Đánh thuế 45% tài sản “bất minh”: Khoác áo “hợp pháp” cho tài sản tham nhũng?
Việc đánh thuế 45% đối với tài sản, thu nhập kê khai không trung thực của cán bộ công chức liệu có khoác cho tài sản tham nhũng một cái áo “hợp pháp”? TS. Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đã có cuộc trao đổi với “Góc nhìn chuyên gia” của Dân Việt về vấn đề này.
TS. Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội chia sẻ với “Góc nhìn chuyên gia” ung quanh quy định truy thu 45% tài sản, thu nhập kê khai không trung thực của cán bộ công chức vừa được bổ sung tại dự thảo Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi).
Chính phủ vừa đề xuất đưa quy định truy thu thuế thu nhập cá nhân ở mức 45% đối vớ i tài sản, thu nhập không rõ nguồn gốc, kê khai không trung thực vào dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi. Dư luận đang rất băn khoăn về căn cứ để đưa ra đề xuất nói trên. Ông có thể chia sẻ quan điểm cá nhân về điều này?
- Có thể thấy, một trong những hạn chế lớn nhất của Luật phòng chống tham nhũng hiện nay chính là chúng ta chưa có công cụ đủ mạnh để kiểm soát tài sản của cán bộ, công chức. Thời gian qua, dư luận xôn xao về những khối tài sản lớn của quan chức và nghi ngờ nó có nguồn gốc từ tham nhũng. Tuy nhiên, để chứng minh nguồn gốc khối tài sản này là không dễ dàng, bởi các quy định hiện hành chưa tạo khả năng kiểm soát tốt hành vi không trung thực trong kê khai tài sản của cán bộ công chức.
TS. Lê Thanh Vân – Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội (Ảnh: LU)
Theo báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tư cuối năm 2017 vừa qua, thì việc thu hồi tài sản tham nhũng vô cùng khó khăn, do đối tượng tham nhũng đã chi tiêu, tẩu tán tài sản, biến hóa tài sản tham nhũng thành các tài sản thuộc sở hữu của người thân, quen.
Trong khi đó, pháp luật chưa có cơ chế thu hồi khả thi, nói cách khác là còn “vướng ngang, vướng dọc”. Không tính đến khối tài sản chưa được phát hiện, thì đối với tài sản đã phát hiện cũng mới thu được một phần.
Hiện con đường duy nhất để thu hồi tài sản tham nhũng là thông qua bản án hình sự, sau khi đã chứng minh được hành vi tham nhũng và tài sản của người bị kết án được xác định là có nguồn gốc từ hành vi đó. Trong rất nhiều vụ việc cán bộ công chức bị tố có “tài sản khủng” thì việc chứng minh qua hình thức này gần như không khả thi. Đó là nguyên nhân khiến việc thu hồi tài sản tham nhũng trong thời gian qua gần như không đáng kể.
Có thể xuất phát từ quan điểm “phải có quy định nào đó để thu hồi được càng nhiều càng tốt” nên đề xuất đánh thuế 45% đối với tài sản chưa rõ nguồn gốc, hoặc việc giải trình về tài sản, thu nhập tăng thêm không hợp lý đã được đưa ra trong dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi lần này.
Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại rằng, với quy định này, việc chống tham nhũng sẽ “nửa vời” khi Luật đã mặc nhiên thừa nhận “tài sản kê khai không trung thực” – tài sản bất minh là hợp pháp, chỉ bị truy thu thuế?
- Tôi cho rằng việc kê khai không đầy đủ, không trung thực không có nghĩa tài sản đó là bất hợp pháp. Việc thu thuế không có nghĩa là “đóng dấu” hay hợp pháp hóa tài sản đã che dấu.
Nếu việc đánh thuế chính là hợp thức hóa cho hành vi vi phạm hay tham nhũng, cho dù mức thuế gấp đôi như đề xuất thì kẻ vi phạm hoặc tham nhũng vẫn có lợi.Vì vậy, ở tình huống này là phải tịch thu và xử lý đương sự theo pháp luật. Những ai tiếp tay cho hành vi hợp thức hóa thu nhập, tài sản ấy (như đứng tên hộ, ký giả hợp đồng vay mượn…) đều bị coi là đồng phạm.
