng đề nghị TP thu hồi lại quy hoạch khu cụm công nghiệp Khánh Đông (H.Hóc Môn) "để địa phương có đất mà làm chuyện khác" vì nhà đầu tư đền bù theo kiểu "da beo", chỗ đền bù chỗ không, gây bức xúc trong nhân dân và cũng không tuân thủ các quy định.
Bị quy hoạch "treo", đường vào khu C30 (nay thuộc tổ 1, 2, khu phố 1, P.6, Q.Tân Bình, TP.HCM) lầy lội, ngập nước mỗi khi trời mưa vì không được sửa chữa - Ảnh: Đình Sơn
Bên cạnh đó, Phó chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Ánh cho rằng giá đất nông nghiệp thuần để tính bồi thường cho người dân còn thấp so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường tại thời điểm hiện nay. Điều này gây bức xúc đối với người dân có đất bị thu hồi và chính quyền địa phương gặp nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện.
Để tháo gỡ những khó khăn trong quy hoạch, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.HCM Nguyễn Văn Hải đề nghị UBND TP.HCM rà soát tất cả đồ án quy hoạch đã lập trước đây về nội dung và chất lượng.
Theo đó, quy hoạch nào không còn giá trị thực tế thì nhanh chóng điều chỉnh, thu hồi để trả lại chức năng ban đầu. Đối với việc thực hiện các dự án đã được phê duyệt thì cần kiểm tra lại tiến độ và sớm có quyết định giao đất hoặc thay đổi chủ đầu tư đối với những chủ đầu tư không có năng lực, để quá lâu không làm. Đồng thời, UBND TP cần rà soát các quy định hiện hành không còn phù hợp, kiến nghị Trung ương tháo gỡ để giải tỏa bức xúc cho người dân.
Trước nhiều kiến nghị của cử tri về tình trạng các dự án, quy hoạch treo, HĐND TP đã quyết định dành buổi sáng mai (5.10) để UBND và các sở, ngành có liên quan trả lời chất vấn về quy hoạch "treo" và giải pháp tháo gỡ.
Theo TNO
Phần lớn các dự án "treo" thuộc nguồn vốn ngân sách Phần lớn các dự án "treo" (dự án có tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng và triển khai chậm) là dự án thuộc nguồn vốn ngân sách. Đó là báo cáo của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP.HCM Đào Anh Kiệt trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 6, HĐND TP.HCM khóa VIII vào sáng nay (4.10)....