Đánh thức tiềm năng y, dược học cổ truyền
Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, Việt Nam có hệ thiên nhiên sinh thái phong phú và đa dạng về các loại cây dược liệu khi cả nước có hơn 4.000 loài cho công dụng làm thuốc, trong đó có nhiều loài dược liệu được xếp danh sách quý hiếm trên thế giới, như: sâm Ngọc Linh, sâm Vũ Diệp, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ, Vàng đắng…
Ảnh minh họa
Cùng với đó, cộng đồng các dân tộc Việt Nam cũng có nhiều kinh nghiệm và truyền thống lâu đời sử dụng các loại cây, con dùng làm thuốc để phòng và chữa bệnh vô cùng đa dạng và phong phú, góp phần hình thành nên một kho tàng tri thức sử dụng cây, con làm thuốc chữa bệnh rất quý giá. Mặc dù có tiềm năng rất lớn về y học cổ truyền như vậy nhưng thời gian qua, việc phát triển các thế mạnh về đông y, đông dược ở nước ta còn rất khiêm tốn.
Cùng với đó, công tác bảo tồn và phát triển dược liệu cũng còn nhiều hạn chế, khó khăn, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quy hoạch phát triển dược liệu, bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu, việc tiêu chuẩn hóa dược liệu, cũng như việc hiện đại hóa sản xuất thuốc từ dược liệu.
Đáng báo động hơn là tình trạng khai thác tràn lan quá mức mà không đi đôi với việc tái tạo, bảo tồn dược liệu đã dẫn đến số lượng loài cây dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít (cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây dược liệu có giá trị có thể khai thác tự nhiên), nhiều loài cây dược liệu quý hiếm đứng trước nguy cơ cạn kiệt, thậm chí tuyệt chủng.
Không chỉ vậy, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TƯ của Ban Bí thư về phát triển nền đông y Việt Nam và Hội đông y Việt Nam trong tình hình mới, mặc dù hệ thống chăm sóc sức khỏe y dược cổ truyền đã được mở rộng và phát triển ở tất cả các tuyến, trong đó chỉ riêng tuyến tỉnh đã có 58/63 bệnh viện y học cổ truyền nhưng việc khám chữa bệnh về y dược cổ truyền cũng còn hạn chế. Số người thực hiện khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng số lượt người khám chữa bệnh nói chung.
Video đang HOT
Lực lượng nhân lực làm công tác y dược cổ truyền có trình độ chuyên sâu cũng chỉ đạt khoảng 6% so với nhân lực y tế nói chung. Trước thực trạng này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã thẳng thắn chỉ rõ, việc truyền thông, cung cấp kiến thức cho người dân về “cái hay, cái được” của thuốc đông y, khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền còn yếu. Tuyến tỉnh, thậm chí tuyến trung ương, các bác sĩ chuyên khoa trong ngành y học cổ truyền rất khan hiếm. Do đó, việc kết hợp khám chữa bệnh y học cổ truyền với y học hiện đại ở các tuyến cũng chưa đạt kết quả như mong muốn.
Hiện nay, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ thì dược liệu chính là nguồn nguyên liệu của nền công nghiệp tân dược trong tương lai, không phải là nguồn nguyên liệu hóa dược mà chúng ta mất nhiều thời gian và công sức theo đuổi trong nhiều năm qua. Hơn nữa, hiện nay, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới với xu hướng “trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các loại thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng tăng hơn so với việc sử dụng thuốc tân dược vì nó ít có những tác dụng phụ nguy hại và phù hợp với quy luật sinh lý của cơ thể hơn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 80% dân số tại các quốc gia đang phát triển, việc chăm sóc sức khỏe, bảo vệ sức khỏe ít nhiều có liên quan đến y học cổ truyền hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống. Tại Việt Nam, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe bằng y dược cổ truyền kết hợp với y học hiện đại cũng dần trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều người, nhất là những người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, bệnh mới nổi và bệnh khó chữa.
Không chỉ là những bài thuốc, cây thuốc đơn thuần mà y học cổ truyền còn là di sản văn hóa dân tộc cần được bảo vệ, phát huy, phát triển. Do đó, việc triển khai mạnh mẽ nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hóa y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại nhưng không làm mất đi bản chất của y học cổ truyền Việt Nam là yêu cầu tất yếu được đặt ra trong tình hình hiện nay. Hơn nữa, phát triển y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại cũng chính là nhằm đạt mục tiêu nâng cao sức khỏe, an toàn, hiệu quả, hiện đại, dễ tiếp cận cho người dân trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.
Để thực hiện được mục tiêu này, đòi hỏi Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ ngành chức năng cần tăng cường đầu tư nhiều hơn cho việc nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hóa y học cổ truyền về: nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, chẩn đoán, điều trị, sản xuất thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Chú trọng phát triển các vùng trồng dược liệu quy mô lớn trên cơ sở khai thác các vùng có lợi thế về điều kiện tự nhiên, thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cây dược liệu. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để chọn, tạo ra các loại dược liệu có năng suất, chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất thuốc dược liệu… Và đặc biệt cần tăng cường hợp tác quốc tế để đưa các dịch vụ y học cổ truyền Việt Nam ra thế giới.
