Danh thắng Mũi Đôi – Hòn Đầu: Bao giờ được phát huy?
Mũi Đôi – Hòn Đầu (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) là điểm cực đông trên đất liền của Tổ quốc, được xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp quốc gia từ năm 2005.
Thế nhưng đến nay, danh thắng này vẫn “ngủ im”, chưa thể trở thành điểm đến của du khách.
Phong cảnh hoang sơ của danh lam thắng cảnh Mũi Đôi – Hòn Đầu.
Mới đây, trong khuôn khổ một giải thể thao lớn diễn ra tại tỉnh Phú Yên, hàng nghìn học sinh, sinh viên, vận động viên đã cùng nhau tham gia lễ thượng cờ tại khu vực Bãi Môn – Mũi Điện (thị xã Đông Hòa). Hình ảnh bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được xếp nên bởi những người tham gia sự kiện, bên cạnh lá cờ đỏ sao vàng thực sự tạo được ấn tượng mạnh. Những hình ảnh về buổi lễ đã được rất nhiều tờ báo, đài truyền hình trong nước phát đi, đặc biệt là lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội. Rất nhiều vận động viên, tiktoker, youtuber nổi tiếng đã làm các clip chia sẻ về hoạt động này, tạo nên một hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ. Đây không phải lần đầu tỉnh Phú Yên thực hiện các sự kiện tại khu vực Mũi Điện. Trong những năm qua, tỉnh bạn đã tổ chức lễ thượng cờ vào mùng một Tết Nguyên đán hàng năm, tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao tại khu vực nói trên thu hút số lượng lớn người tham gia, góp phần quảng bá, giới thiệu địa chỉ này đến du khách trong nước và quốc tế.
Xét trên nhiều khía cạnh, Khánh Hòa có những ưu thế hơn. Mũi Đôi – Hòn Đầu là điểm cực đông trên đất liền của Tổ quốc, đã được xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp quốc gia từ năm 2005. Vậy nhưng, bao nhiêu năm qua, khi nói tới danh thắng Mũi Đôi – Hòn Đầu đều gắn với những cụm từ như đi lại khó khăn, hoang sơ, hẻo lánh… Còn nhớ, cách đây hơn 10 năm, có những nhóm du khách vì sự tò mò hoặc tâm huyết muốn quảng bá địa điểm này nên đã tự tìm đường đi đến đây. Và cũng chính khách du lịch đã tự khắc tọa độ của địa điểm này lên một chóp nón bằng inox rồi đem gắn trên một tảng đá ở đây.
Năm 2016, chúng tôi có dịp đi cùng đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh đi khảo sát thực tế nơi đây. Sau đó, lãnh đạo tỉnh có chỉ đạo các sở, ngành nghiên cứu việc làm tuyến đường ra Mũi Đôi; xây dựng cột mốc về danh thắng; xây dựng một số hạng mục công trình phục vụ cho việc tham quan của du khách, tổ chức các hoạt động… Thế nhưng đến nay, mọi chuyện vẫn không có nhiều thay đổi, ngoài việc Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh đã cho đặt một tấm bia danh lam thắng cảnh. Hoạt động du lịch ở đây (nếu có) cũng được đánh giá là tự phát, tiềm ẩn nhiều rủi ro, chứ nơi đây chưa đủ điều kiện để tổ chức hoạt động du lịch đúng nghĩa.
Trong khuôn khổ lễ trao giải thưởng điện ảnh Cánh diều vàng được tổ chức tại TP. Nha Trang vào năm 2022 và 2023, Hội Điện ảnh Việt Nam, rất nhiều nghệ sĩ, diễn viên nổi tiếng trong nước đều mong muốn được tổ chức sự kiện lễ chào cờ đón ánh bình minh ở Mũi Đôi – Hòn Đầu. Vậy nhưng, cả 2 năm, hoạt động này đều không thể tổ chức với lý do việc đi lại khó khăn, không đảm bảo an toàn. Bởi muốn đi đến đó hoặc là đi bằng đường biển, nhưng cũng chưa có cầu tàu nên việc lên bờ rất nguy hiểm, nhất là vào những ngày sóng lớn. Cách thứ hai là đi bộ, đoạn đường khoảng 17km, vượt qua những cồn cát, gộp đá hiểm trở.
