Đánh mất thời gian vàng điều trị ung thư chỉ vì ‘cái gì cũng sợ’
Bác sĩ chẩn đoán ung thư vú nhưng bệnh nhân sợ hãi và cứ đi xét nghiệm chỉ mong không phải ung thư, khám ở các bệnh viện qua 3 tháng vẫn chưa quyết định điều trị, cuối cùng bệnh đã di căn.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến – Trưởng khoa Ngoại Phụ khoa, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho biết ông vừa tiếp nhận ca ung thư vú di căn hạch đòn do bệnh nhân sợ dao kéo, bỏ chữa bệnh ở viện về nhà tự điều trị.
Bệnh nhân là người phụ nữ trẻ, quê ở Quảng Nam. Cách đây 3 tháng, hai vợ chồng bệnh nhân tìm tới bác sĩ Tiến nhờ tư vấn khi đó có bướu vú 1,5cm được sinh thiết kết quả ung thư vú giai đoạn 1.
Bác sĩ Tiến đã tư vấn và giới thiệu điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân không hồi âm mà cố gắng đi khám các nơi chỉ mong không phải ung thư.
Nguyên nhân chỉ vì chữ “sợ”. Bệnh nhân nghe nói đến Bệnh viện Ung bướu là sợ, vì gặp nhiều bệnh nhân ung thư và sợ bạn bè biết điều trị ở Bệnh viện Ung bướu nên có vào viện rồi không khám và đi điều trị kiểu khác.
Bệnh nhân cứ nấn ná chưa biết điều trị gì mà chỉ chăm tới các bệnh viện khác nhau làm xét nghiệm xem có thực sự bị ung thư vú hay không.
Video đang HOT
Khám hết bệnh viện này tới bệnh viện khác, mỗi lần đi khám nơi thì cho chọc kim sinh thiết, nơi thì xét nghiệm xong bác sĩ đòi mổ lấy u bảo tồn ngực nhưng có chỗ đòi mổ cắt nguyên tuyến vú… Mỗi nơi tư vấn một cách và bệnh nhân vẫn hi vọng tìm được cách điều trị khác. Bệnh nhân vẫn cứ vin lý do sợ quá, chần chờ nên mất hết 2 tháng vẫn chưa quyết định điều trị gì cho bệnh của mình.
Ảnh minh họa.
Khi được chồng và gia đình khuyên, bệnh nhân mới vào viện mổ. Kết quả giải phẫu bệnh bác sĩ cho biết bệnh đã nặng. Lúc này bản thân bệnh nhân và gia đình mới tá hoả biết có di căn hạch trên đòn mới từ giai đoạn 1 đã thành giai đoạn 4.
BS Tiến lấy làm tiếc khi bệnh nhân lần đầu đến gặp bác sĩ mới ở giai đoạn 1 nhưng không mổ mà lúc nào cũng “sợ” đi hết chỗ này chỗ khác khám, đụng chạm vào tế bào ung thư mà không điều trị nên ung thư di căn. Bệnh nhân chỉ vì không muốn đối diện với sự thật là mình bị bệnh ung thư, không muốn điều trị ung thư ở bệnh viện ung bướu.
Khi cầm bệnh án ung thư vú di căn thì bệnh nhân đã hối hận nhưng mọi thứ đã muộn – BS Tiến lấy làm tiếc.
Ung thư vú cần điều trị đa mổ thức, phải từ 3 – 5 vũ khí cực mạnh, hiện đại như Mổ – Hoá – Xạ – Liệu pháp ngắm trúng đích – Liệu pháp miễn dịch – Liệu pháp nội tiết… nếu ở giai đoạn 1 thì việc điều trị cực kỳ đơn giản, tỷ lệ khỏi bệnh cao. Nhưng ở giai đoạn muộn thì bản thân bác sĩ cũng chẳng biết phía trước như thế nào?
BS Tiến chia sẻ có những sai lầm mà con người có thể sửa chữa và làm tốt hơn. Nhưng những sai lầm về căn bệnh ung thư sẽ không còn cơ hội sửa chữa mà phải trả giá rất đắt đó là mạng sống của một con người.
Những quan niệm sai lầm về ung thư có thể gây ra những lo lắng không cần thiết cho sức khỏe của bạn. Thông tin sai thậm chí có thể làm cho bệnh nhân phản ứng sai lệch hoặc phản ứng thái quá khi được chẩn đoán bệnh này và có thể ảnh hưởng đến việc chấp nhận điều trị bệnh.
Nhiều người nghĩ rằng phẫu thuật hoặc sinh thiết khối u sẽ khiến ung thư lan rộng. Bác sĩ Tiến cho rằng, có thể di căn nhưng khả năng xảy ra điều này là cực kỳ thấp. Bác sĩ phẫu thuật phải tuân theo một quy trình nghiêm ngặt và thực hiện các bước để ngăn chặn điều này xảy ra trong khi sinh thiết. Do đó, điều cực kỳ quan trọng là bác sĩ phẫu thuật phải được đào tạo chuyên biệt để mổ bệnh nhân ung thư.
Nhiều người thường nghe từ bạn bè, người thân và phương tiện truyền thông rằng hóa trị liệu nguy hiểm, có thể chết vì hóa chất, nó là một chất độc cực mạnh, tại sao lại gây rắc rối làm bệnh nhân đau đớn hơn nên sợ hãi và tìm tới các phương pháp khác, chậm trễ điều trị khiến bệnh tiến triển nhanh hơn, mất cơ hội vàng trong điều trị.
Bác sĩ Tiến cho rằng ung thư là bệnh ác tính nó được coi như bản án tử hình nhưng hoàn toàn “khoan hồng” được nếu người bệnh có kiến thức về bệnh. Khi được chẩn đoán ung thư tuyệt đối không chạy theo những thông tin không chính thống trên mạng, hay nghe lời bạn bè, nghe lương y mà bỏ qua cơ hội sống của mình.
Liệu pháp mới trong điều trị ung thư vú
Bạn đọc Diễm Trang (ở tỉnh Khánh Hòa) hỏi: Tôi nghe nói có một liệu pháp mới trong điều trị ung thư vú (UTV). Xin hỏi liệu pháp mới này là gì?
TS-BS Nguyễn Hữu Phúc, Trưởng Khoa Tuyến vú Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, trả lời: UTV hiện đang là gánh nặng toàn cầu khi luôn dẫn đầu về số ca mắc mới và tử vong, là loại ung thư phổ biến nhất tại châu Á. Theo Globocan 2020, mỗi năm Việt Nam có hơn 21.000 phụ nữ mắc UTV mới, trong đó có hơn 9.000 ca tử vong. Nghiên cứu dịch tễ tại TP HCM cũng cho thấy UTV là loại ung thư thường gặp, chiếm 24%, bệnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa.
Liệu pháp nội tiết hiện đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị ung thư vú ( Ảnh minh họa từ Internet)
Việc điều trị UTV đòi hỏi sự kết hợp đa mô thức giữa các phương pháp: phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, thuốc sinh học, liệu pháp miễn dịch, nhắm trúng đích và nội tiết. Trong đó, liệu pháp nội tiết đã được chứng minh hiệu quả đối với người bệnh UTV có thụ thể nội tiết dương tính (ER), giúp giảm 40% tỉ lệ tái phát và 30% tỉ lệ tử vong, góp phần kéo dài thời gian sống và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Liệu pháp nội tiết hiện đang là "vũ khí" điều trị nhắm trúng đích với tác dụng phụ nhẹ, giúp hỗ trợ quá trình điều trị sau phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Tùy vào độ tuổi, tình trạng kinh nguyệt và phân nhóm nguy cơ, các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc nội tiết khác nhau, giúp vô hiệu hóa hoặc làm giảm nồng độ của estrogen trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa ung thư tiến triển hoặc tái phát.
Phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn 2 khi mang thai, bà mẹ quyết giữ con dù có mất mạng BS Nguyễn Văn Tiến - Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết ông vừa tiếp nhận điều trị cho một sản phụ vừa sinh xong chuyển sang điều trị ung thư cổ tử cung. Ca bệnh đặc biệt Theo BS Tiến đây là một cặp vợ chồng trẻ ở Miền Trung vào sinh sống tại Bình Dương, làm công...