Danh sách các nước áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga tiếp tục kéo dài
Sau khi Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cùng Australia áp giá trần đối với dầu thô của Nga vận chuyển bằng đường biển, danh sách các nước có động thái tương tự cũng kéo dài.
Một tàu chở dầu tại Novorossiysk (Nga) ngày 11/10. Ảnh: AP
Từ ngày 5/12, EU cùng các đồng minh trong G7 và Australia bắt đầu áp giá trần đối với dầu thô xuất khẩu bằng đường biển của Nga ở mức 60 USD/thùng. Lệnh áp trần giá dầu không áp dụng với dầu nhập khẩu từ Nga qua đường ống dẫn dầu.
Theo Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, lệnh áp trần giá dầu liên quan đến hơn 2/3 lượng dầu Nga xuất khẩu đến EU. Ông đồng thời khẳng định lệnh áp trần giá dầu này là biểu tượng của sự đoàn kết của EU.
Các chuyên gia cơ bản cho rằng động thái nêu trên nhằm hạn chế doanh thu từ dầu mỏ của Nga, đồng thời vẫn duy trì dòng chảy dầu của quốc gia này trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định Moskva không chấp nhận mức giá trần đó.
Điều đáng chú ý là sau EU, G7 và Australia đã có một số nước đưa ra động thái tương tự.
Ngày 8/12, Bộ Ngoại giao Na Uy cho biết, nước này đã áp giá trần đối với dầu thô của Nga ở mức 60 USD/thùng, phù hợp với mức giá trần của EU.
Trong tuyên bố đưa ra cùng ngày, Bộ Ngoại giao Na Uy nhấn mạnh: “Na Uy đã đưa ra giá trần đối với dầu thô từ Nga ở mức 60 USD/thùng, phù hợp với mức giá trần được EU và các quốc gia thuộc G7 thông qua”.
Video đang HOT
Trước đó, Chính phủ Nhật Bản cũng ra thông báo cho biết, nước này bắt đầu áp giá trần đối với dầu thô của Nga từ ngày 5/12, song sẽ loại trừ dầu thô nhập khẩu từ nhà máy Sakhalin-2.
Chính phủ Nhật Bản cho hay việc loại trừ dầu thô của dự án Sakhalin-2 ở vùng Viễn Đông của Nga mà các nhà khai thác năng lượng Nhật Bản nắm giữ cổ phần sau khi Tập đoàn Shell rời đi đã được quyết định “phù hợp với an ninh năng lượng của Nhật Bản”.
Theo chuyên gia Bob Yawger tại ngân hàng Mizuho ở New York, với mức trần giá hiện tại, doanh thu xuất khẩu dầu của Nga sẽ vào khoảng 10 tỷ USD đến 15 tỷ USD mỗi tháng. Con số này thấp hơn mức 21 tỷ USD Nga thu về trong tháng 6 khi giá dầu Brent đạt 120 USD/thùng.
Ngành xuất khẩu dầu thô của Nga đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi các lệnh trừng phạt mới và mức trần giá 60 USD/thùng. Tạp chí Phố Wall đưa tin ngày 7/12, báo cáo của hai nhà theo dõi dữ liệu xuất khẩu dầu thô của Nga đều cho thấy sự sụt giảm lớn, mặc dù mức độ là khác nhau.
Theo hãng phân tích thị trường hàng hóa Kpler, hoạt động xuất khẩu dầu bằng đường biển của Nga đã giảm gần 500.000 thùng/ngày vào hôm 6/12, tương đương với mức giảm 16% so với trung bình 3,08 triệu thùng/ngày trong tháng 11.
Trong khi đó, trang TankerTrackers.com, chuyên theo dõi các tàu biển qua tín hiệu và hình ảnh vệ tinh, báo cáo rằng sản lượng xuất khẩu dầu thô của Nga đã giảm gần 50%. Phần sụt giảm mạnh nhất là các chuyến hàng được chuyển qua những bến cảng ở Biển Đen và Biển Baltic.
Phương Tây áp trần giá dầu: Mục đích không đơn thuần là làm giảm ngân sách nhà nước Nga
Áp trần giá dầu Nga được nhìn nhận là một bằng chứng quan trọng cho thấy quyết tâm không suy giảm của liên minh phương Tây trong làm suy yếu Nga sau xung đột ở Ukraine.
Một cơ sở lọc dầu của Tập đoàn Gazprom, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Các nhận định trước đây thường cho rằng áp trần giá dầu Nga sẽ kém hiệu quả, chỉ là biện pháp tượng trưng. Tuy nhiên, có một số nhận định ngược lại.
Theo trang oilprice.com, biện pháp áp giá trần đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga có hiệu lực từ ngày 5/12 không có gì ngạc nhiên, vì biện pháp này đã được Mỹ và các đối tác chính thảo luận ngay từ tháng 9/2022.
Tuy nhiên, đây là bằng chứng quan trọng cho thấy quyết tâm không suy giảm của liên minh phương Tây trong làm suy yếu Nga sau xung đột ở Ukraine.
Các nhà bình luận ở Nga theo dõi sát sao các cuộc tranh luận kéo dài ở Liên minh châu Âu (EU) về mức trần giá, hy vọng rằng giá sẽ đủ cao để khiến cho biện pháp này chỉ mang tính tượng trưng. Tuy nhiên, những hy vọng này đã bị dập tắt vì mức 60 USD/thùng thấp hơn nhiều so với giá trung bình dầu Urals của Nga năm 2022. Phương Tây cho rằng mức 60 USD là nhằm ngăn chặn giá dầu tăng đột vọt lên 100 USD/thùng, như trường hợp vào giữa năm.
Trong những tuần gần đây, các quan chức Nga đã tuân theo hướng dẫn do Tổng thống Vladimir Putin đặt ra. Ông Putin đã tuyên bố rằng sẽ không xuất khẩu dầu mỏ sang các quốc gia áp trần giá dầu Nga.
Theo các chuyên gia, chỉ thị của ông Putin sẽ không có mấy tác dụng vì quyết định của EU đã được cân nhắc kỹ lưỡng nhằm chấm dứt tất cả hoạt động nhập khẩu dầu thô, dầu diesel và các sản phẩm khác của Nga.
Các công ty Nga đã chuyển khoảng một nửa hoạt động giao hàng sang châu Âu từ các trạm gần St. Petersburg sang Ấn Độ, nhưng chi phí vận chuyển cao và bên mua ngày càng muốn giảm giá đã cản trở Nga bán dầu cho người mua mới.
Cơ hội bán dầu Nga vượt giá trần vẫn có thể xuất hiện, nhưng chỉ có đội tàu chở dầu bí mật mà công ty vận chuyển Sovcomflot vừa hình thành mới có thể chở được lượng dầu này. Ngoài ra, rủi ro liên quan đến việc vận hành những con tàu cũ này mà không có bảo hiểm phù hợp là quá cao đối với hầu hết khách hàng.
Nga cho rằng gián đoạn hoạt động xuất khẩu và cảnh báo cắt giảm sản lượng sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn mới trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, đến mức các nền kinh tế phương Tây sẽ phải chịu một áp lực mới và không thể duy trì đoàn kết chống Nga.
Tuy nhiên, nhờ đã lường trước các lệnh trừng phạt mới đối với dầu Nga, những lo lắng trên thị trường có xu hướng giảm hơn là tăng.
Nga có lý do để kỳ vọng rằng sụt giảm nhu cầu dầu, nhất là ở Trung Quốc, sẽ thúc đẩy OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác) cắt giảm hạn ngạch sản xuất để đẩy giá lên. Nhưng Saudi Arabia, bên có ảnh hưởng nhất trong liên minh OPEC , có thể có xu hướng giảm hỗ trợ Nga vì nước này không hài lòng khi Nga và Iran mở rộng hợp tác quân sự.
Khối lượng và doanh thu xuất khẩu ngày càng giảm sẽ có tác động sâu sắc đến ngành dầu mỏ Nga. Ngành này đã phải đóng cửa nhiều tài sản sản xuất trong mùa đông này và mất khả năng tiếp cận các công nghệ và dịch vụ cần thiết để khôi phục các mỏ dầu cũ, thăm dò các mỏ dầu mới.
Tác động trung hạn của các biện pháp trừng phạt có thể làm suy giảm nghiêm trọng ngành năng lượng của Nga, nhưng tác động ngay lập tức của các biện pháp mới sẽ là làm giảm ngân sách nhà nước Nga, vốn tính toán dựa trên giả định giá dầu ở mức 70 USD/thùng vào năm 2023.
Sụt giảm không thể tránh khỏi từ doanh thu từ dầu mỏ đã thúc đẩy giới lãnh đạo Nga tìm kiếm các kênh xuất khẩu mới. Tổng thống Putin đã đề xuất thành lập một liên minh khí đốt với Kazakhstan và Uzbekistan. Tháng trước, ông Putin cũng đề xuất tổ chức một trung tâm khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, hiệu quả của các ý tưởng trên sẽ không sớm đến với Nga. Trong khi đó, phương Tây đang thực hiện mọi biện pháp trừng phạt để đảm bảo rằng Nga sẽ không thể xây dựng lại các khả năng cần thiết để duy trì tấn công Ukraine.
IEA: Thế giới lần đầu tiên rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Fatih Birol, cho rằng các thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) thắt chặt và các nước sản xuất lớn cắt giảm nguồn cung đã khiến thế giới lần đầu tiên rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng thực sự. Một cơ sở lọc dầu ở gần thị trấn...