Đánh thức ‘báu vật’ trong rừng: Khi nào người Việt được ăn ‘khoai sâm’ bổ dưỡng?
Ngay cả một loại củ mà tôi gọi vui là “ sâm khoai”, là thứ củ rất đáng quan tâm, nhưng cũng bị bỏ ngỏ và phát triển tự phát, rất đáng tiếc.
Kỳ 2: Củ khoai tốt như sâm
Những năm tháng đi rừng, nhìn cảnh người Trung Quốc thu mua các loại dược liệu quý mà buồn lòng. Chỉ đến khi chúng tuyệt chủng khỏi rừng già, thì chúng ta mới quan tâm, tìm hiểu.
Thất diệp nhất chi hoa (đồng bào miền núi gọi là củ rắn cắn) cũng đã bị đào bới đến tuyệt chủng. Sâm Hoàng Liên Tiến Vua cũng bị người Trung Quốc thu mua cả rễ, cả dây. Người dân rải rác trồng trong rừng, thu hoạch lẻ tẻ, chứ cũng chẳng có doanh nghiệp lớn nào làm.
Tam thất bắc thì cũng nhen nhóm người dân trồng, mỗi hộ có khu vườn vài ngàn mét vuông, nhưng rồi cứ lụi dần, bởi kỹ thuật canh tác kém, không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào của các chuyên gia (mà có lẽ, chẳng có chuyên gia nào của Việt Nam đủ tầm trồng được nó).
Tác giả bên quần thể thất diệp nhất chi hoa trong rừng Lai Châu.
Còn hiện tại, dọc dải Yên Tử, người dân vẫn đang ồ ạt vào rừng đào bới loại chè hoang làm thuốc, nhổ tận gốc, trốc tận rễ bán sang Trung Quốc, với giá vài trăm ngàn đồng/kg. Những bông chè hoa vàng có giá vài triệu đồng/kg, người Trung Quốc rất thích. Họ mua cả hoa, cả gốc rễ về nấu cao, mà chúng ta vẫn chẳng biết họ dùng làm gì, chữa bệnh gì. Rừng mỗi ngày một cạn kiệt dược liệu quý.
Ngay cả, một loại củ, mà tôi gọi vui là “sâm khoai”, là thứ củ rất đáng quan tâm, nhưng cũng bị bỏ ngỏ và phát triển tự phát, rất đáng tiếc. Thị trường cũng đang dần dành cho người Trung Quốc mất rồi.
Loại củ này, chính bản thân tôi là người “khai quật” nó khỏi rừng già, đưa lên mặt báo Điện tử VTC News, từ cái tên Địa tàng thiên.
Hồi đi rừng với ông Trần Ngọc Lâm, cứ mệt, lại đào củ này ăn. Ngọt mát cuống họng, hồi phục sức khỏe rất nhanh. Sau, lên xã Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) thấy đồng bào Hà Nhì trồng lác đác trong vườn, trên nương, rừng. Họ gọi là Hoàng sìn cô (hoặc Hoàng Shin cô). Nhìn nó như củ khoai, nên có lúc gọi là “sâm khoai”, vì nó rẻ như khoai, bổ như sâm.
Tác giả bên khu vườn trồng củ Hoàng sìn cô ở Y Tý.
Ông Trần Ngọc Lâm mang ý tưởng sản xuất loại trà giải độc, ngừa nhiều bệnh, nhất là bệnh ung thư, nên ông quan tâm đến loại củ này. Các thiền sư Tây Tạng sử dụng loại trà này hàng ngày giải độc hiệu quả. Người Tây tạng gọi nó là trà Trường Sinh Thang khi dịch sang tiếng Việt. Củ Hoàng sìn cô này được sấy khô đến mức cứng queo, rồi nghiền thành bột. Nó mang lại vị ngọt hậu, thanh nhẹ cho trà.