MINH KHANG
Theo sggp
Bộ trưởng chỉ đạo tăng tỉ lệ sử dụng thuốc y học cổ truyền
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, y học cổ truyền rất có ý nghĩa trong chữa trị các bệnh lý mãn tính. Bản thân Bộ trưởng cũng từng giới thiệu nhiều người thân đi khám y học cổ truyền. Bà cũng trăn trở làm sao để tăng tỉ lệ sử dụng, khám chữa y học cổ truyền, như tại Trung Quốc tỉ lệ này là 40%.
Sáng 17/11, tại lễ khánh thành, đưa vào sử dụng Trung tâm điều trị đa khoa chất lượng cao của Bệnh viện Y học cổ truyền T.W, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, việc bảo tồn, phát huy giá trị của y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đã được Bộ Y tế thể chế hóa bằng nhiều chính sách phát triển khác nhau.
Bộ trưởng Bộ Y tế tham gia cắt băng khánh thành, đưa vào sử dụng Trung tâm điều trị đa khoa chất lượng cao, BV Y học cổ truyền T.W.
Trên thực tế cho thấy, rất nhiều bệnh có thể chữa trị khỏi bằng y học cổ truyền, do đó Bộ Y tế luôn quan tâm đến đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nhân lực, đặc biệt là cơ chế tài chính để y học cổ truyền phát triển.
Vì thế, Bộ Y tế hi vọng Trung tâm điều trị đa khoa chất lượng cao của BV Y học cổ truyền T.W sẽ là nơi kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị các bệnh khó; đi sâu nghiên cứu, vận dụng những ưu điểm, những thành tựu của hai nền y học trong các hoạt động khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, sản xuất thuốc...
Trung tâm mới sẽ giúp bệnh viện có điều kiện kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị các bệnh khó; đi sâu nghiên cứu, vận dụng những ưu điểm, những thành tựu của hai nền y học trong các hoạt động: Khám bệnh, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, sản xuất thuốc...từ đó tăng tỉ lệ khám chữa bệnh, sử dụng thuốc y học cổ truyền.
PGS.TS Vũ Nam, Giám đốc BV Y học cổ truyền TW cho biết, Trung tâm điều trị đa khoa chất lượng cao có quy mô 500 giường nội trú và 250 giường điều trị ban ngày; bao gồm các khoa: ngoại, kiểm soát điều trị ung bướu, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, khám bệnh. Bên cạnh đó, trung tâm còn được đầu tư một máy MRI và nhiều trang thiết bị tiên tiến, hiện đại để hỗ trợ tích cực cho công tác chẩn đoán nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền.
Theo PGS Nam, trong chặng đường hơn 60 năm hình thành và phát triển, Bệnh viện đã có những bước tiến vượt bậc trên mọi lĩnh vực. Bệnh viện đã đẩy mạnh kết hợp YHCT và YHHĐ trong điều trị các bệnh khó; đi sâu nghiên cứu, vận dụng những ưu điểm, những thành tựu của hai nền y học trong các hoạt động của Bệnh viện như: Khám bệnh, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, sản xuất thuốc...
Bệnh viện khám và điều trị hiệu quả cho khoảng 130 000 lượt bệnh nhân và cấp cứu thành công cho khoảng 2000 ca bệnh nặng. Các khoa luôn chú trọng phát triển các mũi nhọn về chuyên môn kết hợp thế mạnh của hai nền y học để điều trị những bệnh khó, phức tạp...làm tăng hiệu quả điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh, giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ bệnh nhân phải chuyển viện.
Bộ trưởng Tiến thăm, tặng quà bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm.
Bệnh viện đã mạnh dạn cử cán bộ đi học tập tại Pháp, Ý, Mỹ... áp dụng triển khai phẫu thuật mổ trĩ dưới hướng dẫn của Siêu âm Doppler; nhóm kỹ thuật chẩn đoán, điều trị rối loạn chức năng sàn chậu, đưa Bệnh viện trở thành đơn vị y tế đầu tiên của Việt Nam triển khai các kỹ thuật này...
Không chỉ là tuyến cao nhất khám, chữa bệnh bằng học cổ truyền, từ năm 1988 đến nay, BV Y học cổ truyền T.W cũng là trung tâm hợp tác của Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương về y học cổ truyền. Đây cũng là cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực, chỉ đạo tuyến về y học cổ truyền.
Bên cạnh những bước tiến về chuyên môn, Bệnh viện tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua do Bộ Y tế phát động như: "Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử", "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh"; đồng thời tăng cường cải cách thủ tục hành chính, thực hiện quy trình khám chữa bệnh giảm từ bảy bước xuống còn bốn bước, tạo điều kiện thuận lơi cho người bệnh tiếp cận các dịch vụ y tế.
Theo Dân trí
Tách rời thành công cặp song sinh dính liền thân Đây là giây phút hạnh phúc nhất trong đời của người mẹ Bhumchu Zangmo (ở Bhutan) khi nhìn thấy hai con gái bé bỏng đã được tách rời. Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Hoàng gia (Melbourne, Úc) phẫu thuật tách rời cặp song sinh dính liền thân - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH FOX NEWS Lần đầu tiên cặp song sinh Nima...