Danh sách công ty Trung Quốc sản xuất xe điện tại châu Âu sẽ dài thêm
Nhà sản xuất xe điện Xpeng Inc. của Trung Quốc đang tìm kiếm một địa điểm sản xuất tại châu Âu, nhằm giảm thiểu tác động của thuế nhập khẩu bằng cách sản xuất ô tô ở khu vực này.
Ô tô điện được sản xuất tại nhà máy ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với Bloomberg, Giám đốc điều hành Xpeng, ông He Xiaopeng, cho biết công ty đối tác tại Trung Quốc của Volkswagen AG này đang bước vào giai đoạn lựa chọn địa điểm tại Liên minh châu Âu (EU) để thực hiện kế hoạch thiết lập hoạt động sản xuất tại đây trong tương lai.
Ông cho biết công ty dự kiến sẽ xây dựng nhà máy ở những khu vực có “rủi ro lao động tương đối thấp”, đồng thời cho biết thêm rằng Xpeng cũng dự định thiết lập một trung tâm dữ liệu quy mô lớn tại châu Âu, vì việc thu thập dữ liệu phần mềm đang là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các tính năng lái xe thông minh của ô tô. Ông He khẳng định kế hoạch mở rộng toàn cầu của Xpeng sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc tăng thuế, dù ông lưu ý rằng “lợi nhuận từ các nước châu Âu sẽ giảm phần nào sau khi tăng thuế”.
Ngoài Xpeng, nhiều nhà sản xuất xe điện Trung Quốc, bao gồm BYD Co., Chery Automobile Co. và Zeekr của Zhejiang Geely Holding Group Co., cũng đang tìm cách xây dựng cơ sở sản xuất tại châu Âu để giảm thiểu tác động từ quyết định của EU về việc tăng thuế đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc lên tới 36,3%. Xpeng sẽ phải đối mặt với mức thuế bổ sung là 21,3%.
Bên cạnh vấn đề thuế quan, công ty 10 năm tuổi này của Trung Quốc cũng đang đối mặt với nhiều thách thức khác trong những năm gần đây. Xpeng đang gặp khó khăn với doanh số bán hàng trong nước ảm đạm, những bất đồng trong việc lên kế hoạch sản phẩm và một cuộc chiến về giá kéo dài trên thị trường Trung Quốc.
Video đang HOT
Giá cổ phiếu của công ty đã giảm hơn một nửa kể từ tháng Một. Xpeng đã giao khoảng 50.000 xe trong nửa đầu năm nay, chỉ bằng khoảng 20% doanh số hàng tháng của BYD Co.
Một điểm sáng cho Xpeng là mối quan hệ hợp tác với VW. Một ví dụ về những lợi ích mà Xpeng có được từ sự hợp tác này là việc quản lý chuỗi cung ứng phức tạp. Với sự trợ giúp của Volkswagen, biên lợi nhuận gộp của Xpeng trong quý II đã tăng từ mức âm 3,9% cùng kỳ năm ngoái lên 14%.
Bên cạnh đó, chuyên môn của Xpeng về trí tuệ nhân tạo (AI) và các tính năng hỗ trợ lái xe tiên tiến sẽ giúp công ty này thâm nhập vào châu Âu. Ông He cho biết đó là lý do tại sao công ty phải thiết lập một trung tâm dữ liệu quy mô lớn tại đây trước khi có thể giới thiệu những tính năng đó ở khu vực này.
CEO của Xpeng cho biết công ty này đã đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển liên quan đến AI, bao gồm cả sản phẩm chip của riêng mình. Ông nhấn mạnh bán dẫn sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong các phương tiện “thông minh” so với pin.
Các hãng xe điện Trung Quốc để mắt đến thị trường Đông Nam Á
Chịu hạn chế bởi thuế quan ở châu Âu và Mỹ, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang sẵn sàng thâm nhập sâu hơn vào Đông Nam Á, nơi giá trị thị trường cho ô tô thân thiện môi trường đang lên tới 100 tỷ USD.
Mẫu xe điện của BYD tại triển lãm ô tô ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 16/6/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Các nhà phân tích cho biết, trong khi khách hàng khá giả tại Đông Nam Á đã mua được xe BYD hoặc Ora EV, hầu hết người lái xe ở khu vực này có ngân sách thấp và việc thu hút họ chắc chắn sẽ gây ra cuộc chiến về giá giữa các nhà sản xuất ô tô.
Vào tháng 5, Mỹ áp đặt thuế 100% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất và bán xe điện.