Video đang HOT
Vì thấy loại củ này rất thú vị, ăn rất ngon, bổ dưỡng, vị ngọt nhưng đặc biệt tốt cho người tiểu đường, nên ông Trần Ngọc Lâm đã động viên bà con ở Y Tý di thực từ rừng già về trồng rất nhiều ở nương rẫy. Bản thân tôi cũng viết một số bài báo nói về loại củ này và sức lan tỏa rất nhanh.
Ông Trần Ngọc Lâm đưa cây Hoàng sìn cô về Y Tý trồng.
Trong một lần sang Trung Quốc cùng tiến sĩ Nguyễn Thế Lương, Giảng viên Đại học Nam Kinh, tôi đã mang củ Hoàng sìn cô này theo để tìm hiểu về nó. Hóa ra, Hoàng sìn cô vốn có trong tự nhiên, kéo dài từ Tây Tạng, xuống Vân Nam, và miền núi phía Bắc của Việt Nam. Trong siêu thị hoa quả của Trung Quốc bày bán loại củ này với giá trên dưới 10 tệ/kg tươi. Trong các cửa hàng dược liệu cũng bán khô để làm thuốc.
Người Trung Quốc gọi nó là Tuyết liên quả (tên khá giống Hoa sơn tuyết liên), với ý nghĩa là “quả sen trên tuyết”. Vùng Vân Nam núi cao, tuyết rơi rất lạnh, thích hợp với loại củ này. Sen có nghĩa là quý, thanh khiết, và lại mọc trên tuyết thì còn gì đẹp bằng.
Người Trung Quốc dùng nó làm thực phẩm nấu ăn, hầm với gia cầm, nấu xương, ăn rất bổ dưỡng. Họ đóng gói tươi bán trong siêu thị để ăn luôn, có mùi vị thanh mát, giòn ngọt. Các nghiên cứu của Trung Quốc khẳng định nó giàu các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể: amino axit, vitamin, protein, canxi, kẽm, magiê…
Điều đặc biệt Tuyết liên quả có hàm lượng đường Fructooligosaccharide cao nhất nhưng lượng calo lại thấp. Giàu chất xơ hòa tan nhưng cơ thể lại không hấp thu chất carbohydrate, vì thế loại quả này rất thích hợp với người bệnh tiểu đường và người béo phì.
Củ Hoàng sìn cô bán ở chợ Văn Sơn (Vân Nam, Trung Quốc).
Ngoài ra, Tuyết liên quả còn có tác dụng điều hòa dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, nhuận tràng, bảo vệ và cải thiện chức năng tiêu hóa. Nó điều hòa khí huyết, giảm lượng đường trong máu, lipid, huyết áp, ức chế sự phát triển của cholesterol và bệnh tiểu đường.
Tác dụng của nó quý vậy, nhưng giá của nó lại rẻ như khoai. Tôi tham quan một số trang trại trồng loại củ này và được biết, một héc-ta cho thu hoạch tới vài chục tấn củ, năng suất cực kỳ cao.
Mặc dù loại củ này rất tốt, bổ dưỡng, vừa là thực phẩm, vừa là thuốc, trồng cực dễ, thu hoạch sản lượng cao, nhưng gần như chẳng có cơ quan nào quan tâm, chẳng có nhà khoa học nào nghiên cứu. Từ việc di thực của ông Trần Ngọc Lâm, nhân dân trồng tự phát, những người bán lẻ đưa ra thị trường lặt vặt, một vài bài báo giới thiệu, thì người dân bước đầu biết đến loại củ này. Thế nhưng, vì trồng tự phát, không có quy hoạch, nên chỉ thu tươi ồ ạt vào đợt cuối năm, rồi lại biến mất khỏi thị trường.
Củ Hoàng sìn cô có nguồn gốc từ Trung Quốc đã bán tràn lan và quanh năm ở Sapa như một thứ đặc sản ngon, bổ.