Xét về bản chất, việc kê khai không trung thực có thể có hai khả năng: Khả năng thứ nhất, là người kê khai muốn che dấu thu nhập, tài sản để không làm gia tăng trong hồ sơ của mình, nhằm né tránh sự soi xét khi có cơ hội thăng tiến; hoặc cũng có thể thu nhập, tài sản ấy chưa hoàn tất thủ tục pháp lý, hay chưa đóng thuế. Khả năng thứ hai là che dấu thu nhập, tài sản ấy vì tham nhũng hoặc do vi phạm pháp luật mà chưa bị phát hiện.
Rõ ràng, nếu có đủ căn cứ xác định bản chất của việc kê khai như trên, với khả năng thứ nhất thì việc truy thu thuế (chứ không nên đánh thuế như đề xuất 45%) là hoàn toàn đúng và có thể xử lý kỷ luật hành chính vì hành vi thiếu trung thực.
Video đang HOT
Khả năng thứ hai, việc đánh thuế chính là hợp thức hóa cho hành vi vi phạm hay tham nhũng, cho dù mức thuế gấp đôi như đề xuất thì kẻ vi phạm hoặc tham nhũng vẫn có lợi.
Vì vậy, ở tình huống này là phải tịch thu và xử lý đương sự theo pháp luật. Những ai tiếp tay cho hành vi hợp thức hóa thu nhập, tài sản ấy (như đứng tên hộ, ký giả hợp đồng vay mượn…) đều bị coi là đồng phạm.
Như vậy quy định truy thu thuế 45% với tài sản, thu nhập bất minh là chưa thấu tình đạt lý, không thực sự hữu hiệu trong việc ngăn chặn sự gian dối trong kê khai tài sản cán bộ, công chức, thưa ông?
- Việc đánh thuế có thể được coi là một biện pháp khả thi và cũng có thể coi đây là một sắc thuế “đặc biệt”. Chúng ta hãy cứ tạm coi đó là khoản thu nhập người ta giấu mà về nguyên tắc là phải kê khai thu nhập, nộp thuế nay phát hiện ra thì phải truy thu.
Biệt phủ xây dựng không phép của Ông Phạm Sỹ Quý, giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái (Ảnh: N.Minh)
Tuy nhiên, tôi cũng băn khoăn về mức thuế suất 45% đánh trên tài sản, bởi chưa biết họ dựa trên cơ sở nào để đưa ra mức thuế đó. Nếu là thuế suất thì phải có mặt bằng chung, theo luật thuế. Nếu là thuế suất đặc biệt thì phải chỉ rõ cơ sở nào, văn bản nào điều chỉnh. Còn nếu xử phạt thì phải có căn cứ pháp lý rõ ràng.
Bên cạnh đó cũng cần đặt ra vấn đề: liệu có sự đồng nhất giữa tài sản có được hợp pháp với tài sản tham nhũng hoặc tài sản có được do tham nhũng hay không? Phải chăng tài sản không kê khai, chưa kê khai, không giải trình được đều bị coi là thu nhập bất hợp pháp? Cơ quan nào xác định yếu tố pháp lý của tài sản, do tòa án hay cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng? Và phương pháp nào để xác định đúng bản chất?
- Liệu có thể tịch thu tài sản không giải trình được để nộp vào ngân sách hay không? Ai, cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm đi kiện đòi tài sản tham nhũng cho Nhà nước và sử dụng cơ chế nào để xử lý tài sản, thu hồi tài sản? Còn đánh thuế tài sản và mức thuế đó đã phù hợp với bối cảnh phòng chống tham nhũng hay chưa, đều là những vấn đề cần một sự giải thích toàn diện, khoa học và thuyết phục.
Như ông nói, lỗ hổng lớn nhất của Luật Phòng chống tham nhũng hiện nay vẫn là chưa có được công cụ đủ mạnh để kiểm soát tài sản của cán bộ công chức, nhất là thu hồi được tài sản của những người tham nhũng. Dưới góc độ của một người làm Luật, ông thấy cần phải bổ sung quy định nào để khắc phục được hạn chế này?
