Đánh người ngoại quốc là oai?!
Cần phải thừa nhận, không phải bất cứ người ngoại quốc nào cũng có lối hành xử đúng, và thực sự Tây cũng có dăm bảy kiểu Tây.
Những vụ thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với người ngoại quốc gần đây không thể khiến những người có lương tri không khỏi xót xa và căm phẫn.
Phần vì sự vô nhân tính, phần vì sự vô minh và làm hại cho hình ảnh quốc gia… Những nỗ lực ngoại giao nhất là ngoại giao nhân dân có thể bị đổ vỡ chỉ vì những hành động bạo lực của một vài người nhất thời.
Có lẽ trong một xã hội mà ra đến đường là thấy cảnh thay vì dùng lời nói để giải quyết các mâu thuẫn, không ít người phùng mang trợn má, dùng tay chân như là lối ứng xử ưa dùng, thì chuyện lo ngại cho mức độ bạo lực gia tăng trong xã hội là điều có cơ sở.
Cần phải thừa nhận, không phải bất cứ người ngoại quốc nào cũng có lối hành xử đúng, và thực sự Tây cũng có dăm bảy kiểu Tây.
Tuy nhiên, việc dùng ngôn ngữ tay chân để giải quyết các mâu thuẫn – thứ đang phổ biến trên các đường phố (sau mỗi vụ va chạm giao thông, chẳng hạn), sẽ không thể chấp nhận được trong một xã hội văn minh.
Hình ảnh một chàng trai Mỹ bị đánh trên phố Trần Khát Chân (Hà Nội) hay hình ảnh một ông già Hà Lan va chạm rồi bị 5 thanh niên xông vào đánh ở Sapa (Lào Cai), và vô số vụ việc khác trước đó, đều cho thấy bạo lực đang đang ở ngưỡng “trẻ không tha, già không thương”.
Trước hết, không một xã hội văn minh nào dung dưỡng bạo lực. Người ta thường lấy yếu tố bao dung để xem xét chỉ dấu của một xã hội văn minh.
Dấu vết của sự vô minh hằn lại trong các xã hội mà ở đó cường độ bạo lực cao và thiếu vắng sự khoan dung giữa con người với con người, con người với động vật và môi trường sống.
Trong sự quán chiếu đó, thật đáng thương cho những kẻ giơ cao cơ bắp thể hiện sức mạnh.
Video đang HOT
Những hành động bạo lực đó sẽ làm tổn hại đến hình ảnh quốc gia.
Thực tế cho thấy, thế giới biết về Việt Nam còn hạn chế.
Những cơ quan ngoại giao và người Việt trên khắp năm châu đã phải nỗ lực để quảng bá hình ảnh của đất nước mình với người ngoại quốc như là một điểm đáng đến, nơi đó có con người “thân thiện và thiên nhiên tươi đẹp”.
Ngoại giao chính thức và ngoại giao nhân dân đang cố gắng để hình ảnh Việt Nam được biết đến nhiều hơn với bạn bè thế giới.
Trong kỷ nguyên internet và mạng xã hội, những hành động bạo lực xấu xí kia sẽ lan tỏa rộng khắp.
Chỉ cần vài hành động bạo lực man dại kia, những nỗ lực đó có thể bị đổ sông, đổ bể.
Xây dựng hình ảnh quốc gia không ngừng nghỉ, nhưng rút một viên gạch thì có thể đổ bể cả thành trì. Nhìn những hình ảnh bạo lực đó, du khách không thể không nghi ngại.
Do đó, suy cho cùng, những hình ảnh bạo lực xấu xí đang làm xấu đi hình ảnh đó.
Do đó, cần nghiêm trị những kẻ ưa dùng bạo lực.
Khi dùng đến cơ bắp, trí não đã bị đánh bại bởi căn tính hoang dã, bất lực để bật lên các kênh giao tiếp trang nhã và văn minh.
Ba dấu hỏi lớn được đặt ra ở những chỉ dấu bạo lực này: (1) Những cá nhân giải tỏa ẩn ức bạo lực của mình trên phố phải chăng là kết quả nào đó của những áp lực xã hội, khiến cá nhân luôn muốn được giải tỏa? (2) Vì sao dấu hiệu về thiếu vắng sự bao dung có vẻ đang hiển hiện ở một đất nước được coi là hiền hòa? Và (3) bạo lực liệu có dấu vết căn tính đại chúng, phản ánh những bất cập của cấu trúc xã hội ở một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển?
Có lẽ, chỉ các nhà xã hội học và tâm lý học xã hội may ra mới tìm được lời giải đáp đó.
Theo Danviet
Người đàn ông ngoại quốc giành quyền nuôi con với vợ Việt
Anh Bradley Ryan Chilewtz (quốc tịch Ireland) xin ly hôn chị Trần Thị Linh và đề nghị được quyền nuôi con gái của hai người.
Ngày 13/6, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên sơ thẩm xét xử vụ anh Bradley Ryan Chilewtz (45 tuổi, quốc tịch Ireland) xin ly hôn chị Trần Thị Linh (33 tuổi, trú huyện Diễn Châu).
