Đánh nhau để… quay clip câu view
Cháu được “mật báo” là sắp tới sẽ có clip nữa được thực hiện khi các bạn đi thăm thầy cô, mục đích là để kiếm view.
Thưa chú Ti Vi,
Chúng cháu đang rất bức xúc. Cháu lớp Tám, lớp cháu có 22 bạn nữ, trong đó phe bạn A. là mạnh nhất, gồm toàn “dân ngầu” (nhiều bạn đã bị phạt vì tô son và mang son tới lớp bán). Từ hồi Covid-19, cả lớp cháu ai cũng có tài khoản Facebook vì học online, nhóm bạn A. đăng nhiều bài rất bậy bạ, nhưng mà “view” lại nhiều lắm ạ.
Cách đây một ngày, cháu thấy Facebook bạn A. tung clip đánh nhau, nói là vụ việc này đã xảy ra hồi tháng Mười. Gọi là đánh nhau nhưng thật sự chỉ có một bên đánh một bên. Nhìn kỹ thì nạn nhân trong clip đó lại chính là bạn H., rất thân với A., và những người vào đánh cũng là nhóm A., nhưng tất cả mặc quần áo đi chơi và có trang điểm nên nếu không học cùng lớp sẽ khó nhận ra từng bạn. Xem clip thì các bạn đánh rất dã man, nhưng cháu truy lại thì cả tháng vừa rồi, H. vẫn đi học bình thường và vẫn chung băng với A.
Khi clip tung lên thì nhiều người vào xem lắm. Tất cả đều phẫn nộ. Cháu được “mật báo” là sắp tới sẽ có clip nữa được thực hiện, tên là “Đi thăm thầy cô rồi nhân tiện đánh nhau luôn”.
Chú Ti Vi ơi, cháu thấy như thế rất kinh khủng, vì các bạn ấy coi việc đánh đập dã man một ai đó là một thứ để câu view trên mạng, đến một lúc sẽ đánh cả những người không gây sự gì với các bạn ấy như cháu đây. Cháu thấy các bạn ấy hai ngày nay hung hăng lên hẳn, rất ra dáng đàn chị. Cháu lo sợ quá. Chẳng lẽ người lớn không có cách gì cản lại việc này sao?
Cháu Lo Sợ
Các clip trẻ đánh nhau thường nhiều view, gây chấn động xã hội
Video đang HOT
Lo Sợ thân mến,
Quả là từ hồi Covid-19, các gia đình đều vất vả hơn trong việc quản con cái. Ngoài việc thiếu niên tiện có máy nên học một chơi mười, thì còn là xem những thứ linh tinh, rồi luẩn quẩn cả ngày trên mạng xã hội, nhắn tin liên tục, post những thứ rất “bựa” để chứng tỏ mình cũng rất ngầu…
Trong các buổi họp phụ huynh, một số người đã đề nghị nhà trường phải kiểm tra tài khoản mạng xã hội của học sinh trường mình, và hành vi xấu phải bị trừ điểm hạnh kiểm, cảnh cáo… Việc này nghe thì rất khó, nhưng các phụ huynh đó cũng có lý của họ. Theo họ, nhà họ đã kiểm soát, nhưng còn các nhà khác không kiểm soát thì sao? Khi vào học online, con cái họ bắt buộc phải giao tiếp với những bạn chửi tục, nói chuyện bạo lực công khai mà không ai cấm cản trên mạng, thì sao?
Nhưng với phụ huynh, đáng sợ hơn cả nói bậy, nói bựa là thiếu niên trên mạng thấy nhau đáng ghét, rồi cãi nhau, kích nhau, dẫn đến “xử lý” nhau ngoài đời. Ai cũng biết thiếu niên dễ hăng tiết vịt, thiếu kiềm chế, không chịu nhún mình nhận lỗi. Trong cơ thể thiếu niên bừng bừng sự tăng trưởng về cả thể chất, tinh thần lẫn cảm xúc, nên bố mẹ và thầy cô càng có lý do để kiểm soát kỹ hơn con cái mình, học trò mình. Chỉ cần sểnh một chút trong lúc thiếu kiềm chế, một đứa trẻ có thể mất mạng hoặc chính nó thành kẻ giết người…
Tuy nhiên, trong các cuộc cãi nhau ngoài đời hay trên mạng, chú thấy hình như vẫn thiếu một nhân vật có thẩm quyền gửi một thông điệp đến cảnh báo, rằng chúng tôi đã để ý vụ này; từ phút này, nếu một trong hai bên gặp chuyện gì thì bên kia sẽ phải chịu trách nhiệm đầu tiên.