- Đương nhiên chúng ta không nên quá kỳ vọng Luật Phòng chống tham nhũng sẽ giải quyết được mọi thứ, vì đây chỉ là luật khung. Bên cạnh đó còn nhiều luật rất quan trọng khác như luật thuế, đề án không sử dụng tiền mặt, các đạo luật liên quan đến cơ chế phát hiện và xử lý như thanh tra, kiểm toán, điều tra, rồi các cơ chế phát huy vai trò giám sát của người dân, cơ quan báo chí và xã hội… Do đó, việc đánh thuế 45% đối với tài sản, thu nhập không kê khai hoặc giải trình không hợp lý cũng chỉ là một biện pháp phòng ngừa, răn đe mà thôi, còn cái gốc của nó là chúng ta phải quản lý được nguồn thu nhập.
Tôi cho rằng, căn bản nhất phải có quy định rõ hơn về kê khai tài sản. Năm ngoái, Bộ Chính trị đã ban hành quy định kiểm tra giám sát việc kê khai tài sản đối với khoảng 1.000 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Đây là một quy định rất quan trọng, đảm bảo tính công khai minh bạch, là cơ sở để cho dân có thể giám sát được tài sản quan chức.
Mặt khác, không thể không nói đến vai trò của truyền thông và mạng xã hội. Những vụ việc kê khai thu nhập, tài sản bị phát hiện trong thời gian qua chủ yếu được thực hiện ở kênh thông tin này.
Thực tế, để kiểm tra thì một phần dựa trên kê khai của đối tượng chịu sự kiểm tra, nhưng quan trọng hơn là phải dựa vào nhân dân, báo chí để làm rõ.
Có những khối tài sản chuyển dịch sang con cái, bố mẹ, anh em mà không làm rõ nguồn gốc thì làm sao mà xử lý được. Bố làm quan chức, con mới đi học nước ngoài về thời gian ngắn đã sở hữu biệt thự tiền tỉ, xe sang… thì những tài sản ấy ở đâu ra?
- Nếu không có các biện pháp buộc giải trình nguồn gốc tài sản và xử lý tài sản không giải trình rõ được nguồn gốc thì đúng là còn băn khoăn về hiệu quả của việc giám sát, kiểm soát tài sản.
Chính vì vậy, chúng ta vừa trông đợi Quốc hội sớm sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật vừa trông đợi vào tính hiệu quả của các biện pháp mạnh của Đảng.
Tôi ủng hộ việc Đảng ta áp dụng các biện pháp đặc biệt, mạnh tay trừng trị nghiêm khắc quan tham. Trước hết, cần tập trung làm rõ một số vụ việc, một số nhân vật mà dư luận, nhân dân đặt nghi vấn.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Tài sản của ông Trịnh Xuân Giới có liên quan đến Trịnh Xuân Thanh?
Phần lớn độc giả muốn cơ quan chức năng xác minh số tài sản của ông Trịnh Xuân Giới, nguyên Phó ban Dân vận Trung ương đứng tên có nguồn gốc do đâu mà có, đặc biệt nó có hay không sự liên quan đến hành vi tham nhũng của Trịnh Xuân Thanh - con trai ông, đang bị tạm giữ hình sự.
Số tài sản nhiều tỷ đồng do ông Giới đứng tên gồm căn biệt thự số 24, C2, Khu đô thị Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội (ước tính 30 tỷ đồng), biệt thự Mai Chi trên đỉnh Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc (theo giới kinh doanh nhà đất, khoảng trên 100 tỷ đồng).
Để rộng đường dư luận, Báo Dân Trí xin trích đăng một số ý kiến, quan điểm của độc giả xung quanh khối tài sản "khủng" của ông Giới có liên quan đến đối tượng Trịnh Xuân Thanh mà dư luận đang đặc biệt quan tâm.
Nghi vấn Trịnh Xuân Thanh đứng tên cha ở khối tài sản?
Nhà ông Trịnh Xuân Giới tại số 24, C2, Khu biệt thự Ciputra (Q.Tây Hồ, Hà Nội)
Độc giả Phạm Hoàng Hải bình luận: "Ông bố của Trịnh Xuân Thanh trong một bài báo được mô tả là người sống "liêm khiết" luôn làm "từ thiện"? Có đúng thế không? Ông đi xe cà tàng mà có cả một biệt phủ trên đỉnh Tam đảo, nhiều quan chức thời gian qua khi có tài sản đều khai "tôi đi buôn chổi đót, ông thì đi gom từng kg giấy để làm từ thiện" thật khó tin mấy cái vỏ bọc này!".
