Danh mục Tundra Frontier Fund tăng mạnh trong tháng đầu tiên sau sáp nhập, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam chiếm 20%
Tại Việt Nam, Tundra Sustainable Frontier Fund có sự quan tâm mạnh mẽ tới KDF, công ty đang có kế hoạch sáp nhập vào KDC cũng như kế hoạch liên doanh với “gã khổng lồ” VNM.
Tundra Sustainable Frontier Fund vừa công bố báo cáo hoạt động tháng 8, tháng đầu tiên sau khi sáp nhập 3 quỹ thành viên Tundra Vietnam Fund, Tundra Pakistan và Tundra Frontier Africa vào danh mục với nhiều điểm đáng chú ý.
Theo đó trong tháng 8, hiệu suất danh mục Tundra Sustainable Frontier Fund là 8,4%, tích cực hơn mức tăng 7,3% của chỉ số MSCI FMxGCC Net TR (benchmark) và 2,2% của MSCI EM Net TR.
Tundra Sustainable Frontier Fund cho biết việc lựa chọn các cổ phiếu tốt ở Việt Nam và Bangladesh đã góp phần tích cực vào hiệu suất hoạt động trong tháng. Quỹ cũng ghi nhận sự tham gia mua tích cực của các nhà đầu tư địa phương tại các thị trường đầu tư.
Vào cuối tháng 8, quy mô danh mục quỹ đạt 123,2 triệu USD, trong đó Pakistan là thị trường lớn nhất chiếm tỷ trọng 26%, trong khi Việt Nam xếp ngay sau với 20%. Quỹ hiện dành 95% danh mục đầu tư cổ phiếu và còn 5% tiền mặt.
Top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục Tundra Sustainable Frontier Fund hiện có 2 cổ phiếu đến từ Việt Nam là FPT (6,8%) và LPB (3,5%).
Trong tháng 8, Tundra Sustainable Frontier Fund đã thực hiện việc sáp nhập một số quỹ thành viên do không còn đủ năng lực tài chính để quản lý sau ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Như tại thị trường Việt Nam, từ mức đỉnh cao danh mục hơn 200 triệu USD vào quý 1/2018, quy mô danh mục Tundra Vietnam Fund chỉ còn hơn 20 triệu USD tại thời điểm tiến hành sáp nhập.
Video đang HOT
Tundra Sustainable Frontier Fund cho biết quỹ tập trung vào các thị trường có khả năng nâng hạng Emerging markets như Việt Nam, Bangladesh, Sri Lanka, Pakistan, Ai Cập, Nigeria. Tundra Sustainable Frontier Fund cho rằng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ cùng quá trình đô thị hóa nhanh chóng, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu cũng như môi trường chính trị ổn định, đây là những thị trường tiềm năng mà nhiều nhà đầu tư quốc tế vẫn chưa “khám phá” ra.
Theo đánh giá của Tundra, các thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục quỹ như Việt Nam, Srilanka, Pakistan đều có giá trị sổ sách trên cổ phần (Book value per share) hấp dẫn hơn so với tương quan S&P500, tuy nhiên chỉ số P/B lại thấp hơn nhiều.
Có nên nắm giữ cổ phiếu bánh kẹo để hưởng sóng Tết Trung thu?
Dịch bệnh COVID-19 đã làm giảm đến sức mua của thị trường bánh trung thu của người dân, điều này có làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các doanh nghiệp bánh kẹo trên thị trường chứng khoán?
Những tên tuổi nổi tiếng trên thị trường chứng khoán như Bánh kẹo Bibica (BBC), Bánh kẹo Hải Hà (HHC), Thực phẩm Hữu Nghị (HNF), Tập đoàn Kido (KDC)...
Hiện tại, cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp ngành bánh kẹo đang thuộc có thị giá tương đối cao, nhưng thanh khoản khá thấp, có nhiều phiên không ghi nhận giao dịch.
Chẳng hạn, cổ phiếu HNF nhiều phiên liên tiếp trong 3 tháng trở lại đây không có giao dịch, tuy vậy trong phiên 11/9, HNF được khớp lệnh 500 cổ phiếu với mức giá 22.000 đồng/cp, giảm hơn 8% so với mức giá 24.000 đồng/cp đứng dậm chỗ trong nhiều phiên.
Trong khi đó, cổ phiếu HHC cũng không có thanh khoản trong vòng 1 tháng qua, đang đứng tại mốc 107.000 đồng/cp.
Đối với Bibica, cổ phiếu BBC nằm trong nhóm thị giá tốt, hiện đang giao dịch quanh mốc 50.000 đồng/cp. Tuy nhiên, phần lớn cổ phiếu Bibica do nhà đầu tư chiến lược nắm giữ, tỷ lệ lưu hành tự do trên thị trường nhỏ, thanh khoản thấp. Rất nhiều phiên giao dịch, BBC không có thanh khoản.
Hiện nay, 1 trong 2 cổ đông lớn của Bibica là PAN Group, với tỷ lệ nắm giữ 50,1%, đang nắm quyền chi phối Công ty và nỗ lực hướng tới mục tiêu đưa Bibica trở thành công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam.
Khác biệt với các cổ phiếu trên, KDC của Tập đoàn Kido được giao dịch khá sôi động với hơn 600.000 đơn vị/phiên trong vòng 3 tháng qua. Hiện tại KDC đang giằng co quanh mốc 35.000-36.000 đồng/cp. Cổ phiếu KDC tăng 12% trong vòng 3 tháng qua và tăng đến 92% trong vòng 1 năm.
