Đánh mạnh tham nhũng
Tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã nêu bật nguy cơ của tham nhũng với quốc gia đông dân nhất thế giới này khi cảnh báo: “Hậu quả duy nhất khi tình trạng tham nhũng tồi tệ hơn là sẽ đặt dấu chấm hết cho Đảng và cho cả đất nước”.
Cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân mất chức vì bị cáo buộc tham nhũng lớn
trong việc xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải
Bên cạnh những vấn đề hệ trọng khác như bầu ra ban lãnh đạo mới – ban lãnh đạo thế hệ thứ 5, xác định đường hướng phát triển trong tương lai… chống tham nhũng trở thành một trong những chủ đề nổi bật của Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa diễn ra tại Bắc Kinh. Cả Tổng Bí thư vừa mãn nhiệm Hồ Cẩm Đào và tân Tổng Bí thư Tập Cận Bình khi phát biểu tại đại hội đều cảnh báo về nguy cơ nghiêm trọng của tham nhũng với Đảng và đất nước.
Video đang HOT
Trong phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của Bộ Chính trị sau khi được bầu làm Tổng Bí thư, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh nếu để nạn tham nhũng tràn lan ở Trung Quốc thì Đảng Cộng sản Trung Quốc có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng bạo loạn và đánh mất vai trò lãnh đạo. Nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc đã dẫn ra thực tế tham nhũng là nguyên nhân khiến “dư luận sục sôi, xã hội bất ổn và chính quyền sụp đổ” tại nhiều quốc gia thời gian qua.
“Nhiều ví dụ thực tế cho chúng ta thấy rằng hậu quả duy nhất khi tình trạng tham nhũng tồi tệ hơn là sẽ đặt dấu chấm hết cho Đảng và cho cả đất nước”, tân Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh. Từ đó, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc yêu cầu phải nêu cao cảnh giác, đẩy mạnh hơn nữa cuộc chiến chống tham nhũng tại quốc gia này.
Tại cuộc họp đưa ra những tuyên bố được cho là lời tuyên chiến với tham nhũng, tân Tổng Bí thư Tập Cận Bình cho biết, thời gian qua trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xảy ra “một số vụ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng với động cơ hèn hạ gây ảnh hưởng chính trị tồi tệ và khiến nhân dân bị sốc”. Tuy ông Tập Cận Bình không chỉ đích danh song dư luận Trung Quốc thời gian qua đã rất bức xúc với vụ việc liên quan tới nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai và cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân, người bị nghi tham nhũng hàng trăm triệu nhân dân tệ trong việc xây dựng tuyến đường xe lửa cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải dài 1.318 km.
Xác định tham nhũng là một nguy cơ tới sự tồn vong của chế độ, Trung Quốc đã rất mạnh tay với nạn này. Trong 5 năm qua, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) đã điều tra 21.000 vụ tham nhũng, kỷ luật 660.000 đảng viên tham nhũng, truy tố trách nhiệm hình sự 24.000 quan chức. Trong những quan chức cấp cao bị xử lý vì tham nhũng ngoài ông Bạc Hy Lai còn có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ.
Thế nhưng, dù đã mạnh tay chống tham nhũng, kể cả khi phát hiện dính líu tới cán bộ cấp cao, song đây vẫn là một nạn nhức nhối tại Trung Quốc. Do vậy, cùng với việc “tuyên chiến với tham nhũng”, tân Tổng Bí thư và ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đã đưa ra những giải pháp mạnh như công khai, minh bạch tài sản, kể cả của người thân cán bộ lãnh đạo, và nhất là xử lý nghiêm mọi trường hợp tham nhũng bị phát hiện. Tân Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hạ Quốc Cường khẳng định: “Các cá nhân tham nhũng, dù là ai, cũng sẽ bị điều tra nghiêm túc và không bao giờ thoát khỏi trừng phạt”.
Theo ANTD
"Không triệt tham nhũng, Trung Quốc chấm hết"
Ông Tập Cận Bình yêu cầu giới chức cấp cao không được lợi dụng vị trí của mình để kiếm lợi. Ảnh: Reuters
Tham nhũng phát triển tràn lan sẽ đặt dấu chấm hết cho sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tân Tổng Bí thư Tập Cận Bình phát biểu ngày 19/11.
Trong một trong những bài phát biểu đầu tiên sau khi được bầu vào vị trí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình so sánh tham nhũng, hối lộ giống như "sâu bọ sinh sôi trong những cơ thể mục ruỗng".
"Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia đã tích tụ quá nhiều mâu thuẫn đến nỗi kích động công luận giận dữ, gây ra bất ổn và dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền. Tham nhũng chính là thành tố quan trọng của quá trình này" - Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập phát biểu tại một cuộc họp của Bộ Chính trị.
Ông Tập nhấn mạnh: "Rất nhiều sự kiện cho chúng ta thấy tham nhũng tệ hại sẽ đặt dấu chấm hết cho cả đảng và đất nước. Chúng ta phải hết sức cảnh giác. Gần đây, đảng ta đã chứng kiến nhiều trường hợp vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng, gây ra ảnh hưởng chính trị không tốt và làm người dân bị sốc".
Dù ông Tập không nêu đích danh các trường hợp trên, nhưng dư luận không khó để liên tưởng đến bê bối rúng động của cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Ông Bạc đang chờ bị xử lý hình sự sau khi bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc kèm theo hàng loạt cáo buộc gồm tham nhũng, lạm dụng quyền lực...
Theo 24h
Ông Tập Cận Bình và chặng đường phía trước Sau kỳ Đại hội Đảng chuyển giao thế hệ lãnh đạo lịch sử 10 năm một lần tại Trung Quốc, dư luận rất quan tâm tới việc tân Tổng bí thư Tập Cận Bình sẽ làm gì cho đất nước 1,4 tỷ dân và có khả năng trở thành cường quốc hàng đầu thế giới. Tân Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung...