Danh sách dài kiến nghị gỡ khó của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tại các khu công nghiệp ở Đồng Nai, Bình Dương… có nhiều kiến nghị về hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn do bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Theo tổng hợp, các doanh nghiệp đã có những kiến nghị cụ thể liên quan đến chính sách tín dụng, thuế, lệ phí.
Kiến nghị chính sách tín dụng, thuế, lệ phí
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Cao Tiến Sỹ, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai (Diza) cho biết, tính đến trung tuần tháng 4 này, Ban đã thực hiện 3 lần gửi phiếu khảo sát đến 800 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và đã có 449 doanh nghiệp phản hồi.
Theo tổng hợp các ý kiến của doanh nghiệp, nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài sẽ rất khó khăn cho hoạt động sản xuất – kinh doanh. Hơn bao giờ hết, doanh nghiệp đang rất cần những giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ, không chỉ là hạ lãi suất, khoanh nợ giãn nợ, giảm thuế…, mà còn là cắt giảm thủ tục hành chính, cung cấp thông tin, mở ra các thị trường giao thương mới nhằm đa dạng nguồn cung cấp đầu vào và thị trường tiêu thụ.
Theo tổng hợp, các doanh nghiệp đã có những kiến nghị cụ thể liên quan đến chính sách tín dụng, thuế, lệ phí.
Cụ thể, có 22 doanh nghiệp đề xuất cần có các gói vay tín dụng hỗ trợ đặc biệt. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ miễn, giảm lãi vay cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch; 411 doanh nghiệp đề nghị gia hạn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng; 426 doanh nghiệp đề nghị bãi bỏ việc phạt chậm nộp thuế đối với doanh nghiệp trong năm 2020; 100 doanh nghiệp đề nghị bãi bỏ việc nộp lệ phí hải quan đối với doanh nghiệp trong năm 2020…
Trong khi đó, ông Bùi Minh Trí, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương (BDiza) cho biết, đến nay, Ban đã khảo sát tại 68 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất gặp những khó khăn, thiệt hại do Covid-19.
Video đang HOT
Các đề xuất của doanh nghiệp cũng tập trung nhiều vào chính sách tín dụng, thuế và lệ phí, như giảm lãi suất hoặc giãn tiến độ trả lãi ngân hàng; giảm thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đồng thời, cần ban hành kịp thời các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về giãn nợ, cơ cấu lại nợ trung và dài hạn, giảm lãi suất vay, xây dựng cơ chế chính sách và lãi suất ưu đãi đối với khoản vay của doanh nghiệp nhằm kích cầu kinh tế và thu hút đầu tư.
“Doanh nghiệp đề xuất, trước mắt, ngân hàng giãn thời gian đáo hạn (nhằm giúp doanh nghiệp không bị vào nhóm đối tượng có nợ xấu và bị phạt trả nợ chậm), hạ lãi suất để doanh nghiệp có vốn dự trữ nguyên phụ liệu duy trì sản xuất”, đại diện BDiza cho hay.
Tạo thuận lợi thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
Các doanh nghiệp tại Đồng Nai, Bình Dương tập trung nhiều kiến nghị liên quan đến cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
Cụ thể, các doanh nghiệp đề nghị ngành thuế hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật chính sách kịp thời, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục trong việc xác định giãn nợ đối với doanh nghiệp bị thiệt hại bởi Covid-19.
Doanh nghiệp kiến nghị đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu, tăng tỷ lệ miễn kiểm tra cho các doanh nghiệp được đánh giá tuân thủ tốt quy định hải quan trong những năm qua. Ưu tiên thông quan hàng hóa và cho giãn thời gian nộp thuế xuất nhập khẩu 15 hoặc 30 ngày kể từ ngày khai hải quan, vì theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phải nộp thuế trước khi thông quan hàng hóa, khiến doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian.
Theo ông Sỹ, để tạo thuận lợi thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đã có 434 doanh nghiệp kiến nghị hỗ trợ giảm mức giá điện nước cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch; 402 doanh nghiệp đề xuất xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19.