Độc giả Toàn Lê, đặt nghi vấn về mức lương công chức của ông Giới trong thời gian làm lãnh đạo, liệu có được số tài sản lớn vậy không?: "Phó Ban Dân vận Trung ương mà đã có biệt thự 30 tỷ đồng. Nông thôn chúng tôi nghĩ là mơ chứ không phải thật".
Độc giả Nguyễn Thanh Bạch cho rằng: "Không khó để làm rõ nguồn gốc của khối tài sản này của ông Giới. Cảnh sát điều tra bây giờ rất giỏi về nghiệp vụ, chờ xem, đừng vội kết luận".
Liệu có vụ Giang Kim Đạt thứ 2?
Với số tài sản được đứng tên lớn, trong thời gian về hưu của ông Trịnh Xuân Giới, độc giả Đan Thương cho rằng: "Nêu ông Giơi không chưng minh đươc nguôn gôc tai san la minh bach thi ông se pham tôi "sư dung tai san do người khác pham tôi ma co" !? Liệu có vụ Giang Kim Đạt thứ 2?"
Chung nhận định với độc giả Thương, độc giả Đặng Đình Luật cũng đặt nghi vấn: "Một người như Giang Kim Đạt còn có đến vài chục bất động sản khắp cả nước, với người nắm nhiều chức vụ cao như ông Thanh cứ điều tra là ra hết".
Trong khi đó, độc giả Nguyễn Long có góc nhìn khác: "Bố mẹ đứng tên chủ sở hữu tài sản ( nhà, đất, xe, sổ tiết kiệm... ) cho con cái là chuyện bình thường. Nhưng đây là khối tài sản lớn có liên quan tới tội phạm tham nhũng. Nếu cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan điều tra thì không có tội. Nhưng, nếu biết mà vẫn cố tình che giấu pháp luật tội càng nặng hơn".
Độc giả Phạm Thơm đề nghị: "Đề nghị Thanh tra Chính phủ vào cuôc điều tra làm rõ khối tài sản mà ông Trịnh Xuân Giới đứng tên".
Biệt thự Mai Chi - Công ty TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới làm Chủ tịch sở hữu hiện đang bị phong tỏa, không được giao dịch
Độc giả Bùi Quang Vinh cho rằng, nên mở rộng điều tra những người có liên quan đến Trịnh Xuân Thanh làm rõ việc có hay không hành vi lấy tên người thân đứng tên tài sản tham nhũng: "Điều tra thu nhập của toàn bộ người thân của Trịnh Xuân Thanh là biết số tài sản họ đứng tên là của ai ngay".
Ông Giới nên gương mẫu làm rõ khối tài sản khủng!
Độc giả Nhuận Cầu Trục có lời khuyên đối với ông Trịnh Xuân Giới trước các nghi vấn của xã hội: "Ông Thanh quay về để đối diện sự thật rồi, tôi nghĩ ông Giới cũng đã đến lúc nên đối diện, nói sự thật".
Khu biệt thự C2, nằm sâu trong khu đô thị cao cấp Ciputra
Độc giả Hoàng Nguyên Xuân cũng khuyên vị nguyên Phó ban Dân vận Trung ương: "Dù sao bác Giới cũng là nguyên Phó Ban Dân vận Trung ương, ông cũng nên thật thà nếu vi phạm nên tự nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước".
Độc giả Bùi Lộc cho ý kiến: "Là một người có chức vụ rất cao, ông Giới nên thật thà với Đảng, với dân, cung cấp nguồn gốc những tài sản mình đang đứng tên".
Theo An Linh (Dân Trí)
Quảng Ngãi: Bí thư huyện Sơn Tây giãi bày về tài sản "khủng" Dù huyện Sơn Tây được xếp vào diện một trong những huyện nghèo nhất nước (Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP), thế nhưng theo phản ánh ông Đinh Kà Để-Bí thư huyện này lại sở hữu khối tài sản "khủng" gồm nhiều nhà cửa, ô tô xịn trị giá tiền tỷ..., trong đó có biệt thự ngay tại trung tâm thành phố Quảng Ngãi. Thời gian...