Đán.h thức du lịch sinh thái cao nguyên Kon Hà Nừng
Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai), có diện tích trên 413.000ha được UNESCO ghi vào danh mục Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2021.
Khu vực này nổi bật với hệ sinh thái rừng phong phú, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp. Điều này đang mở ra nhiều cơ hội phát triển du lịch bền vững cho cộng đồng.
Từ trung tâm huyện Kbang (tỉnh Gia Lai), gia đình chị Nguyễn Thị Thu Huyền (Hà Nội) đã có một hành trình thú vị dài gần 70km theo tuyến tỉnh lộ 669 để đến thác Lơ Lung, còn gọi là thác Ba Tầng ở làng Kon Bông, xã Đăk Krong. Tại đây, các du khách hòa mình vào dòng nước mát lạnh, trong vắt và khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Tr.ẻ e.m nô đùa ở những chỗ nước nông, trong khi người lớn câu cá và chụp ảnh dưới tán cây xanh, tận hưởng không khí trong lành của rừng nguyên sinh. Hướng dẫn viên là người dân bản địa, giúp du khách khám phá vẻ đẹp xung quanh thác. Sau khi thỏa sức vui chơi, cả đoàn quay trở lại làng để thưởng thức các món ăn dân dã như rau rừng, cá suối và mật ong rừng. Tất cả đều do bà con địa phương tự trồng và nuôi.
Vị khách đến từ Hà Nội chia sẻ cảm nhận: “Qua quãng đường dài để đến đây quả là rất xứng đáng. Di chuyển hơi vất vả một chút nhưng cảnh đẹp và hùng vĩ. Thác quá đẹp, thời tiết cũng chiều lòng người. Thật sự là một chuyến đi tuyệt vời với chúng tôi”.
Thác Ba Tầng thu hút ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai thu hút du khách.
Đối với những khách đoàn muốn khám phá và trải nghiệm văn hóa đặc sắc của người Bahnar, dân làng sẽ mời họ ở lại nhà lưu trú. Màn đêm buông xuống, du khách sẽ được thưởng thức làn điệu cồng chiêng và cùng dập dìu vòng xoang với người dân bản xứ bên ánh lửa bập bùng.
Chỉ từ tháng 1/2024 đến nay, làng Kon Bông đã đón hơn 40 đoàn khách, với mỗi đoàn từ 20 đến 30 người. Họ khám phá vẻ nguyên sơ của rừng, của suối đá và thác Ba Tầng. Bà con người Ba Na ở đây mới làm quen việc đón khách du lịch, tuy nhiên đôi khi vì sự không chuyên, đầy nét thô mộc này mà du khách càng ấn tượng.
Vùng đệm của Cao nguyên Kon Hà Nừng có hàng chục nghìn người dân Jarai, Ba Na sinh sống. Văn hóa người bản địa rất đặc trưng, đặc sắc.
Ông Đinh Văn Nhú – Bí thư chi bộ, trưởng làng Kon Bông chia sẻ: “Bà con chúng tôi đón khách bằng cả tấm lòng chân thật. Những sản phẩm của bà con trong làng như gà, heo thả rông và ‘dứa không mắt’ được khách du lịch rất thích. Hiện nay nhiều hộ gia đình trong làng đã có sản phẩm và tham gia phục vụ khách. Chi bộ làng cũng tuyên truyền để bà con tăng cường phát triển kinh tế, trồng cây ăn trái, chăn nuôi heo đen và gà vịt, làm nếp cẩm. Chúng tôi còn duy trì luyện tập đội cồng chiêng và đội xoang để phục vụ khách du lịch”.
Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, tiếp giáp với Kon Tum, Quảng Ngãi và Bình Định, có tổng diện tích hơn 413.000 ha. Vùng lõi của khu vực này là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, chủ yếu là rừng già và rừng nguyên sinh.
Video đang HOT
Vẻ đẹp nguyên sơ của thác Ba Tầng.
Ông Nguyễn Hồng Quân, Phó Giám đốc phụ trách Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng cho rằng tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm ở đây rất lớn, nhưng hầu như chưa được quan tâm. “Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng với hơn 20 thác có thể đưa vào phát triển du lịch. Đầu tư vào các lĩnh vực du lịch là cơ hội để quảng bá Cao nguyên Kon Hà Nừng đến với các du khách, đơn vị trong nước và quốc tế”.
Ông Nguyễn Văn Hoan – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Gia Lai cho biết tỉnh đang triển khai nhiều hoạt động du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái nhằm tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng đệm. Tỉnh cũng đang thực hiện kế hoạch phát huy giá trị cao nguyên Kon Hà Nừng với các hoạt động cụ thể nhằm nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Kon Hà Nừng mở ra cơ hội phát triển bền vững cho địa phương, với đa dạng loại hình du lịch sinh thái, cộng đồng, mạo hiểm.
“Tỉnh Gia Lai đã thành lập Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng, do phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban. Qua đó, tỉnh đang triển khai các nội dung cụ thể trong chương trình phát huy giá trị này, như xây dựng logo biểu trưng và trang web cụ thể. Tất cả sản phẩm nông nghiệp được sản xuất tại đây cũng sẽ được gắn chỉ dẫn địa lý, nhằm nâng cao giá trị”, ông Nguyễn Văn Hoan cho biết.
Những nỗ lực phát huy các giá trị văn hóa và thiên nhiên tại Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng của tỉnh Gia Lai đang mở ra hướng đi mới cho sự phát triển bền vững. Hình ảnh mộc mạc mà quyến rũ của con người ở nơi núi cao, rừng nguyên sinh trùng điệp, suối trong vắt mát ngợp, thác trắng xóa hùng vĩ… chắc chắn sẽ là điểm đến ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế. Như vậy, tiềm năng du lịch tại Kon Hà Nừng sẽ được đán.h thức.
