Danh sách những nhóm cổ phiếu đang giảm điểm mạnh nhất tuần qua
Thống kê trên sàn chứng khoán cho thấy, trong tuần qua (từ 6 – 10/5) nhóm cổ phiếu ngân hàng đã giảm điểm trên diện rộng khiến chỉ số ngành giảm 3,30%. Tiếp đến nhóm cổ phiếu bất động sản giảm 0,54%, nhóm cổ phiếu chứng khoán giảm 1,85%…
Thị trường chứng khoán đồng loạt lao dốc
Theo đà rơi của thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam tuần giao dịch vừa qua (từ 6 – 10/5) đã diễn ra với chiều hướng tiêu cực. Những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sau tuyên bố tăng thuế 25% của ông Trump, dường như đã tác động mạnh đến tâm lý của giới đầu tư trên toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam.
Theo đó, thị trường đã khởi động phiên đầu tuần qua với xu hướng giảm sâu. Hoạt động bán tháo lan rộng trên khắp thị trường kéo sắc đỏ bao trùm trên bảng điện tử. Chỉ số Vn-Index đã nhanh chóng rơi khỏi mốc 960 điểm khi chốt phiên.
Sau phiên lao dốc mạnh đầu tuần, thị trường đã lấy lại đà tăng nhẹ ở phiên làm việc thứ hai do hoạt động bắt đáy của giới đầu tư. Tuy nhiên, tâm lý thận trọng tiếp tục đeo bám giới đầu tư khiến dòng tiền chảy vào sàn vẫn giữ ở mức thấp.
Tuy nhiên, thị trường lại có hai phiên đi xuống liên tiếp trong các ngày tiếp theo. Giao dịch èo uột, các chỉ số liên tục biến động trong biên độ hẹp. Thanh khoản theo đó vẫn giữ ở mức thấp.
Ảnh minh họa
Chốt tuần, thị trường trên cả hai sàn Hà Nội và TP.HCM đã đảo chiều đi lên thành công nhờ sự hỗ trợ tích cực của nhóm cổ phiếu nằm trong nhóm bluechips.
Thống kê trên thị trường cho thấy, các cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số Vn-Index tuần qua là VHM, GAS và BID khi lấy đi của chỉ số lần lượt 6,44, 2,68 và 2,27 điểm. Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số VnIndex tuần qua là SAB, EIB và TPB khi đóng góp váo chỉ số lần lượt 0,81, 0,33 và 0,31 điểm tăng.
Về nhóm ngành tuần qua, nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm điểm trên diện rộng khiến chỉ số ngành giảm 3,3%. Trong đó, các cổ phiếu ngân hàng giảm điểm mạnh nhất là BID, MBB và TCB với mức giảm lần lượt là 6,43%, 5,43% và 3,54%.
Ở nhóm cổ phiếu bất động sản giảm 0,54% do các cổ phiếu VHM, DXG và KDH giảm lần lượt 7,08%, 6,33% và 5,81%. Nhóm cổ phiếu chứng khoán giảm 1,85% do ảnh hưởng của việc các cổ phiếu IVS, SSI và VDS giảm 5,88%, 3,28% và 1,64%.
Về nhóm cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua, thống kê trên cả hai sàn Hà Nội và TP.HCM cho thấy, dẫn đầu cổ phiếu Top 10 mã mất giá nhiều nhất đều là những cổ phiếu có mệnh giá nhỏ. Cụ thể, trên sàn TP.HCM, đứng dầu trong Top 10 mã giảm mạnh nhất tuần là VHG của Công ty cổ phần Đầu tư Cao Su Quảng Nam với mức hạ hơn 26% giá trị, từ mức 1.510 đồng/cổ phiếu hôm 3/5 xuống còn 1.110 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên cuối tuần ngày 10/5.
Video đang HOT
Cổ phiếu FDC của Công ty cổ phần Ngoại thương và Phát triển Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh giữ vị trí thứ 2 với mức giảm 25%, từ mức 18.600 đồng/cổ phiếu hôm 3/5 xuống còn 13.950 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên ngày 10/5. Giữ vị trí thứ 3 là cổ phiếu HVG của Công ty cổ phần Hùng Vương, với mức giảm hơn 18% giá trị, từ mức 4.830 đồng/cổ phiếu hôm 3/5 xuống còn 3.950 đồng/cổ phiếu hôm 10/5.
Trên sàn Hà Nội, cổ phiếu DCS của Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Châu và BII của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Bảo Thư đều giảm 25% giá trị sau một tuần giao dịch. Hiện DCS và BII đang có mức giá khá thấp, dưới 1.000 đồng/cổ phiếu.
Đứng ở vị trí tiếp theo là STP của Công ty cổ phần công nghiệp Thương mại Sông Đà với mức hạ hơn 22% giá trị, từ mức 9.400 đồng/cổ phiếu hôm 3/5 xuống còn 7.300 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên ngày 10/5.
