Danh sách những nông sản bị cảnh báo không được nhập khẩu vào Mỹ
Danh sách cảnh báo nhập khẩu (Import alert) do FDA liệt kê là những sản phẩm không được phép nhập khẩu vào nước Mỹ, do vi phạm quy định về an toàn thực phẩm có khả năng gây nguy hiểm cho người tiêu dùng Mỹ.
Những sản phẩm bị đưa vào danh sách này sẽ bị cơ quan xuất nhập cảnh ngăn chặn mà không cần thực hiện các biện pháp kiểm tra. FDA phân loại các trường hợp cảnh báo theo nhóm sản phẩm hay theo nguyên nhân (tức loại vi pham).
Một hướng dẫn nhập khẩu trái cây vào Mỹ.
Theo cập nhật của TGTT, tính đến ngày 3.7.2017 về các cảnh báo của FDA đối với doanh nghiệp Việt Nam: có 32 lệnh cảnh báo với 530 trường hợp. Lệnh cảnh báo thứ 32 là về ghi nhãn sản phẩm sai, cụ thể không ghi rõ thành phần, tỷ lệ của từng thành phần, v.v. Doanh nghiệp, bạn đọc có thể tra cứu tại đường link này: https://www.accessdata.fda.gov/cms_ia/countrylist.html.
Câu trả lời khái quát đầu tiên từ chính FDA. Khi bị FDA đưa vào diện bị cảnh báo, cần làm gì?
- Nhà nhập khẩu của Mỹ phải trình các chứng cứ cho FDA thấy rằng sản phẩm không vi phạm để chuyến hàng có thể được giải phóng. Quy trình này sẽ được lặp lại cho tất cả các chuyến hàng tiếp theo khi “cảnh báo nhập khẩu” vẫn còn hiệu lực.
Video đang HOT
- Sau khi nhận được cảnh báo, doanh nghiệp cần nhanh chóng cung cấp đầy đủ bằng chứng cho FDA thấy rằng sản phẩm không còn rủi ro về an toàn thực phẩm nữa, hoặc trưng ra đầy đủ bằng chứng đảm bảo rằng những vấn đề mà FDA cảnh báo đã được thay đổi, ngăn ngừa, nhờ đó mà một loạt các chuyến hàng tiếp theo cũng không có vi phạm, tối thiểu phải đến 15 – 20 chuyến hàng thì cảnh báo nhập khẩu mới được gỡ xuống.
- Chú ý sai phạm về ghi nhãn hàng. Các doanh nghiệp cần chú ý ghi rõ trên nhãn hàng đầy đủ thông tin về thành phần, danh sách nguyên liệu, những chất béo chuyển vị và chất gây dị ứng có trong sản phẩm, và dĩ nhiên phải cung cấp đầy đủ thông tin về nhà sản xuất, về quốc gia xuất xứ của sản phẩm, cũng như thông tin đầy đủ về nhà nhập khẩu ở Mỹ…
Số báo kế tiếp, TGTT sẽ phân tích một trường hợp bị cảnh báo cụ thể của một doanh nghiệp thực phẩm ở TP.HCM và các đề nghị xử lý của chuyên gia.
Theo Ngân Giang – Minh Trí ( Thế Giới Tiếp Thị)
Hàng nông sản bị trả lại, thuốc nào "cầm máu"?
Hàng năm, Hoa Kỳ nhập khẩu 15% thực phẩm trên thị trường từ 114.000 nhà cung cấp thực phẩm nước ngoài đăng ký với FDA, thuộc 200 quốc gia, vùng lãnh thổ. Quốc gia này đã ban hành nhiều biện pháp để kiểm soát nghiêm ngặt nguồn hàng nhập khẩu.
Những biện pháp từ Mỹ
Cuối năm ngoái, FDA ban hành một văn bản hướng dẫn công nhận Tổ chức chứng nhận bên thứ ba và quy định "Điều chỉnh đối với công nhận Tổ chức chứng nhận bên thứ ba cho đánh giá an toàn thực phẩm (ATTP) và ban hành chứng nhận để cung cấp cho chương trình Người dùng có tính phí".
Ông Herb Cochran, cố vấn AmCham Việt Nam, phát biểu tại hội thảo quốc tế Những yêu cầu mới về tiêu chuẩn chất lượng để nông sản thực phẩm Việt hội nhập. Ảnh: HL.
Không chỉ những quy định của FDA, mà những quy định mới của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), từ năm 2015 đến nay, sẽ có hiệu lực. Ông Herb Cochran, cố vấn AmCham Việt Nam, cho biết: đạo luật Hiện đại hoá ATTP của Hoa Kỳ (FSMA) đưa ra hình phạt chế tài, các nhà sản xuất, phân phối phải tuân thủ quy định và sản phẩm không đạt chất lượng có thể bị triệu hồi, có thể tạm giữ hành chính, thông báo sản phẩm có nguy cơ gây hại, thậm chí tịch thu... để giảm nguồn thực phẩm không an toàn.
