Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan
Theo quy định của Thủ tướng, hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan gồm thuốc lá điếu có chứa lá thuốc lá có nhãn hiệu 555, Esse và rượu Whisky không có xuất xứ Việt Nam.
Hải quan Hải Phòng kiểm tra, giám định lô hàng thuốc lá giả mạo thương hiệu thuốc lá 555. (Ảnh: TTXVN phát)
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 27/2020/QĐ-TTg quy định về danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan.
Theo đó, hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan gồm: Thuốc lá điếu có chứa lá thuốc lá có nhãn hiệu 555, Esse không có xuất xứ Việt Nam (mã hàng 24.02.20); rượu Whisky có dung tích trên 50 ml không có xuất xứ Việt Nam (mã 22.08.30.00).
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2020. Đối với các lô hàng đã được đưa vào kho ngoại quan trước ngày trên thì thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về thời hạn gửi kho ngoại quan.
Sau khi hết thời hạn lưu giữ tại kho ngoại quan theo quy định tại Điều 61 Luật Hải quan mà không thực xuất được thì buộc tái xuất tại cửa khẩu nhập ban đầu.
Video đang HOT
Căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành theo dõi, rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định này./.
Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu
Bộ Tài chính trình Chính phủ đề án trình bày mô hình cải cách toàn diện các quy định về hoạt động kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam )
Ngày 16/9, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu."
Đề án này được xây dựng trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ về việc giao Bộ Tài chính "xây dựng Đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành theo hướng cơ quan hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại của khẩu, bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm."
Theo đó, đề án sẽ cắt giảm chi phí, thời gian và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh, người tiêu dùng...
Nội dung đề án trình bày mô hình cải cách toàn diện các quy định về hoạt động kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, như áp dụng quản lý rủi ro, đơn giản hóa quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, giảm đầu mối tiếp xúc giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức.
Theo đó, mô hình cải cách sẽ cắt giảm được chi phí, thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu đồng thời tạo môi trường, điều kiện cần thiết thực hiện xã hội hóa hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. Đề án sẽ đảm bảo được mục tiêu bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước, bảo vệ môi trường, quyền lợi và sức khỏe cộng đồng.
Việc cải cách sẽ giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng quy định pháp luật đối với hàng hóa nhập khẩu, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn kinh tế.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam )
Như vậy, việc tổ chức lại mô hình hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đơn giản, hiệu quả, phân công trách nhiệm một cách hợp lý, rõ ràng, minh bạch giữa các bên tham gia (các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan hải quan, các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định).
Đề án cũng đã đưa ra 7 phương án cải cách và nội dung mô hình mới về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
Theo đó, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chất lượng được thực hiện theo 3 phương thức (kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, phương thức kiểm tra giảm). Việc áp dụng phương thức kiểm tra và chuyển đổi phương thức kiểm tra (từ chặt sang thông thường, từ thông thường sang giảm) áp dụng đối với hàng hóa giống hệt, không phân biệt nhà nhập khẩu và quá trình chuyển đổi được áp dụng trong thời hạn nhất định hoặc cho đến khi hàng hóa có quy chuẩn mới thay thế cho quy chuẩn cũ.
Theo mô hình mới, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra an toàn thực phẩm được thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu do Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao/chỉ định. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp áp dụng phương thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm.
Lộ trình thực hiện đề án này sẽ được chia thành 2 giai đoạn, từ năm 2020 đến năm 2023: Trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, tổ chức triển khai thực hiện Đề án, đánh giá-tổng kết việc thực hiện Đề án và đề xuất nhiệm vụ trong giai đoạn 2.
Tiếp đến năm 2023 đến năm 2026: Rà soát, sửa đổi bổ sung các Luật quản lý chuyên ngành và văn bản có liên quan, báo cáo các cấp có thẩm quyền theo hướng áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất và thống nhất đầu mối kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm tại cửa khẩu là cơ quan hải quan.
Đề án cũng đề xuất thành lập Ban chỉ đạo Cải cách kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phân công nhiệm vụ cho các bộ, ngành. Trong đó, Bộ Tài chính có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại đề án và chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan. Bên cạnh đó, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và địa hương xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại đề án./.
Thương mại Việt Nam-Ấn Độ lấy lại đà tăng trưởng trước đại dịch Điện thoại di động và linh kiện tiếp tục là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Ấn Độ trong giai đoạn từ tháng 1-8/2020... Công nhân sản xuất linh kiện điện tử tại công ty TNHH 4P (Văn Giang, Hưng Yên). (Ảnh minh họa: Phạm Kiên/TTXVN) Theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, kim ngạch...