Đánh mất ví tiền, nam sinh viên ở Cần Thơ tung tin bị cướp
Trong lúc đi chơi cùng nhóm bạn thì bị rơi mất ví (bóp), nam sinh viên sợ bị gia đình la mắng nên đã tung tin giả bị cướp.
Cơ quan công an làm việc cùng K.
Ngày 27/5, Công an phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, cho biết đang củng cố hồ sơ xử lý nam sinh viên một trường đại học trên địa bàn TP Cần Thơ theo quy định pháp luật vì đã có hành vi đăng tải thông tin không đúng sự thật trên mạng xã hội Facebook.
Theo thông tin ban đầu, hơn 8h cùng ngày, Lê QK (SN 1999 ngụ tỉnh Sóc Trăng) đã đăng tải trên Facebook cá nhân nội dung: vào khoảng 1h sáng 27/5, trong lúc K. đi mua hủ tiếu đến khu vực sân bóng trường Đại học Y dược Cần Thơ giáp với Quận đội Ninh Kiều đã có 2 thanh niên áp sát dùng kim tiêm để khống chế, bắt K. giao toàn bộ bóp, tiền và điện thoại cho chúng.
Ngay sau khi nội dung đăng tải, Công an phường An Khánh đã phối hợp cùng đội nghiệp vụ Công an quận Ninh Kiều vào cuộc xác minh, làm rõ.
Qua xác minh, Cơ quan công an xác định nội dung mà K. đã đăng trên Facebook là không đúng sự thật.
Làm việc cùng công an, K. khai nhận, hiện đang là sinh viên năm 2 của một trường đại học trên địa bàn TP Cần Thơ. Tối 27/5, K. cùng nhóm bạn đi chơi thì bất cẩn làm mất bóp, trong đó có tiền mặt và nhiều giấy tờ tùy nhân. Sợ bị cha mẹ la mắng nên K. đã thông tin giả là bị cướp.
Gia Minh – Lê An
Theo baogiaothong
Tài xế phản ứng, trạm BOT ở Cần Thơ tiếp tục điệp khúc xả trạm
Trạm T2 BOT Quốc lộ 91 (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) tiếp tục điệp khúc xả trạm trong ngày thứ 2 liên tiếp trước phản ứng của các tài xế.
Ngày 24/5, trạm T2 BOT QL91 (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) tiếp tục bị nhiều tài xế xe ô tô phản ứng. Cũng như trong ngày 23/5, các tài xế cho rằng họ chỉ sử dụng vài trăm mét đường của dự án để đi lên cầu Vàm Cống hoặc đi Kiên Giang nhưng phải trả phí toàn tuyến là không hợp lý.
"Tôi từ trên cầu Vàm Cống chạy qua An Giang. Tôi đi Quốc lộ 91 có 300 mét. Đi bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu. Tôi đưa 2.000 đồng tính ra còn dư. Cái trạm này đặt ở đây là không hợp lý", một tài xế cho biết.
Một người dân sống gần trạm BOT cho biết: "Cầu Vàm Cống thông xe, người dân rất vui mừng vì cứ tưởng giao thông từ nay sẽ thuận lợi. Tuy nhiên, 2 ngày nay khu vực này ùn tắc, mất trật tự. Mong chính quyền mau chóng đưa ra biện pháp phù hợp hoặc dời cái trạm đi. Chứ như hiện nay quá mất trật tự, quá khó coi".
Theo ghi nhận, mỗi khi các tài xế đậu xe chiếm hết các làn thu phí để phản đối thì giao thông trong khu vực lại tiếp tục ùn tắc.
Trong khi đó, phía trạm BOT thì chờ cho đến khi kẹt xe kéo dài 750 mét mới xả trạm. Thu phí trở lại được vài phút, các tài xế lại tiếp tục chiếm hết các làn phu thí để phản ứng. Điệp khúc này cứ thế diễn ra liên tục gây búc xúc cho người tham gia giao thông.
Sau khi Cầu Vàm Cống được thông xe, khoảng 12h30 ngày 21/5, một số tài xế xe tải đã cùng nhau đậu chiếm 3 trong số 4 làn thu phí tại trạm BOT T2 (Quốc lộ 91), hướng từ tỉnh An Giang đi TP. Cần Thơ khiến giao thông ách tắc. Sau khi lực lượng chức năng vận động và điều tiết, giao thông mới thông thoáng trở lại.
Trước đó, ngày 22/5, Hiệp hội vận tải ô tô An Giang đã có văn bản kiến nghị Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và các ngành chức năng về vị trí đặt Trạm T2 BOT Quốc lộ 91 (tại quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ).
Cho rằng vị trí đặt trạm là bất hợp lý, Hiệp hội vận tải ô tô An Giang kiến nghị 3 phương án: Thu phí theo tỷ lệ cự ly tham gia (1/40 theo mức Tổng Cục đường bộ đã quy định về trạm thu phí không dừng). Dành hẳn hai làn phương tiện đi và về Long Xuyên - Kiên Giang được miễn phí hoàn toàn. Hoặc di dời trạm T2 đến vị trí phù hợp.
Sáng 23/5, tại UBND quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ), Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) và Công an TP. Cần Thơ đã cùng chủ trì cuộc họp bàn giải pháp đảm bảo an ninh trật tự tại trạm thu phí BOT T2 (phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt).
Trao đổi với báo chí sau cuộc họp, ông Nguyễn Việt Trí - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh An Giang cho biết, về phương án dời trạm thu phí T2 là không khả thi.
"Tất cả các thành phần dự họp hôm nay đều thấy việc dời trạm là tốn kém và không cần thiết vì chúng ta có quá nhiều phương án để xử lý", ông Trí nói.
Tuy nhiên, theo ông Trí, thời gian qua, trạm thu phí T2 liên tục gặp phản ứng của lái xe nên cần tìm giải pháp hợp lý để tạo sự đồng thuận.
Theo đó, phía An Giang đề ra hướng xử lý đó là phát thẻ cho những xe từ hướng tỉnh Kiên Giang hoặc từ cầu Vàm Cống rẽ xuống để về tỉnh An Giang. Đến trạm T2, họ sẽ trả cái thẻ đó và mua vé có mệnh giá 2.000 đồng để qua trạm, tương đương với 300 m đường di chuyển.
Còn những xe từ hướng tỉnh An Giang đi Kiên Giang và qua cầu Vàm Cống hoặc về TP. Cần Thơ, theo ông Trí, có hai phương án giải quyết: Thứ nhất, có thể bán cho họ vé qua trạm có mệnh giá 2.000 đồng và khi đi Kiên Giang và qua cầu Vàm Cống, thì xe được tự do đi lại.
Trong khi xe đi về TP. Cần Thơ thì khi đến trạm T1 sẽ mua vé qua trạm với mệnh giá 33.000 đồng, tức đủ 35.000 đồng đi toàn tuyến như hiện nay (một vé 2.000 đồng mua tại trạm T2 và 1 vé 33.000 đồng tại trạm T1).
Phương án thứ hai đó là: Nếu sợ thất thu, nhà đầu tư có thể bán vé 35.000 đồng tại trạm T2, nhưng phải được tổ chức lại, tức khi xe đi về Kiên Giang hoặc về cầu Vàm Cống, thì phải trả lại cho chủ phương tiện 33.000 đồng để thu hồi lại vé 35.000 đồng, trong khi xe về hướng Cần Thơ thì đi bình thường như hiện nay.
Trong khi các ngành chức năng chưa đưa chốt được phương án giải quyết, khoảng 14h ngày 23/5, nhiều tài xế không đồng ý mua vé đã cố thủ tại làn thu phí ở cả hai chiều gây nên tình trạng ùn tắc. Trạm BOT phải nhiều lần xả trạm. Họ yêu cầu đi bao nhiêu mét thì trả đúng bao nhiêu.
THANH TIẾN
Theo VTC
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT được chỉ định làm Phó bí thư Thành ủy Cần Thơ Ban Bí thư quyết định luân chuyển và chỉ định ông Lê Quang Mạnh - Thứ trưởng Bộ KH&ĐT giữ chức vụ Phó bí thư Thành ủy Cần Thơ nhiệm kỳ 2015 - 2020. Chiều 24/5, tại TP. Cần Thơ, Ban Tổ chức Trung ương có buổi làm việc với Thành ủy Cần Thơ để công bố quyết định của Ban Bí thư...