Nếu có một lời “dọa” trước như thế, có lẽ tỷ lệ các vụ đánh nhau sẽ giảm nhiều, và đời thiếu niên không bị rẽ ngoặt sang những hướng tăm tối và oan uổng. Quan trọng hơn, có kiểm soát và đe nẹt thì sẽ không còn cái nạn tung clip đánh nhau giả lên để câu view như nhóm bạn A. lớp cháu nữa.
Đánh nhau thật đã sợ, giả vờ đánh nhau để câu view còn đáng sợ hơn, bởi vì đó là “hai trong một”: vừa háo danh vừa cổ vũ sự ác độc. Người lớn hay phẩy tay: “Thiếu niên ấy mà, ham vui, cạn nghĩ, đứa nào chả đánh nhau!”.
Nhưng việc giả vờ đánh để câu view lại là một tội rất nặng, đó là gian dối, là sẵn sàng làm điều ác, cổ xúy cái ác để thu lợi, dù cái lợi ấy chẳng là gì ngoài một mớ like vô nghĩa. Tội ấy là rất nặng và cần được răn đe, thậm chí xử phạt. Thiếu niên vừa coi trời bằng vung, lại vừa rất sợ luật pháp. Những người lớn có trách nhiệm cần lưu ý, và có lẽ môn giáo dục công dân các cháu đang học rồi sẽ phải bổ sung những bài học mới để không lạc hậu với cuộc đời!
"Giữa vợ và bồ, anh sẽ bênh ai?"
Hôm qua trong bữa cơm, vợ tôi hỏi: "Giả sử giờ anh có bồ, em đi bắt quả tang, em và nhân tình của anh đánh nhau, anh sẽ đứng về phe ai, sẽ bảo vệ ai?".
Ảnh minh họa: Getty Images
Câu hỏi bất ngờ của vợ nhất thời khiến tôi "á khẩu". Tôi biết vợ tôi nói về vụ đánh ghen ầm ĩ đang lan truyền trên mạng. Nhưng không chỉ có thế, cô ấy đang ám chỉ về lỗi lầm cũ của tôi.
Suốt đêm đó, tôi trằn trọc không thể nào ngủ được, còn vợ tôi vừa đặt lưng xuống đã ngủ ngon lành. Nhìn hơi thở vợ đều đều, vài lọn tóc lòa xòa trên gương mặt đã thấp thoáng vài nếp nhăn, lỗi lầm xưa như hiện về khiến lòng tôi day dứt.
Ba năm trước, tôi lỡ "say nắng" một cô nàng đồng nghiệp. Mối quan hệ chưa đi quá xa, nhưng thật lòng tôi đã có những ngày đêm cuồng điên nhung nhớ. Những ánh mắt trao nhau, những tin nhắn ngọt ngào khi không nhìn thấy nhau nơi công sở - thứ gia vị ngọt ngào khiến cho cuộc đời trở nên thi vị biết bao nhiêu.
Tôi chưa từng nghĩ sẽ làm vợ đau lòng, vì cô ấy không có lý do gì bị đối xử như thế. Vốn dĩ chẳng có ai biết trước mình sẽ ngoại tình cho đến khi thực sự bị chúng lôi kéo vào và bản thân dùng dằng không muốn gỡ.
Cho đến một bữa tối muộn, tôi thấy vợ đứng ở ngoài lan can tầng hai mãi không chịu vào ngủ. Tôi ra và thấy cô ấy đang khóc. Vợ hỏi: "Nói cho em biết, anh có còn yêu em nữa không?".
Tôi sững sờ không hiểu chuyện gì thì điện thoại tôi đã nhận được vài bức ảnh từ điện thoại vợ chuyển sang. Những tin nhắn ngọt ngào tôi và "cô hàng xóm" nhắn cho nhau hiện rõ trên màn hình khiến tôi chết lặng.
Vợ tôi hỏi tôi rất nhiều, nhất thời tôi không còn nhớ rõ. Chỉ nhớ cô ấy nói: "Em không muốn làm to chuyện, bởi cũng chẳng có gì hay ho. Đơn giản thôi, một là anh và cô kia kết thúc ngay lập tức, hai là em và anh kết thúc không chần chừ. Em cho anh một cơ hội lựa chọn này. Nếu còn tái phạm, người quyết định sẽ là em. Anh suy nghĩ kĩ xem anh thực sự cần ai, trong ngày mai cho em câu trả lời".
Dĩ nhiên, tôi chẳng cần đợi đến ngày mai mà trả lời ngay lập tức. Kể từ khi đó, vợ tôi không còn nhắc lại chuyện đó, nhưng cô ấy đã thay đổi ít nhiều. Cô ấy vẫn yêu chồng, vẫn chăm lo, chỉ là đã bớt tự nhiên cười nói.