Bản thân tôi và ông Trần Ngọc Lâm, vẫn nỗ lực giới thiệu, để các doanh nghiệp tiếp cận, lập được vùng trồng, chế biến được thứ củ này thành đồ ăn, nước uống, phục vụ nhân dân. Nhưng, hầu như, nhiều doanh nghiệp chỉ muốn nhập nguyên liệu từ nước ngoài, trong đó hầu hết là Trung Quốc về đóng gói rồi bán cho nhanh, đỡ chịu rủi ro.
Mới đây, trên đường từ Lai Châu về Hà Nội, qua Sapa, thấy những sạp hàng bày bán ven đường, đầy rẫy củ Hoàng sìn cô. Khách thấy lạ hỏi han, thì được giới thiệu là “củ sâm Hoàng Liên Sơn đấy”. Tôi nhìn là biết, đó là những củ Tuyết liên từ Trung Quốc đã tràn vào Việt Nam. Thứ củ bổ dưỡng, dễ trồng, năng suất cao, dễ làm giàu này, rồi cũng sẽ dành hết lợi nhuận cho người Trung Quốc mà thôi.
PHẠM DƯƠNG NGỌC
Theo VTC
Bài thuốc thảo dược trong cuốn gia phả uống là khỏi bệnh xương khớp
Như các kỳ trước chúng tôi đã nói về Lương y Triệu Thị Bình vốn sinh ra ở vùng Tản Viên Sơn sở hữu hơn 500 loài dược liệu quý và đặc hữu. Nơi đây có những phương thuốc bí truyền chữa được nhiều bệnh.
Khi báo đăng, hàng ngàn bệnh nhân điện về tòa soạn yêu cầu viết sâu về lịch sử bài thuốc, các loại thảo dược và cách chữa không tốn tiền, không để lại di chứng như tây y. Để làm sáng tỏ về bài thuốc quý này, phóng viên báo Gia đình & pháp luật tiếp tục giải mã về bài thuốc người Dao kỳ diệu này.
Cuốn gia phả phát lộ bài thuốc xương khớp
Đúng là ở Việt Nam hiếm có nơi nào như xã Ba Vì và nhóm bản người Dao này: Có tới 80% hộ gia đình hành nghề bán thuốc Nam. Trung ương và nhiều tổ chức quốc tế đã về đây nghiên cứu, tôn vinh các báu vật cây cỏ của Ba Vì, cũng như báu vật trong truyền thống hái thuốc trị bách bệnh của bà con. Một hợp tác xã thuốc Nam ra đời, mỗi gia đình hầu như đều có một vườn thuốc Nam.
Lương y Triệu Thị Bình.
Trong đó, nổi bật có gia đình lương y Triệu Thị Bình vốn nổi tiếng ở hợp tác xã thuốc Nam này. Gia đình lương y nắm giữ cuốn gia phả ghi lại những phương thuốc chữa các bệnh về xương khớp bí truyền mà gia đình đang lưu giữ đã tồn tại ít nhất 400 năm. Lương y Bình giải thích rằng khi người Dao đến vùng núi Ba Vì để "an cư lập nghiệp", họ phải ở tít trên lưng chừng núi cao và dựa vào rừng Ba Vì để kiếm sống. Vì thế khi lâm bệnh, người Dao phải tìm cây rừng để tự chạy chữa.
Đến bây giờ, lương y Bình không thể nhớ hết bao nhiêu bệnh nhân từ khắp nơi tìm về nhờ chữa bệnh. Tiếng lành đồn xa nên người bệnh từ Nam ra Bắc đều tìm đến để nhờ lương y chữa các bệnh xương khớp. Để chữa trị các căn bệnh về xương khớp, bài thuốc của gia đình lương y Bình là sự hội tụ của nhiều vị thuốc quý trong dân gian, trong đó phải kể tới các thành phần chính như: Dây đau xương, dây đơn xương, hồng cốt nhân, thạch xương bồ (sản), hồng cốt nhân... Các cây thuốc trên sau khi thu hái về rửa sạch, băm nhỏ, nấu nước khoảng 2 đến 3 ngày, vớt bã, lọc lấy nước đem cô đặc thành cao.