Liên minh châu Âu (EU) cũng tiếp bước Mỹ bằng cách áp thuế lên tới 38% từ ngày 4/7 đối với ba nhà sản xuất xe điện Trung Quốc là SAIC, Geely và BYD. Quyết định này được đưa ra sau khi một cuộc điều tra chống cạnh tranh với kết luận các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc được hưởng lợi từ "trợ cấp không công bằng" của Bắc Kinh, đe dọa làm suy yếu lĩnh vực sản xuất xe điện ở châu Âu. Xe điện sản xuất tại châu Âu rẻ nhất cũng có thể mang giá gấp ba lần xe Trung Quốc.
Trong bối cảnh gặp nhiều trở ngại ở các thị trường phương Tây, nhiều nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc hướng tới triển vọng tăng trưởng dài hạn đầy hứa hẹn ở Đông Nam Á, nơi tầng lớp trung lưu đang phát triển đang nhanh chóng chuyển sang sử dụng xe điện.
Ngoài ra, doanh số bán xe điện toàn cầu đã tăng 18% trong quý đầu tiên của năm 2024, nhờ nhu cầu của Trung Quốc, thị trường xe điện lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, doanh số bán hàng tại Trung Quốc dự kiến sẽ đi ngang, điều này càng làm tăng thêm tính cấp bách cho các nhà sản xuất xe điện nước này tập trung nhiều hơn vào các thị trường khác như Đông Nam Á.
Nhà kinh tế học Gary Ng tại Ngân hàng Natixis Corporate & Investment (Hong Kong, Trung Quốc) nói với This Week in Asia: "Lập trường địa chính trị tương đối trung lập của Đông Nam Á mang cơ hội cho các công ty Trung Quốc mở rộng. Trung Quốc sẽ tăng cường hiện diện của xe điện nước này từ góc độ cung và cầu, nghĩa là doanh số bán ô tô và sản xuất trong nước sẽ tăng lên". Ông Gary Ng bổ sung rằng Indonesia và Thái Lan sẽ là mục tiêu đầu tiên của các hãng xe Trung Quốc.
BYD, Xpeng và Geely đang bơm hàng tỷ USD vào Indonesia, Thái Lan và Malaysia, nhằm chiếm được thị phần lớn hơn trong thị trường Đông Nam Á. Theo báo cáo tháng 1 của EY-Parthenon thuộc Ernst & Young, doanh số bán xe điện ở Đông Nam Á dự kiến đến năm 2035 sẽ đạt từ 80 tỷ USD đến 100 tỷ USD, từ mức khoảng 2 tỷ USD vào năm 2021.
Ô tô điện được sản xuất tại nhà máy ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Counterpoint Research, một công ty nghiên cứu công nghệ có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc), doanh số bán xe điện ở Đông Nam Á đã tăng hơn gấp đôi trong quý đầu tiên, so với mức giảm 7% của ô tô chạy bằng động cơ diesel và xăng. Báo cáo nhấn mạnh: "Trong số này, Indonesia dự kiến sẽ là thị trường lớn nhất khu vực tính theo số lượng, với doanh số ước tính 4,5 triệu chiếc trong tổng số 8,5 triệu chiếc vào năm 2035". Đây là thông tin khiến các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc chú ý.
Tại triển lãm ô tô ở Jakarta vào tháng 5, các hãng ô tô điện Trung Quốc cho biết sẽ ra mắt thêm nhiều mẫu xe hấp dẫn người tiêu dùng Indonesia.
BYD chuẩn bị xây dựng một nhà máy trị giá 1 tỷ USD ở Tây Java, dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2026. Neta đã ký thỏa thuận với công ty lắp ráp ô tô địa phương Handal Indonesia Motor để sản xuất các mẫu xe điện cho thị trường quốc gia vạn đảo.
Đại diện bán hàng của Neta ở Jakarta - Herman Tri Putra nói với This Week in Asia: "Người dân Indonesia rất quan tâm đến ô tô giá cả phải chăng nhưng có công nghệ tiên tiến và tinh vi". Ông Herman Tri Putra cũng cho biết nhu cầu ô tô điện tại Indonesia dự kiến tăng trưởng ổn định.
Indonesia đang có kế hoạch tăng cường sản xuất xe điện trong nước lên khoảng 600.000 chiếc vào năm 2030, với mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất xe điện và pin qua việc tận dụng trữ lượng nickel đáng kể của nước này. Theo dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Indonesia, khoảng 17.000 xe điện đã được bán ở Indonesia năm 2023.
EU cân nhắc áp thuế trừng phạt với xe điện Trung Quốc Ủy ban Châu Âu (EC) ngày 13/9 đã mở cuộc điều tra xem xét liệu có nên áp dụng thuế để bảo vệ Liên minh Châu Âu trước xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc hay không. Theo EC, xe điện Trung Quốc được hưởng lợi từ trợ cấp của nhà nước. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen...