Danh sách các chất chống oxy hóa và thực phẩm chứa chúng
Chất chống oxy hóa bảo vệ hàng tỷ tế bào trong cơ thể khỏi các gốc tự do, giúp phòng ngừa bệnh ung thư.
Chọn những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn có cuộc sống lành mạnh. Để biết những thực phẩm nào chứa nhiều chất chống oxy hóa, bạn hãy tham khảo những thông tin dưới đây.
Một số thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bao gồm:
Rau: Bắp cải đỏ, rau bina, củ cải đỏ, cải bruxen…
Trái cây: Bưởi, lê, dứa, dưa hấu, nho – đặc biệt là màu đỏ, cam, mận và quả lựu…
Các loại hạt: Quả óc chó , quả hồ đào , lạc , và quả phỉ…
Các loại đậu: Đậu nành, đậu pinto…
Trái cây khô: Quả chà là, mận và mơ…
Gia vị: Quế, đinh hương và hạt tiêu…
Nguồn thực phẩm thịt: Thịt gà, thịt cừu, cá (cá hồi), gà tây, thịt cua…
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa từ các thực phẩm khác như: quả acai, nam việt quất, quả anh đào, kiwi, táo đỏ, quả mâm xôi, cà rốt, dưa chuột, khoai tây, atisô, bơ, măng tây, rau diếp, rau màu xanh lá cây và các loại bí…
Ảnh minh họa
Danh sách chất chống oxy hóa có trong nhiều thực phẩm và tốt cho sức khỏe
Chất chống oxy hóa là chất dinh dưỡng có tác dụng giảm tác hại của oxy hóa (các gốc tự do) trên các tế bào cơ thể. Như chúng ta đều biết, các tế bào cơ thể cần cung cấp oxy cho sự tăng trưởng và năng lượng. Các tế bào cơ thể sử dụng oxy để tạo ra năng lượng và duy trì sự sống và phát hành các gốc tự do như một sản phẩm phụ. Chất chống oxy hóa sẽ loại bỏ các gốc tự do để ngăn ngừa bệnh tật trong cơ thể và giúp tăng tuổi thọ cho con người.
Một số chất chống oxy hóa là chất dinh dưỡng bao gồm: Vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, beta-carotene, selen, hợp chất lycopene…
Ngoài ra còn có các chất chống oxy hóa khác như:
Flavonoid: Các chất chống oxy hóa này đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe tâm thần khi có tuổi tác. Hoa quả và trái cây có múi như cam là một nguồn phong phú của chất flavonoid.
Isoflavone: Chất chống oxy hóa này có tác dụng đáng kể trong việc ngăn chặn các bệnh. Nó có nhiều trong đậu nành. Isoflavone không chỉ làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư dài hạn mà còn giúp giảm bớt các triệu chứng mãn kinh và cải thiện sức khỏe của xương.
Video đang HOT
Kẽm: Khả năng chống oxy hóa của khoáng chất này là rất cao. Các thuộc tính chống oxy hóa của kẽm có thể bảo vệ cơ thể con người khỏi sự rối loạn thần kinh. Sản phẩm từ sữa như phô mai và sữa là nguồn cung cấp kẽm rất phong phú.
Coenzyme Q10: Đây là một trong những chất chống oxy hóa được sản xuất trong cơ thể. Coenzyme Q10 là cần thiết cho hoạt động bình thường của các tế bào. Tuy nhiên , tùy theo độ tuổi, mức độ Coenzyme Q10 có thể thay đổi đáng kể. Bạn có thể bù đắp sự mất mát này bằng cách ăn thực phẩm có chứa Coenzyme Q10 như thịt cừu, cá… Chất chống oxy hóa này còn có thể thúc đẩy nướu răng khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe của hệ thống tim mạch.
Melatonin: Đây là một trong những chất chống oxy hóa quan trọng nhất và được tổng hợp bởi cơ thể của chúng ta. Melatonin giúp duy trì giấc ngủ bình thường vì có tác dụng trong việc sản xuất melatonin. Mặc dù chất chống oxy hóa này hiện diện trong rau quả, nó là chủ yếu được tìm thấy trong cà chua.
Chất như catechin, acid citric, acid phytic, axit oxalic, epigallocatechin gallate, ginkgo biloba, glutathione, lutein, alpha carotone và zexathin cũng có trong danh sách các chất chống oxy hóa.
Ảnh minh họa
Những nguồn tốt nhất của chất chống oxy hóa
Cà chua: Cà chua, giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng cường chức năng miễn dịch. Màu đỏ của cà chua là do chất lycopene – một chất chống oxy hóa tạo ra. Chất chống oxy hóa trong cà chhua còn có thể đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống ung thư tuyến tiền liệt.
Bông cải xanh: Loại rau lá xanh này rất giàu dinh dưỡng thực vật, giúp bảo vệ sức khỏe của bạn khỏi nhiều bệnh.
Tỏi: Ngoài tác dụng tăng cường hương vị cho món ăn, tỏi là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa và có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư.
Trà xanh: Chất chống oxy hóa được chủ yếu được tìm thấy trong trà xanh được gọi là catechin. Chất này có thể làm giảm huyết áp cao, cholesterol cao và chống lại các bệnh do vi khuẩn gây ra.