Ngắm khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam mới được UNESCO công nhận
Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Tại phiên họp thứ 33 vào giữa tháng 9/2021 của Hội đồng Điều phối quốc tế Chương trình Con người và sinh quyển UNESCO (ICC-MAB) diễn ra tại Nigeria, Việt Nam có 2 khu dự trữ sinh quyển được đưa ra bỏ phiếu và ghi danh Khu dự trữ sinh quyển thế giới, gồm: khu dự trữ sinh quyển là núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) và Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai).
Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng vừa được Ủy ban Con người và sinh quyển thế giới (MAB) thuộc UNESCO công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới (Ảnh: Khu bảo tồn Kon Chư Răng).
Theo đó, Khu Dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng trải rộng trên diện tích gần 413.512 ha, bao gồm toàn bộ diện tích Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và một phần diện tích của 5 huyện (Đak Đoa, Mang Yang, Kbang, Chư Păh, Đak Pơ), thị xã An Khê.
Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng có tổng diện tích hơn 413.500 ha bao gồm: Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và các vùng đệm (Ảnh: Khu bảo tồn Kon Chư Răng .
Khu dự trữ được khoanh vùng thành ba khu chức năng gồm hai vùng lõi là Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng; vùng đệm và vùng chuyển tiếp.
Tầm quan trọng của Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng thể hiện ở mức độ đa dạng sinh học, trong đó nhiều loại quý hiếm. Đây cũng là nơi có diện tích rừng nhiệt đới trên núi cao tương đối lớn ở Tây Nguyên.
Hệ động, thực vật tại khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng rất phong phú, đa dạng với nhiều loại quý hiếm có mặt trong sách đỏ Việt Nam và thế giới (Ảnh: Khu bảo tồn Kon Chư Răng).
Nằm trong Khu Dự trữ sinh quyển Cao Nguyên Kon Hà Nừng có Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Nơi đây có khoảng 1.754 loài thực vật bậc cao, 91 loài thực vật bậc thấp; 87 loài thú, 326 loài chim, 77 loài bò sát cùng nhiều loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Đặc biệt ở đây còn có một số loài đặc hữu mới phát hiện như chim khướu Kon Ka Kinh, voọc chà vá chân xám...
Nơi đây đang có hàng trăm cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng (Ảnh: Khu bảo tồn Kon Chư Răng).
Ngoài ra, tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng , xác định có 863 loài thực vật, trong đó có 22 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 7 loài trong Sách đỏ thế giới.
Về động vật hoang dã có xương sống, nơi đây ghi nhận được 380 loài; trong đó, 80 loài thú, 228 loài chim, 38 loài bò sát, 34 loài lưỡng cư. Hiện có 64 loài động vật hoang dã có xương sống nằm trong danh mục các loài cần được ưu tiên bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế.
Một trại bò của các hộ dân người đồng bào dân tộc BaNa nằm trong vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng (Ảnh: Ngọc Sơn).
Không chỉ đa dạng các hệ động, thực vật, sinh thái, Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng còn chứa đựng kho tàng di sản văn hóa phong phú và đặc sắc với nhiều đặc trưng nổi bật về các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của cộng đồng các dân tộc thiểu số đang sinh sống.
Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng sở hữu hệ thống thác ghềnh đa dạng, mang vẻ đẹp hùng vỹ và những ngọn núi lửa (Ảnh: Khu bảo tồn Kon Chư Răng).
Trao đổi với PV Dân trí, ông Trịnh Viết Ty - Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng - cho biết, cao nguyên Kon Hà Nừng được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho sự đa dạng về sinh thái. Nhiều vùng trong cao nguyên này có kiến tạo địa chất cổ và tối cổ, trên 2 triệu năm. Đồng thời, nơi đây có một quần thể thác nước lớn, nhiều miệng núi lửa còn rất rõ nét và có dấu vết của con người sinh sống hàng ngàn năm trở về trước.
Nơi đây có hệ sinh thái rừng kín còn tương đối nguyên vẹn, có tính đa dạng sinh học cao đặc trưng cho hệ sinh thái rừng, hệ thực vật rừng và hệ động vật rừng của khu vực Tây Nguyên (Ảnh: Khu bảo tồn Kon Chư Răng).
Cao nguyên Kon Hà Nừng trở thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới sẽ thu hút các nhà khoa học trong và ngoài nước tìm đến nghiên cứu, khám phá, phục vụ cho công tác giáo dục bảo tồn; sẽ có nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực, nâng cao đời sống người dân.
Thác Tóc Tiên nằm trong Khu bảo tồn Kon Chư Răng (Ảnh: Khu bảo tồn Kon Chư Răng).
Khu dự trữ sinh quyển thế giới (Biosphere Reserves) là một danh hiệu do UNESCO trao tặng cho các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động, thực vật độc đáo, phong phú đa dạng.
Đó là những khu vực hệ sinh thái bờ biển hoặc trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc phát triển bền vững khu vực đó có giá trị nổi bật, được quốc tế công nhận.
Theo quy định, khu dự trữ sinh quyển cần phải đạt được 7 tiêu chí: có các hệ sinh thái đại diện vùng địa lý sinh học; có ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học; có cơ hội cho phát triển bền vững vùng; có diện tích đủ lớn; thực hiện đầy đủ 3 chức năng: bảo tồn, phát triển và trợ giúp; có sự tham gia của cộng đồng; có cơ chế quản lý, chính sách, quản trị rõ ràng.
Cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai) được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng, tỉnh Gia Lai vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khu Dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng trải rộng trên diện tích gần 413.512 ha, bao gồm toàn bộ diện tích Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh,...