Video đang HOT
Một điểm đáng nói nữa là trong tấm bằng công nhận xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, vì sai sót nên tên gọi danh thắng đã được ghi là Mũi Đôi – Hòn Đôi, trong khi tên gọi đúng được sử dụng trong các văn bản hành chính là Mũi Đôi – Hòn Đầu. Việc sai sót này cũng gây nên những tranh luận không đáng có, vậy nhưng ngành chức năng có liên quan bao nhiêu năm qua vẫn chưa kiến nghị để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa lại tên gọi cho đúng.
Tỉnh Khánh Hòa là 1 trong 2 địa phương có 2 cực địa lý của Tổ quốc: Điểm cực đông trên đất liền ở Mũi Đôi – Hòn Đầu; điểm cực đông trên biển là đảo Tiên Nữ (thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa). Khi so với 3 điểm cực địa lý trên đất liền khác (điểm cực bắc ở Lũng Cú, Hà Giang; điểm cực tây ở A Pa Chải, Điện Biên; điểm cực nam ở Đất Mũi, Cà Mau), các điểm ấy đều đã trở thành những địa chỉ du lịch, còn chỉ riêng điểm cực Mũi Đôi – Hòn Đầu vẫn chưa có đường đi, cũng như các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết. Có phải vì thế mà việc quảng bá, giới thiệu, truyền thông về điểm cực đông trên đất liền Tổ quốc là Mũi Đôi – Hòn Đầu vẫn còn những hạn chế?
Ngắm danh thắng Ngũ Hành Sơn từ trên cao
Danh thắng Ngũ Hành Sơn ở thành phố Đà Nẵng có 6 ngọn núi đá vôi gồm Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn.
Với góc nhìn từ trên cao, Ngũ Hành Sơn hiện lên hùng vĩ, sừng sững giữa biển trời Đà Nẵng.
Toàn cảnh danh thắng quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn nhìn từ trên cao. Ảnh: Xuân Vinh
Các ngọn núi ở đây được bao phủ một màu xanh mướt của cỏ cây. Ảnh: Xuân Vinh
Đây là điểm đến được du khách trong nước và quốc tế yêu mến trên hành trình tham quan khám phá các vùng đất thuộc con đường di sản miền Trung như cố đô Huế - Ngũ Hành Sơn - Phố cổ Hội An và Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn. Ảnh: Xuân Vinh
Những ngọn núi nằm xen lẫn trong khu dân cư. Ảnh: Xuân Vinh
Làng đá Non Nước nằm ngay dưới chân danh thắng Ngũ Hành Sơn. Ảnh: Xuân Vinh
Các sản phẩm của Làng đá Non Nước được trưng bày giới thiệu đến du khách. Ảnh: Xuân Vinh
Du khách đến đây để được leo núi chinh phục các ngọn núi trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn... Ảnh: Xuân Vinh
...hay có thể chọn lựa ngắm nhìn cảnh đẹp trong các hang động. Ảnh: Xuân Vinh
Du khách ngắm nhìn thành phố Đà Nẵng từ các đỉnh núi Ngũ Hành Sơn. Ảnh: Xuân Vinh
Quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn trong ánh hoàng hôn. Ảnh: Xuân Vinh
Khám phá 'Nam thiên đệ nhị động' hơn 500 năm tuổi ở Ninh Bình Chùa Bích Động ở cố đô Hoa Lư có tuổi đời hơn 500 năm, được mệnh danh là 'Nam thiên đệ nhị động'. Chùa Bích Động là ngôi chùa cổ được xây dựng trên dãy núi đá vôi Trường Yên, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư (Ninh Bình). Chùa là di tích lịch sử văn hóa nằm trong quần thể danh thắng Tràng...