Các loại quả mọng: Các loại quả mọng , đặc biệt là quả việt quất và dâu tây, được đánh giá cao trong số những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, nhất la vitamin C. Bạn có thể thêm chúng vào bữa sáng để tăng cường sức khỏe cho mình.
Theo VNE
Danh sách những thực phẩm cha mẹ không nên cho bé ăn nhiều
Các bác sĩ thuộc Đại học Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết những thực phẩm dưới đây có chất dinh dưỡng cao hoặc rất ngon miệng nhưng nếu bé ăn nhiều có thể gây phản tác dụng.
1. Cam
Cam tươi có chứa carotene, nếu ăn quá nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy và thậm chí dẫn đến một số bệnh về xương.
2. Rau chân vịt
Axit oxalic có nhiều trong rau chân vịt và khi kết hợp với canxi và kẽm trong cơ thể con người sẽ biến thành hợp chất rất khó hấp thu và bài tiết.
3. Trứng gà
Ăn quá nhiều trứng gà làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể, rất dễ tạo thành các chất dinh dưỡng dư thừa.
4. Trà đặc
Trong trà, đặc biệt là trà pha đặc có chứa một lượng lớn axit tannic. Khi loại axit này kết hợp với chất sắt bên trong cơ thể sẽ tạo thành hợp chất rất khó hấp thu, khiến cơ thể có nguy cơ bị thiếu sắt.
5. Thạch (jelly)
Thạch được làm từ chất làm đông đặc, hương vị, chất ngọt và chất tạo màu. Ăn quá nhiều thạch jelly có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe tâm thần của trẻ nhỏ. Ngoài ra, nếu không cẩn thận thì khi ăn thạch, bé có thể bị hóc, nghẹn gây hô hấp khó khăn.
6. Cá muối
Các loại cá ướp muối có chứa lượng lớn dimethyl sulfoxide nitrat, một chất hóa học có khả năng gây ung thư cao khi được hấp thu vào cơ thể con người.
7. Kẹo cao su
Trong thành phần của phần lớn các loại kẹo cao su đều có chứa chất hóa dẻo, phenol, hương vị, chất tạo màu, ăn nhiều không có lợi cho sức khỏe trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, theo quán tính, các bé nhai kẹo xong thường nuốt luôn vào bụng mà không nhả bã hoặc nhả bã không đúng nơi quy định.
8. Các loại đậu
Trong các hạt đậu có chứa chất gây bướu cổ và bài tiết hormone tuyến giáp ra bên ngoài cơ thể. Vì thế, ăn nhiều đậu có thể gây thiếu hormone tuyến giáp.
9. Nhân sâm
Trẻ nhỏ ăn nhiều nhân sâm có thể làm cơ thể dậy thì sớm.
10. Thực phẩm đóng hộp
Các chất phụ gia trong thực phẩm đóng hộp ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ nhỏ và có khả năng gây ngộ độc mãn tính.
11. Bỏng ngô
Lượng chì có trong thành phần bỏng ngô tương đối cao, khi đi vào cơ thể có thể làm hại hệ thống thần kinh, tiêu hóa và ảnh hưởng chức năng tạo máu.
12. Mì ăn liền
Chất bảo quản và tạo màu có trong mì ăn liền không tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
13. Hạt hướng dương
Hạt hướng dương chứa một số loại axit béo không bão hòa, vì thế nếu trẻ nhỏ ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của gan.
14. Cola
Đồ uống chế biến từ hạt cola gây nguy hiểm cho sức khỏe và các cơ quan khí quan của trẻ nhỏ.
15. Mỡ động vật
Không chỉ gây ra bệnh béo phì, ăn nhiều mỡ động vật còn gây ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể trẻ nhỏ.
16. Thịt nướng, thịt hun khói
Thịt hun khói và thịt nướng, đặc biệt là thịt cừu nướng có chứa một số chất gây ung thư cao.
17. Chocolate
Trẻ nhỏ ăn quá nhiều chocolate sẽ làm cho hệ thống thần kinh trung ương luôn ở trong trạng thái bị kích thích, có thể dẫn đến co giật cơ, tim đập nhanh và tâm trạng lo lắng, ngoài ra còn ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn.
18. Muối
Lúc nhỏ ăn quá mặn hoặc quá nhiều muối sẽ khiến bé dễ bị bệnh mạch vành, ung thư dạ dày, tăng huyết áp và một số bệnh khác khi đến tuổi trưởng thành.
19. Gan động vật
Gan chứa rất nhiều cholesterol, trẻ nhỏ ăn nhiều sẽ làm lượng cholesterol trong cơ thể tăng lên, tích lũy lâu ngày có thể gây ra bệnh tim mạch ở tuổi trưởng thành.
Theo VNE
Danh sách các thực phẩm giàu năng lượng giúp bạn tránh mệt mỏi Nếu lúc nào bạn cũng cảm thấy yếu và mệt mỏi thì có thể do cơ thể thiếu hụt lượng chất dinh dưỡng cần thiết. Hãy bổ sung những thực phẩm giàu năng lượng như sau nhé. Vai trò của các thực phẩm giàu năng lượng là cung cấp cho cơ thể chúng ta nguồn năng lượng cần thiết để thực hiện các...