Ngoài ra trong phương thuốc có một loại đặc biệt được ghi trong "sách đỏ". Đó là củ dòm. Củ dòm nhìn bên ngoài có hình dáng như quả bóng bầu dục, chuyên chữa các bệnh về xương khớp, củ này rất hiếm, nhưng gia đình đã nhân được giống và trồng tại vườn thuốc của gia đình khá nhiều.
Củ dòm là cây dây leo nhỏ, sống nhiều năm. Rễ củ to, thân leo cuốn, dài khoảng 3m, thân non màu tím hồng nhạt. Toàn cây không lông. Lá đơn nguyên, mọc so le, có cuống dài 4,5 - 8,5cm. Hoa nhỏ, 1 lá đài màu tím hồng, 2 cánh hoa hình quạt tròn màu vàng cam và có các vân tím. Bầu hình trứng, đầu nhụy có 4 - 5 thùy dạng dùi. Quả hình trứng đảo, hơi dẹt 0,8 - 0,9 x 0,7 - 0,75cm. Hạt hình trứng ngược cụt đầu, có lỗ thủng ở giữa, trên lưng hạt có 4 hàng gai nhọn, cong.
Theo lương y Bình, những người bị bệnh thoái hóa cột sống, lệch đĩa đệm thường được cắt thuốc theo thang, một loại để họ sắc lên uống, giúp cơ thể lưu thông khí huyết, gân cứng chắc. Lương y Vượng hướng dẫn: "Về thuốc cao, lấy 100g cao đặc, ngâm với 1 lít rượu trong 1-2 giờ là uống được. Ngày uống 1- 2 lần tùy theo mức độ bệnh nặng, nhẹ. Nếu không uống được rượu, bệnh nhân có thể pha với nước sôi, để nguội rồi uống. Về thuốc thang thì thường bệnh nhân dùng 20 thang thuốc (tùy mức độ nặng nhẹ), mỗi ngày 1 ấm, uống trong 3 ngày".
Để lấy thêm tư liệu về nhân chứng, chúng tôi tìm đến gia đình bà Nguyễn Thị Vân, 67 tuổi (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội). Bà Vân cho biết, trước đây bị bệnh thoái hóa cột sống, đi chữa trị nhiều nơi chỉ thuyên giảm mà không khỏi. Sau đó, bà đã nhờ gia đình lương y Bình cắt thuốc chữa. Bà vừa uống vừa bóp trong vòng 5 tháng bệnh bà đã đỡ hẳn. Giờ bà đi lại, làm việc bình thường...
Chúng tôi tìm gặp cô giáo Đậu Thị Trang (Giáo viên trường THCS Các Sơn A - Tĩnh Gia - Thanh Hóa): "Tôi bị bệnh viêm đa khớp dày vò suốt chục năm trời. Nhiều hôm, tôi chỉ đứng lớp được vài phút, lại phải ngồi. Tôi như cái máy dự báo thời tiết, bởi khi thời tiết thay đổi là ê ẩm mình mẩy. Có những thời điểm, không đứng dậy nổi, đi lại phải bằng nạng, vì khớp gối, khớp bàn chân sưng vù, đau đớn.
Tôi đã đến đủ các bệnh viện, gặp các thầy thuốc đông y, chữa cả bằng tâm linh nhưng chẳng ăn thua gì. Hồi mấy người hàng xóm, giáo viên trong trường mách về bà lang Bình, tôi không tin đâu. Nhưng, thấy mọi người ca ngợi lắm, nên tôi tìm hiểu, thì thấy nhiều người ở Tĩnh Gia - Thanh Hóa khỏi bệnh viêm đa khớp, gout, thoát vị đĩa đệm.
Những người bị thoái hóa xương khớp thì đỡ hẳn, nên tôi cũng thử gọi điện xem thế nào. Bà lang Bình bảo không cần phải lên Ba Vì, rồi bà gửi thuốc về cho. Tôi uống mấy ngày đầu, các khớp đau dữ dội. Tôi sợ quá, bỏ thuốc vài hôm. Tôi điện thoại lên, bà Bình ấy bảo phải uống tiếp, vì thuốc công vào các khớp sưng nên mới đau.