Theo đạo luật mới, các cơ quan, tổ chức thuộc khối công và khối tư nhân, trong và ngoài Hoa Kỳ, đều có thể tham gia và trở thành tổ chức đánh giá bên thứ ba nếu được FDA công nhận.
Việc nhập khẩu phải trải qua quá trình đánh giá, kiểm tra, luôn có biện pháp kiểm soát để đảm bảo ATTP đạt yêu cầu và phải có hồ sơ. Ông Herb nhấn mạnh: sẽ có những chuyến thanh tra, kiểm tra tại nước xuất khẩu để hàng Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Doanh nghiệp cần được tư vấn và Chính phủ cần cập nhật thông tin từ FDA lẫn USDA.
Ông Nguyễn Huy, Bureau Veritas, đã trải qua khoá học do FDA tổ chức vào tháng 9.2016, và khoảng nửa năm sau đó Bureau Veritas đã triển khai được mười khoá đào tạo. Hiện nay, khoảng 100 - 150 doanh nghiệp đã có thành viên được chứng nhận này. Họ sẽ giúp doanh nghiệp xem xét lại hệ thống ATTP của mình, điều chỉnh để đáp ứng được yêu cầu của luật mới, thông thường từ hệ thống kiểm soát, ngăn ngừa mối nguy.
Ông Huy cho biết: Có hai cách thức để trở thành cá nhân đủ năng lực do FDA thừa nhận: 1/ Tham dự một khoá đào tạo, tài liệu đào tạo do FDA ban hành, được cấp chứng nhận trực tiếp từ tổ chức FSPCA. Đó là một trong những điều kiện cần, vì sau này các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu vào Mỹ, họ yêu cầu đưa người đủ năng lực này là ai? Có giấy chứng nhận hay chưa? Số giấy chứng nhận bao nhiêu? 2/ Quyển kế hoạch ATTP bao gồm những thông tin bắt buộc, theo luật của Hoa Kỳ, khác yêu cầu tự nguyện. Trong đó yêu cầu doanh nghiệp nhận ra rủi ro và đưa ra biện pháp kiểm soát, phòng ngừa như thế nào. Việc phát giấy chứng nhận từ một nguồn để họ có thể tìm đến các doanh nghiệp dễ hơn, quy về một mối do FDA cấp.
Tìm tới thị trường dễ tính?
Có công ty lớn nói: thôi xuất qua Hoa Kỳ không được thì quay sang Trung Quốc hoặc chạy qua các nước châu Á. Nhưng khi ở Washington, tôi nghe Úc, New Zealand, Canada... cũng xây dựng những quy trình, quy phạm giống như FSMA của Hoa Kỳ; các nước châu Âu cũng vậy thôi, bà Vũ Kim Hạnh, chủ tịch hội DN.HVNCLC, chia sẻ tại hội thảo quốc tế dành cho khu vực Mekong về Những yêu cầu mới về tiêu chuẩn chất lượng để nông sản thực phẩm Việt hội nhập, ngày 16.6.2017 tại Cần Thơ.
Đúng vào lúc mối lo ngại đang gia tăng trong cộng đồng sản xuất nông sản, thực phẩm tại đồng bằng sông Cửu Long, bà Kim Hạnh và các chuyên gia cùng phân tích, đánh giá và tìm cách hoá giải những lo ngại, tư vấn về kỹ thuật và pháp lý sau khi gặp gỡ các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế trình bày về HVNCLC - Chuẩn hội nhập, lộ trình và các hoạt động chuyển đổi, như một bằng chứng để các tổ chức quốc tế có thêm lòng tin thừa nhận lẫn nhau.
Tình hình mà các doanh nghiệp than phiền tới 45% các đơn hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị dội lại trong năm tháng đầu năm 2017; trong đó, do thiếu thủ tục giấy tờ, thiếu quy trình báo cáo đầy đủ là yếu tố quan trọng, bây giờ phải có hệ thống, có quy trình, có ngăn ngừa rủi ro, phải lưu trữ toàn bộ hồ sơ giấy tờ nên chúng ta phải chạy nhanh, tích cực, chi tiết và phải nắm vấn đề rất cụ thể, theo bà Vũ Kim Hạnh.
Theo Hoàng Lan - Nam Việt - Hà My (Thế Giới Tiếp Thị)
Kem chống nắng dạng xịt - 'khắc tinh' của trẻ nhỏ Các chuyên gia nghiên cứu an toàn mới đây đã đưa ra lời cảnh báo đặc biệt về mức độ nguy hiểm của kem chống nắng dạng xịt. Kem chống nắng dạng xịt được nhiều bà mẹ lưa chọn vì sự tiện lợi và dễ dàng sử dụng. Các bà mẹ cũng thường sử dụng các loại kem chống nắng dạng xịt cho...