Tính chung tuần qua, cả hai chỉ số trên sàn Hà Nội và TP.HCM đã đồng loạt lao dốc. Trong đó, chỉ số Vn-Index kết thúc tuần giảm 2,22% đạt mức 952.55 điểm. Còn chỉ số HNX-Index cũng đóng cửa tuần với mức giảm 0,95% và dừng tại 105,86 điểm.
Thanh khoản trung bình trên cả hai sàn biến động trái chiều. Trong đó, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn TP.HCM đạt hơn 120 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 4,14% so với tuần giao dịch trước. Còn sàn Hà Nội đạt trung bình hơn 28 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 0,75%.
Thị trường chứng khoán có thể tiếp tục lao dốc
Trước diễn biến tiêu cực của tuần giao dịch trước, thị trường chứng khoán dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong những phiên làm việc tiếp theo.
Theo nhận định của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, diễn biến thị trường trong tuần này sẽ chịu sự ảnh hưởng chi phối từ kết quả của cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung quốc dự kiến sẽ được công bố vào cuối tuần. Ngoài ra, thứ 5 là ngày đáo hạn hợp đồng tương lai kỳ hạn 1 tháng nên diễn biến của các cổ phiếu bluechips trong rổ VN30 sẽ biến động tương đối khó lường.
Trong kịch bản tích cực, Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt kỳ vọng thị trường sẽ hồi phục và bước vào nhịp tăng điểm ngắn từ vùng hỗ trợ 940 điểm – 950 điểm trong tuần tới. Dù vậy, đà hồi phục của thị trường (nếu có) dự kiến cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trước áp lực bán ròng của khối ngoại.
“Thị trường đang nằm trong giai đoạn biến động mạnh và tương đối khó lường. Do đó, nhà đầu tư nên tiếp tục đứng ngoài thị trường hoặc chỉ nên nắm giữ tỷ trọng ở mức trung bình 25 – 35% cổ phiếu trong giai đoạn này. Các phiên tăng điểm của thị trường (nếu có) có thể chỉ là nhịp hồi ngắn mang tính kỹ thuật nên đó được xem là cơ hội bán đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao”, công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt nhận định.
Minh Ngọc
Theo vnmedia.vn
Sàn phái sinh: Tâm lý tích cực dần
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, mức độ rủi ro đang càng ngày thu hẹp, vùng đáy ở các chỉ số đang chứng tỏ sự hiệu quả bởi lực bán đang cạn kiệt dần. Điểm yếu là lực mua quay trở lại chưa thực sự quyết liệt.
Hai yếu tố cơ bản vẫn "căng"
Thứ nhất, Mỹ nâng thuế quan đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Bất chấp quá trình thương thảo đang diễn ra giữa 2 phái đoàn Mỹ và Trung Quốc, nhưng Mỹ vừa quyết định nâng mức đánh thuế từ 10% lên 25% đối với giá trị khoảng 200 tỷ hàng hóa, tương đương hơn 5.700 mặt hàng từ Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 10/5/2019. Hành động này đang dấy lên mối quan ngại về sự "trả đũa" từ phía Trung Quốc trong thời gian tới.
Hệ quả, thương mại toàn cầu đang có dấu hiệu sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 2011. Ngoài ra, trong tuần qua, độ lệch giữa lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 10 năm và 3 tháng đang tiệm cận lại ngưỡng 0 khi lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm mạnh hơn so với lợi suất 3 tháng cho thấy quan điểm thận trọng của giới đầu tư về triển vọng kinh tế trong dài hạn.
Thứ hai, tỷ giá USD/VND bật tăng. Tỷ giá USD/VND trong tuần qua bật tăng, chủ yếu do hiệu ứng yếu tố tâm lý từ bối cảnh biến động của thị trường quốc tế và nhu cầu ngoại tệ của một số ngân hàng nhằm mục đích thanh toán cho nguồn đi vay trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền tảng của Việt Nam đang vững chắc hơn rất nhiều so với giai đoạn trước, với dự trữ ngoại hối liên tục tăng ấn tượng, kỳ vọng tỷ giá sẽ được kiểm soát trước diễn biến bất lợi từ bên ngoài.
Yếu tố kỹ thuật: Tâm lý tích cực dần
Diễn biến chỉ số cơ sở VN30 vẫn khá ảm đạm trong tuần qua, nhưng sàn phái sinh có chuyển biến tích cực. Thứ nhất, chỉ số phái sinh kỳ hạn tháng 5 vượt qua chỉ số VN30 một cách ngoạn mục, chấm dứt một khoảng thời gian dài liên tục ở trạng thái âm. Thứ hai, giá phái sinh kỳ hạn tháng 6 tăng mạnh, vượt kỳ hạn tháng 5 lẫn chỉ số VN30.