Đau quá, không chịu nổi thì mua tạm viêm sủi giảm đau, chứ không được bỏ thuốc. Tôi nghe theo, nghiến răng chịu đau, chứ không uống thuốc giảm đau. Quả nhiên, khoảng hơn tuần sau thì cơn đau giảm dần, rồi hết hẳn. Uống hết thang thuốc, thì vết sưng ở các khớp cũng hết.
Tôi tiếp tục uống thêm 2 tháng nữa, thì không còn thấy cơn đau theo chu kỳ kéo đến vài hôm một đợt nữa. Mấy năm nay, mua 1 thang nhưng uống lai rai mấy tháng, để phòng bệnh. Nếu không có thuốc của bà Bình, thì giờ này không biết tôi sẽ thế nào.
Cứ gọi điện là bệnh xương khớp được đẩy lùi
Nhờ "môi trường sinh thái tự nhiên", vùng rừng núi Ba Vì - nơi người Dao cư trú - là vùng thực vật lý tưởng đối với nghề thuốc truyền thống. Theo thống kê ở sách "Cây thuốc người Dao Ba Vì", trong số 1.209 loài thực vật có trong Rừng Quốc gia Ba Vì, có tới 507 loại cây cỏ người Dao dùng làm thuốc chữa bệnh. Trong số những loài dược liệu này, có những cây thuộc loại quý và hiếm.
Trong danh sách thống kê mà Tiến sĩ Trần Văn Ơn, Trưởng bộ môn Thực vật trường Đại học Dược Hà Nội công bố, mỗi loại thảo dược quý đều có tên thường dùng, tên theo tiếng Dao và tên khoa học (ví dụ, cây "bình vôi" tên gọi theo tiếng Dao là "đìa đòi pẹ"). Với việc mỗi loại thảo dược dùng để chữa bệnh đều có tên gọi bằng tiếng Dao cùng với tên gọi phổ thông như thế, nó xác nhận rằng người Dao ở Ba Vì là những chủ nhân thực sự của nguồn dược liệu quý giá này.
Trò chuyện về y lý với chúng tôi, Lương y Triệu Thị Bình cho tôi xem bệnh án của hàng ngàn người đã từng được khỏi bệnh. Cô bảo: "Có nhiều cây xanh trong dân gian dùng để chữa bệnh nhưng không phải ai cũng biết đến như: Cây địa ùi chữa ốm yếu; cây B1 dùng làm tăng lực. Đặc biệt, củ dòm là vị thuốc quan trọng có thể chữa được nhiều loại bệnh như dạ dày, rối loạn tiền đình, thấp khớp, gout, ung thư, giảm đau... Đặc biệt thứ củ này có thể đẩy lùi các bệnh về xương khớp".
Lương y Triệu Thị Bình xin thông báo, với uy tín chữa bệnh xương khớp của mình được người bệnh trong khắp cả nước chứng minh là hiệu quả. Thời gian qua có nhiều người giả mạo lập face, zalo giả mạo để bán thuốc của lương y Bình. Vậy lương y Bình công bố để bà con trên cả nước cảnh giác... trước sự giả mạo nói trên.
Lương y Triệu Thị Bình công bố 2 số điện thoại duy nhất cho bạn đọc gọi điện để tư vấn, lấy thuốc của lương y Triệu Thị Bình là: 0982. 749. 646 - 0981 096 720
Thành An
Theo doisongphapluat
Người mẩn mê cây thuốc nam Hơn 10 năm nay, dấu chân của lương y Trần Đình Niên đã in trên mọi miền của dải đất hình chữ S để tìm những dược liệu quý và biến vườn nhà ông thành vườn sưu tập cây thuốc nam, dùng chữa bệnh cho người. Lặn lội khắp nơi tìm cây thuốc quý Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo,...