Danh thắng Yên Tử đón Bằng Di tích quốc gia đặc biệt
Danh thắng Yên Tử được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt chính là cơ sở vô cùng quan trọng để di sản vô giá 700 năm tuổi này phát huy giá trị.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao Bằng công nhận Yên Tử là Di tích quốc gia đặc biệt cho tỉnh Quảng Ninh
Tối 18/2, trong buổi lễ khai hội Xuân Yên Tử (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận di tích Yên Tử là di tích quốc gia đặc biệt.
Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định 1419 ngày 27/9/2012. Đây là 1 trong 11 di tích trên toàn quốc được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Việc nâng tầm giá trị hệ thống các di tích tại Yên Tử, từ chùa Bí Thượng (chùa Trình) đến chùa Am Hoa và hàng chục đài tháp, bia, tượng cổ cùng với đường tùng, rừng trúc, suối Giải Oan, thác Ngự Dội, vườn Ngự Dược, tượng đá An Kỳ Sinh… chính là cơ sở để di sản vô giá này được bảo tồn và phát huy giá trị ngày một tốt hơn.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ quần thể di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử là minh chứng cho một thời kỳ lịch sử – văn hóa rực rỡ, một thời kỳ văn hiến của nước Đại Việt.
Phó Thủ tướng khẳng định giá trị độc đáo của khu di tích Yên Tử cả về mặt lịch sử, văn hoá với giá trị tiêu biểu là kinh đô Phật giáo của Đại Việt xưa và nay, nơi sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử – thiền phái thuần Việt gắn liền với công lao của 3 vị Tam Tổ Trúc Lâm, đặc biệt là Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể là những giá trị nổi bật thể hiện ý thức tự chủ, không ngừng củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong việc giữ nước và dựng nước. Sức mạnh ấy không những là nền tảng tinh thần cho các thế hệ nối tiếp, mà còn góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết ngày 18/2/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 334, phê duyệt Đề án quy hoạch mở rộng và phát triển khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử với tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng (gấp 10 lần so với toàn bộ số vốn đầu tư của nhà nước dành cho khu Yên Tử từ trước tới nay). Đây là tiền đề, là cơ hội lớn để chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh tiếp tục tôn tạo, phát huy di tích này một cách tốt nhất để giáo dục truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam, làm cho Yên Tử mãi mãi xứng đáng là di tích quốc gia đặc biệt.
Gửi gắm tới thế hệ trẻ cả nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân mong muốn những chủ nhân tương lai của đất nước nên có mặt ở vùng đất thiêng liêng này để thực hiện truyền thống của người Việt Nam “Uống nước -Nhớ nguồn” và khắc ghi truyền thống tốt đẹp đó để noi gương tổ tiên, ông cha tiếp tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã tham gia đóng dấu thiêng nhân dịp đầu xuân mới cầu cho quốc thái, dân an, mưa thuận gió hòa.
Theo xahoi
Video đang HOT
Hàng vạn người hành hương trong sương mù trên đỉnh Yên Tử
Thời tiết mây mù nhưng không cản được dòng người đổ về chùa Đồng, Yên tử (Quảng Ninh), nơi đây được mệnh danh là Kinh đô Phật giáo, nơi phát tích của Thiền phái Trúc lâm Yên Tử.
Hệ thống cáp treo Yên Tử hoạt động hết công suất, cũng nhờ cáp treo người dân đỡ một đoạn đường từ chùa Hoa Viên lên chùa Đồng.
Du khách nô nức đi chùa Yên Tử nhân ngày trẩy hội mùng 9 tháng giêng âm lịch (18/2).
Càng lên cao, sương mù kèm theo mưa nhỏ xuất hiện. Tuy nhiên, điều đó không cản được dòng người hành hương về Kinh đô Phật giáo.
Làn sương mù cách chùa Đồng vài km khiến khung cảnh nơi đây trở nên thơ mộng.
Một người dân bán hình ảnh Phật hoàng Trần Nhân Tông ngay phía dưới chùa Đồng.
Hệ thống cáp treo lên đến cách Chùa Đồng 1km, nên người dân vẫn phải "cuốc" bộ lên đây.
Cụ già năm nay 70 tuổi, cụ cho biết 10 năm gần đây năm nào cũng leo lên Chùa Đồng, Yên Tử.
Ngày đầu khai hội, nên không diễn ra cảnh ùn ứ trên quãng đường hành hương.
Cũng trong chiều ngày 18/2, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã hành hương về đây làm lễ cầu Quốc thái dân an.
Phó chủ tịch Nguyễn Thị Doan thắp hương tại những điểm dừng trong quần thể khu di tích Yên Tử.
Người dân chắp tay thành tâm làm lễ tại chùa Hoa Viên.
Tại khu vực chùa Đồng người dân chen chúc làm lễ.
Trong ngày 18/2 và sáng 19/2, khu vực này sương mù và có mưa nhỏ. Những cơn gió giật mạnh khiến nơi đây càng trở nên linh thiêng.
Không ít phật tử là thanh niên không chịu nổi cái lạnh và gió của chùa Đồng nên đã ngồi co rô dưới tảng đá.
Một cô gái mặc áo mưa nhưng vẫn không chịu được cái lạnh của Yên Tử.
Người dân đặt lễ tại chùa Đồng, nơi được coi là linh thiêng nhất Yên Tử.
Viết sớ tại chùa Đồng.
Theo dự báo thời tiết, mấy ngày tới khu vực nơi đây luôn có sương mù và mưa nhỏ.
Theo xahoi
Lễ hội xuân Yên Tử 2013 khai mạc sớm 1 ngày Khác với thường lệ, Lễ hội xuân Yên Tử 2013 sẽ khai mạc vào 20 giờ ngày 18-2 (tức 9 tháng giêng âm lịch) - sớm hơn 1 ngày so với mọi năm - tại sân chùa Trình, thay cho sân lễ hội như năm 2012. Theo Ban tổ chức lễ hội, một trong những lý do của việc khai hội sớm hơn...