Đồng thời, nhiều doanh nghiệp đề nghị được giảm tiền thuê đất trong năm 2020 và 2021; giảm 50% giá điện giờ cao điểm và bãi bỏ Quy định giờ cao điểm bán điện theo khung giờ 9 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút…
Liên quan chính sách đối với người lao động, các doanh nghiệp tại Bình Dương kiến nghị có chính sách hỗ trợ đối với những lao động Việt Nam đã được thông báo quay lại làm việc ngày 3/2/2020, nhưng chủ là người Trung Quốc chưa quay lại Việt Nam để điều hành sản xuất, dẫn đến người lao động phải ngừng việc tạm thời trong thời gian này.
Ngoài ra, một số trường hợp giấy phép lao động nước ngoài đến hạn cấp lại theo quy định, nhưng người lao động chưa được phép nhập cảnh vào Việt Nam để chuẩn bị hồ sơ, dẫn đến giấy phép quá thời hạn nộp cấp lại. Do đó, doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn trong việc thực hiện quy định về sử dụng lao động nước ngoài khi người lao động được phép nhập cảnh trở lại.
“Một số công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tiếp tục đề nghị Nhà nước xem xét có chính sách miễn, giảm tiền thuê đất trong khu công nghiệp để các công ty hạ tầng có cơ sở thực hiện việc miễn, giảm tiền thuê mặt bằng nhà xưởng cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp”, đại diện BDiza cho biết.
Theo Diza, phần đông doanh nghiệp đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo miễn thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch định kỳ năm 2020 (trừ các trường hợp phát hiện vi phạm), đặc biệt là kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan ngành dọc như thuế hải quan (kiểm tra sau thông quan). Đề nghị giảm tỷ lệ kiểm hóa hải quan xuống mức thấp nhất để tăng tốc độ thông quan hàng hóa và giảm chi phí cho doanh nghiệp…
Hồng Sơn
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng.
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương đương 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngày chốt danh sách cổ đông và thời gian chi trả dự kiến trong tháng 4.
Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt 100% là con số "trong mơ" với nhiều nhà đầu tư. Hầu hết doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán có mức chi cổ tức bằng tiền mặt dưới 50%. Những năm trước, May Phan Thiết trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ ổn định 20%.
Với 4,7 triệu cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCoM, Công ty May Phan Thiết sẽ chi 47 tỷ đồng trong đợt trả cổ tức lần này.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2019 chỉ đạt 21 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận trên, Công ty May Phan Thiết trích thêm từ quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (53 tỷ) bao gồm lợi nhuận các năm trước chưa phân phối để trả cổ tức.
Công ty May Phan Thiết thành lập năm 2002 và niêm yết trên sàn UPCoM vào năm 2010. Tuy nhiên, cổ phiếu của doanh nghiệp này gần như không có thanh khoản khi không phát sinh giao dịch mua bán nhiều năm qua.
Cổ phiếu của Công ty May Phan Thiết hầu như không có giao dịch suốt 10 năm lên sàn. Ảnh: VnDirect.
Hiện cổ phiếu của May Phan Thiết đang được giao dịch ở vùng giá 2.100 đồng/cổ phiếu. Như vậy, số tiền cổ tức mà các cổ đông của doanh nghiệp may mặc này nhận được bằng 5 lần giá trị cổ phiếu đang nắm giữ.
Trong cơ cấu cổ đông của May Phan Thiết, Chủ tịch HĐQT công ty Huỳnh Văn Nghi là người có tỷ lệ sở hữu lớn nhất với 14,2% cổ phần. Ngoài ra, vợ và con ông Nghi cũng giữ 17% cổ phần doanh nghiệp. Nhờ đó, số tiền gia đình Chủ tịch May Phan Thiết nhận được trong đợt chia cổ tức lần này là 15 tỷ đồng.
Khôi phục kinh tế trong dịch COVID-19 - Bài 2: Đoàn kết vượt khó Sau khi phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng ngày 8/3, chính quyền và người dân nơi đây đã nhận thấy các tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19 lên nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như đời sống hàng ngày. Karaoke Idol (Đà Nẵng) nơi thu hút nhiều khách hàng đến giải trí đã dán thông báo...