Diễn biến giá hợp đồng tương lai chỉ số VN30 kỳ hạn 1 tháng.
Những chuyển biến này cho thấy, tâm lý nhà đầu tư trên thị trường phái sinh dần thay đổi từ bi quan sang tích cực. Tâm lý tiêu cực hầu như không còn hiện hữu.
Xuyên suốt trong tuần qua, dòng tiền rất yếu xét cả cung và cầu. Lực cung yếu khiến cho áp lực giảm không cao. Tuy vậy, khả năng bứt phá không được đánh giá cao, bởi lực mua cũng rất yếu.
Diễn biến chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai kỳ hạn 1 tháng.
iểm sáng xuất hiện vào phiên cuối tuần khi lực cầu quay trở lại, đặc biệt khi chỉ số hồi phục mà lực cung vẫn rất yếu, cho thấy áp lực bán ra không nhiều. Do vậy, chỉ cần lực cầu nhỏ cũng có thể giúp chỉ số hồi phục.
à lan tỏa có lần thứ ba xuất hiện điểm cắt lên đường trung bình 10 phiên (MA10) kể từ đầu tháng 4/2019. Bên cạnh đó, đà lan tỏa trung bình 10 phiên đang có tín hiệu tạo đáy khá rõ ràng. Nhìn chung, đà lan tỏa đang xác nhận tín hiệu tạo 3 đáy rất vững chắc, tức đang có nhiều hơn số lượng cổ phiếu chuyển sang trạng thái tích cực, tạo động lực cho đà hồi phục của thị trường chung.
Thống kê xác suất đầu tư ngắn hạn.
Các cổ phiếu trụ có diễn biến khá hơn trong tuần qua, nhưng nhìn chung vẫn hoạt động rời rạc. Xét về số lượng các cổ phiếu tăng và giảm trong rổ VN30 thì tương đối cân bằng (53% giảm so với 47% tăng). Tuy vậy, trong số 47% cổ phiếu tăng, phần lớn là các cổ phiếu có mức độ đóng góp không quá cao với chỉ số chung như VJC, FPT hay MWG.
Đà lan tỏa theo vốn hóa & MA10
Bất động sản (VIC, VRE) có thể là nhóm tạo ra nhiều động lực trong tuần mới, bởi nhóm này đang có sự đồng thuận giữa giá và dòng tiền. Trong khi đó, nhóm thực phẩm - đồ uống (VNM, MSN) và ngân hàng (VCB, BID, TCB, CTG, VPB) đang có sự đồng thuận kém của dòng tiền tham gia, thậm chí nhóm ngân hàng có dòng tiền "tháo chạy" khá rõ.
Các nhóm cổ phiếu trụ chưa có sự đồng thuận cao.
Khuyến nghị - Chiến lược giao dịch: "ặt cược vào cửa tăng"
Chỉ số đang dần có những tia hy vọng, chủ yếu xuất phát từ sự "cùng cực" của các chỉ số chung, khiến lực cung bị ép xuống ở mức cạn kiệt. Trong bối cảnh thị trường quốc tế biến động mạnh, việc các chỉ số chứng khoán Việt Nam duy trì được nền tích lũy, thậm chí còn diễn biến tích cực hơn, thì đây là nỗ lực rất đáng ghi nhận. Kháng cự hiện tại là khu vực quanh 880 điểm, kháng cự tiếp tục là khu vực 895 - 900 điểm; trong khi đó, hỗ trợ mạnh nằm ở khu vực 870 điểm.
Khi lực cung đang cạn kiệt và tỏ ra tích cực trước diễn biến bất lợi từ thị trường quốc tế thì cửa tăng sáng hơn cửa giảm, bởi xét về yếu tố rủi ro, khả năng thua lỗ của vị thế Long (Mua) sẽ ít hơn so với vị thế Short (Bán). Với các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ như trên, chúng tôi cho rằng, chiến lược canh Mua để đặt cược vào cửa tăng của chỉ số trong tuần này (13 - 17/5/2019) là khả thi quanh vùng 870 - 875 điểm, với mục tiêu nhắm tới là 895 - 900 điểm và điểm quản trị rủi ro quanh hỗ trợ 870 điểm.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán từ 6/5 đến 10/5: Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm điểm trên diện rộng Thị trường chứng khoán vừa có tuần diễn biến kém tích cực, VN-Index có 4/5 phiên giảm điểm trong tuần qua. Kết thúc tuần, chỉ số VN-Index giảm 21,59 điểm tương đương 2,22% về mức 952,55 điểm. Ảnh Internet. Kết thúc tuần, chỉ số VN-Index giảm 21,59 điểm tương đương 2,22% về mức 952,55 điểm. Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index đóng cửa...