Hai người cho biết họ quen nhau rồi kết hôn năm 2007. Sau ngày tổ chức đám cưới tại Nghệ An, chị Linh theo chồng qua Ireland sinh sống.
Một năm sau họ có con gái chung, khi con gái lên 3 tuổi thì chị Linh đưa về Việt Nam sống với ông bà ngoại. Vợ chồng chị Linh vẫn sinh sống tại Ireland, song cuộc hôn nhân "trong mơ" của cô gái Nghệ An với người chồng ngoại quốc chỉ vỏn vẹn được 5 năm thì nảy sinh mâu thuẫn.
Trong khi chị Linh cho rằng chồng ngoại tình, anh Bradley phản bác và cho hay vợ của mình có tính "côn đồ", đã từng kề dao vào cổ chồng đe doạ tính mạng và bỏ rơi con cái. Không chấp nhận được người vợ hư hỏng nên Bradley quyết định đâm đơn ly hôn vào năm 2016.
Phiên toà diễn ra căng thẳng ngay từ đầu. Phải ngồi xe lăn do chân bị đau sau lần tai nạn, thông qua phiên dịch viên, anh Bradley trình bày với toà nguyện vọng được nuôi con chung đến lúc trưởng thành, vì anh cho rằng con gái được mình chăm sóc sẽ tốt hơn ở bên người mẹ"côn đồ".
Người đàn ông ngoại quốc cũng khẳng định bản thân có đủ khả năng kinh tế, nếu được quyền nuôi con thì sẽ đưa về Ireland để có điều kiện học tập tốt...
Ngồi cách chồng chừng 2 mét, chị Linh lớn tiếng cho rằng anh Bradley không đủ tư cách để nuôi con. Theo chị, con gái đang có cuộc sống tốt tại Việt Nam nên không thể giao cho anh Bradley đưa về Ireland. Người phụ nữ 33 tuổi cũng cam kết mình đủ điều kiện và khả năng để chăm sóc con tốt.
Chủ toạ phiên toà ngắt lời, đặt câu hỏi với anh Bradley "hiện cháu bé đang có môi trường sinh sống, phát triển tốt Việt Nam, vậy anh có đồng ý để cháu ở với mẹ?". Người đàn ông ngoại quốc vẫn giữ nguyên quan điểm "tôi muốn được nuôi con".
Anh Bradley và chị Linh tại phiên toà hôm nay. Ảnh: Hải Bình.
Hoà giải bất thành, sang phần xét hỏi, khi HĐXX nêu vấn đề "nếu toà phán xét chị Linh được quyền nuôi con thì anh sẽ chu cấp bao nhiêu tiền mỗi tháng để chăm sóc con?". Anh Bradley cho biết, nếu trường hợp đó xảy ra thì sẽ chu cấp cho con gái 5 triệu đồng mỗi tháng cho tới lúc trưởng thành.
Cùng câu hỏi này, chị Linh cũng cho biết nếu con gái ở với bố thì cũng đồng ý chu cấp 5 triệu đồng mỗi tháng.
Về tài sản chung, hai bên thống nhất có một ngôi nhà hai tầng xây dựng trên mảnh đất rộng 60 m2 tại huyện Diễn Châu trị giá 800 triệu đồng; một ki ốt cũng ở huyện Diễn Châu trị giá 25 triệu đồng và một xe máy tay ga 5 triệu đồng. Hai bên thống nhất thẩm định giá và chia đôi tài sản trên, chị Linh lấy tài sản của còn anh Bradley lấy 1/2 giá trị tài sản đã thẩm định.
Sau một giờ nghị án, chiều cùng ngày, HĐXX nhận định hôn nhân giữa anh Bradley và chị Linh xảy ra mâu thuẫn và đã lâm vào tình trạng trầm trọng, vì vậy việc đi đến ly hôn là phù hợp.
Về con chung, cả cha và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, song HĐXX cho rằng, trong vụ án này hiện cháu gái 6 tuổi đang có cuộc sống và học tập tốt tại Việt Nam, mẹ cháu bé cũng hứa sẽ chăm sóc cho con. Vì vậy Toà quyết định tuyên chị Linh được quyền nuôi dưỡng con gái. Anh Bradley có trách nhiệm mỗi tháng chu cấp 5 triệu đồng; có quyền thăm con mà không ai được ngăn cấm.
Chị Linh được quyền sở hữu 3 tài sản chung nêu trên, song phải trả cho anh Bradley số tiền 500 triệu đồng.
Hải Bình
Theo VNE
Được chồng chiều như nữ hoàng vẫn "say nắng" 1 chàng gia sư ngoại quốc và cái giá phải trả Khi đứa trẻ chào đời, Mai và Phong đều cảm thấy nghẹt thở vì sự thật phũ phàng trước mắt, đứa trẻ là một bé trai khỏe mạnh và dễ thương, có điều đôi mắt của bé khiến người ta không thể lẫn vào đâu được, đôi mắt trong xanh như Roman. Mai và Phong vừa tổ chức một đám cưới rất linh...