Diễn biến giao dịch cổ phiếu của các cổ phiếu bánh kẹo.
Trong một báo cáo cập nhật, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết KDC sẽ quay trở lại với lĩnh vực kinh doanh bánh kẹo trong năm nay với việc tung ra thị trường sản phẩm bánh trung thu với thương hiệu 'Kingdom'.
Tập đoàn sẽ quay trở lại ngành bánh kẹo sau cam kết không cạnh tranh với Mondelez, một điều khoản trong thương vụ bán mảng kinh doanh bánh kẹo cho Mondelez vào năm 2015, sẽ hết hiệu lực vào tháng 7 năm nay. KDC sẽ bắt đầu ra mắt thị trường với sản phẩm bánh trung thu.
Việc sản xuất bánh trong năm nay sẽ được gia công tại nhà máy của ABC Bakery trong khi KDC sẽ tận dụng kênh phân phối hiện có, hiện đang bán các sản phẩm của Kinh Đô-Mondelez, để thâm nhập thị trường.
Doanh thu dự kiến từ lô sản phẩm 4 triệu bánh trong năm nay sẽ vào khoảng 200 tỷ đồng. Do KDC phải thuê sản xuất bên ngoài, ban lãnh đạo ước tính biên lợi nhuận ròng sẽ xấp xỉ 20%, thấp hơn biên lợi nhuận của việc tự sản xuất là khoảng 30%.
Theo đó, ban lãnh đạo ước tính lợi nhuận từ việc kinh doanh bánh trung thu sẽ đạt 50 tỷ đồng. Sau đó, KDC sẽ tiếp tục tung ra một loạt các sản phẩm ăn vặt, bao gồm bánh quy giòn, bánh quy, bánh xốp, khoai tây chiên giòn.
Còn theo thông tin từ Bibica, mùa Trung thu năm 2020, sản lượng dự kiến tung ra thị trường là 600 tấn bánh trung thu các loại như cùng kỳ và giữ nguyên giá, dù giá nguyên liệu tăng 5% so với năm ngoái.
Trong đó, chủng loại có hơn 60 loại bánh với 3 dòng chính là bánh trung thu cao cấp, bánh trung thu dinh dưỡng và bánh trung thu truyền thống. Giá bánh dao động từ 39.000 - 165.000 đồng/cái cho dòng phổ thông. Dòng cao cấp, sang trọng có giá từ 250.000 - 2.500.000 đồng/hộp.
Theo BBC, điểm nổi bật ở sản phẩm năm 2020 là nguyên liệu thuần Việt, có thêm bánh mới là Lava trứng muối (bánh truyền thống của Hongkong nhưng được BBC Việt hóa), bánh mochi, lần đầu tiên ra mắt bánh nướng/dẻo đậu xanh ngũ sắc.
Kết quả kinh doanh chưa thực sự khởi sắc trong nửa đầu năm
Thực tế cho thấy, với các doanh nghiệp bánh kẹo, quý 3 và quý 4 thường đạt kết quả kinh doanh vượt trội do yếu tố mùa vụ, tiêu thụ tăng mạnh nhờ các dịp lễ, tết. Riêng với năm 2020 khi bị ảnh hưởng nặng nề của COVID-19, doanh thu và lợi nhuận trong nửa đầu năm chỉ ở mức xấp xỉ so cùng kỳ thậm chí giảm.
Tại Kido, doanh thu bán niên ghi nhận tăng đến 13% lên gần 3.700 tỷ đồng theo đó lợi nhuận sau thuế cũng thu về tăng 8% lên hơn 50 tỷ đồng.
Bánh kẹo Hải Hà thì ghi nhận doanh thu cùng lợi nhuận xấp xỉ so cùng kỳ, tương ứng mức 324 tỷ đồng và 187 triệu đồng. Còn với Thực phẩm Hữu Nghị, tuy doanh thu tăng nhẹ lên mức 590 tỷ đồng trong bán niên nhưng HNF mang về lợi nhuận chỉ hơn 2,6 tỷ đồng, giảm đến 80% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, kết quả kinh doanh tại Bibica khá tích cực khi ghi nhận lợi nhuận tăng vọt thậm chí tăng gấp đôi so bán niên 2019 nhưng nhờ vào doanh thu tài chính chứ không phải doanh thu từ việc bán hàng thuần tuý.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần BBC đạt 377 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ và lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh là 13 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ Công ty đạt lãi thuần tới 23,5 tỷ đồng. Nhưng cũng nhờ vào việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, lợi nhuận sau thuế của BBC đạt hơn 50 tỷ đồng, gấp 2,1 lần cùng kỳ.
Năm 2020, BBC đặt mục tiêu 1.800 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 20% so với thực hiện năm 2019, nhưng lợi nhuận trước thuế dự kiến chỉ ở 109 tỷ đồng, giảm 9%. Như vậy, so với kế hoạch này, BBC mới chỉ thực hiện được 21% chỉ tiêu doanh thu nhưng đã hoàn thành được 62% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm.
Covid-19, ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam sẽ ra sao? Dịch bệnh Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng trên thế giới. Vậy, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã và sẽ chịu tác động như thế nào từ dịch bệnh? Cải tiến cơ bản cần phải có là một hệ thống đại lý bảo hiểm tốt hơn,...