Mỗi lần xem phim hay nghe đâu đó chuyện đàn ông ngoại tình, chuyện đàn bà bắt ghen, tôi luôn thấy chột dạ, thấy biết ơn vợ mình rất nhiều. Với những gì cô ấy đọc được, cô ấy hoàn toàn có thể chửi mắng sỉ nhục tôi, hoàn toàn có thể tìm gặp tình nhân của chồng mà làm ầm ĩ lên cho người ta một phen ê chề xấu hổ. Nhưng vợ tôi đã chọn cách im lặng. Và sự im lặng đó luôn luôn là món nợ cô ấy ban cho tôi không biết phải trả thế nào.
Tôi nằm nghĩ lại câu hỏi của vợ lúc ăn cơm: Nếu vợ và nhân tình đánh nhau tôi sẽ bênh ai, sẽ bảo vệ ai? Thật ra, với tâm thế một người đàn ông, khi đứng giữa hai người phụ nữ trong hoàn cảnh éo le như vậy, bênh ai bỏ ai cũng đều dở hết. Một bên là vợ mình - vợ có ý nghĩa như thế nào đối với mình có lẽ không cần phải tả. Một bên là nhân tình, người mình trót thương yêu lầm lỡ. Nếu để mặc vợ đánh nhân tình thì mình rất hèn hạ. Nhưng đánh vợ để bênh nhân tình thì không chỉ dở mà còn rất tàn nhẫn, rất rất sai.
Hôm qua, trong lúc ngồi cà phê với nhau, một ông anh là doanh nhân nói với tôi rằng: "Chú xem vụ đánh ghen trên phố Lý Nam Đế chưa, những kẻ không biết trân trọng bảo vệ gia đình mình chắc chắn sẽ lụn bại. Làm thằng đàn ông, dù có hư hỏng đến mấy cũng không bao giờ đánh vợ. Còn một khi đã giang tay đánh vợ thì dù xe đẹp, tiền nhiều, chức trọng quyền cao thực chất cũng chỉ là một thằng du côn mà thôi. Vả lại đàn ông, sống thích ăn phở, chết lại phải cúng cơm là thế quái nào nhỉ".
Ông anh này là dân làm ăn, không thiếu thói hư tật xấu nào không có. Nhưng với vợ mình, anh ấy luôn dành một sự trân trọng đặc biệt. Anh nói "khi anh có tiền, muốn bao nhiêu gái xinh vây quanh cũng có. Nhưng anh luôn nhớ về những ngày tay trắng người bên cạnh cùng sát cánh sẻ chia là vợ mình. Ai ở bên mình lúc vui không quan trọng, quan trọng là khi mình sa cơ lỡ bước, khi mình túng thiếu cơ hàn ai sẽ là người không quay lưng bỏ đi".
Có những người đàn ông, giống như tôi, lúc sai lầm vẫn không hiểu vì sao mình có thể làm như vậy được. Rõ ràng có học thức, biết suy nghĩ, biết phân biệt đúng sai, mà trước chuyện sai lại cứ để mình dây dưa vào, có người dấn sâu đến mức không còn đường quay lại nữa.
Hôm qua, tôi xem clip vụ đánh ghen kia, không dưng cũng thấy đau lòng: Một người là vợ bao năm gối ấp tay kề, vì mình không tiếc tuổi xuân, vì mình mà dốc lòng dốc sức. Một bên là cô nhân tình trẻ trung xinh đẹp phút chốc thành tâm bão dư luận, bị những người xa lạ miệt thị chửi rủa không tiếc lời. Một bên là vợ đau đớn tổn thương, một bên nhân tình ê chề nhục nhã. Sẽ không có ai phải chịu cảnh như thế nếu đàn ông biết điểm dừng, không tham lam trăng gió.
Nhiều người cực kì căm ghét những kẻ thứ ba - coi nó như nguồn cơn tội lỗi, là kẻ phá hoại gia sang người khác. Không sai, họ đáng bị lên án. Nhưng là đàn ông, tôi dám khẳng định rằng: Nếu đàn ông đủ bản lĩnh, đủ trách nhiệm, đủ yêu vợ thương con, đủ tôn trọng bản thân thì chẳng có bông hoa nào đủ thơm để mời gọi khiến bướm ong lầm đường lạc lối.
Nếu mẹ chồng coi con dâu là người ngoài... Con dâu dậy sớm mười ngày thì chẳng khen, dậy trễ một bữa thì cả xóm đều biết. Thế nhưng bác ấy luôn nói "thương con dâu như con đẻ". Cô con dâu thì cứ tỏ ra xa cách, không gần gũi chuyện trò... Ảnh minh họa: Getty Images Hôm rồi cô em gái chồng tôi kể chuyện: Hôm qua cạnh nhà cô...