Đánh lưới, ngư dân vớt được vật thể nghi là trống đồng nghìn năm tuổi?
Vật thể mà ngư dân Quảng Nam vớt được khi đánh bắt cá tại vùng biển ngang Núi Thành nghi là trống cổ nghìn năm tuổi, rất tiếc các nhà chuyên môn chưa tiếp cận được.
Đánh lưới, ngư dân vớt được vật thể nghi là trống đồng nghìn năm tuổi?
Sáng nay 31.7, ông Tôn Thất Hướng, Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa kiêm phụ trách Phòng di sản (Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam) cho biết một ngư dân ở thôn Hà Quang, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, Quảng Nam khi đánh bắt cá ở vùng biển ngang Núi Thành đã vớt được vật thể nghi là mặt trống đồng cổ.
Tuy nhiên, khi cán bộ nghiệp vụ của Sở VH-TT-DL tiếp cận thì không được xem trực tiếp hiện vật mà chỉ “lướt” qua hình ảnh chụp trên điện thoại. Một số hình ảnh đăng tải ban đầu trên Facebook cũng đã gỡ xuống.
Theo thông tin ban đầu, ông Lữ Đình Chinh (xã Tam Tiến) cùng với cha khi đánh bắt bằng lưới giã cào tại vùng biển ngang gần đó đã vớt được một mảnh vỡ bằng đồng có hình dạng mặt trống đồng cổ.
Khi nhận được thông tin từ địa phương, chiều tối 30.7 ông Tôn Thất Hướng đã đến xã Tam Tiến, tiếp cận với ông Chinh đề nghị được tìm hiểu về lai lịch và giá trị hiện vật.
“Nhưng tôi chỉ được xem qua một số hình ảnh chụp trên điện thoại. Thậm chí không được cho biết vật thể đó vớt tại vùng biển nào, hình như họ giấu thông tin sợ người khác đến dùng lưới cào quét tìm hiện vật”, ông Hướng nói.
Video đang HOT
Nhận diện qua hình ảnh, mặt trống đồng bị ôxy hóa nhiều chỗ, không có phần thân trống. Nhiều khả năng đây là trống đồng Heger 1 hoặc Heger 2, niên đại từ 2.500 – 3.000 năm.
Qua tìm hiểu, một số người dân địa phương tiết lộ nhóm ngư dân khác còn vớt được thêm mặt trống thứ 2. Cả hai hiện vật này đều đang cất giấu kỹ. Cũng có thông tin mặt trống do cha con ông Chinh tìm thấy đã được bán.
Nếu thông tin trên được xác nhận thì đây là mặt trống đồng thứ 5 được tìm thấy tại Quảng Nam, trước đó cả 4 mặt trống đều tìm thấy ở miền núi. Ngoài 3 mặt trống đồng Heger do người dân làng Cơ Noon (xã A Xan, huyện Tây Giang) tìm thấy khi đào đất, thì có 1 chiếc tìm thấy khi đang rà tìm phế liệu ở xã Phước Trà (huyện Hiệp Đức) kích thước lớn gấp 1,5 lần các mặt trống còn lại.
Trả lời PV Thanh Niên, ông Hồ Xuân Tịnh, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam cho rằng thông tin tìm thấy vật thể nghi trống đồng ở dọc biển Quảng Nam là rất hay, và cơ quan chuyên môn sẽ tìm cách để tiếp cận.
Nhiều khả năng các hiện vật cổ tìm thấy dưới biển dọc Núi Thành (Quảng Nam) vô đến Quảng Ngãi, như các hiện vật gốm sứ, là do tàu chở hàng bị đắm.
Theo Thanh Niên
Tận mục báu vật truyền ngôi 300 tuổi của triều Nguyễn
Bảo ấn Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo từng lưu lạc sang Thái Lan, sau này được vua Gia Long chọn làm báu vật truyền ngôi của triều Nguyễn.
Được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia ở Hà Nội, ấn "Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo" là chiếc bảo ấn cổ nhất của nhà Nguyễn. Ấn làm bằng vàng, do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc làm quốc bảo vào năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709). Đến thời vua Gia Long (1802 - 1819), bảo ấn này được chọn làm báu vật truyền ngôi
của vương triều Nguyễn.
Về tổng thể, ấn có hình vuông, chiều cao cả quai 6,3cm, cạnh 10,84cm, dày 1,10cm, có quai đúc theo hình tượng lân vờn ngọc, đầu quay về trái. Đầu lân ngẩng cao, chân trước bên phải chống, chân trước bên trái đặt lên viên ngọc, 2 chân sau chùng.
Dọc lưng kỳ lân chạm khắc văn mây lửa.
Mặt trên của ấn khắc 2 dòng chữ Hán. Bên trái khắc 12 chữ: Kế bát thập kim, lục hốt, tứ lạng, tứ tiền, tam phân (Vàng 8 tuổi, nặng 6 thoi, 4 lạng, 4 tiền, 3 phân). Bên phải khắc 11 chữ: Vĩnh Thịnh ngũ niên thập nhị nguyệt sơ lục nhật tạo (Chế tạo vào ngày 6 tháng 12 năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709), dưới triều Vua Lê Dụ Tông).
Mặt ấn đúc nổi 9 chữ triện phong cách thế kỷ 17 - 18, nét chữ vuông vức uốn nhiều góc. Xung quanh là đường viền rộng 1,20cm.
Mặt ấn đọc theo chiều từ trên xuống dưới và từ phải sang trái là Đại Việt Quốc Nguyễn Vĩnh Trấn chi bảo (Bảo vật của Chúa Nguyễn nước Đại Việt trấn giữ lâu dài). Cạnh dưới khắc 1 dòng 9 chữ Hán: Lại bộ Đồng Tri Qua Tuệ Thư giám tạo (quan trông nom việc chế tạo là Đồng Tri bộ Lại Qua Tuệ Thư).
Trong 300 năm tồn tại, bảo ấn "Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo" đã thất lạc nhiều lần trong các cuộc chiến tranh, từng lưu lạc tới tận Thái Lan cùng chúa Nguyễn Ánh. Các nhà nghiên cứu đánh giá đây là một bảo vật vô giá của tiền nhân để lại.
Theo_Kiến Thức
Chiếc trống có chữ khắc duy nhất trong thành Cổ Loa Mặt trong chân trống Cổ Loa có khắc chìm dòng chữ Hán, được dịch là 'Trống thứ 48 của bộ Tây Vu, nặng hai trăm tám mươi mốt cân'. Trong số bảo vật quốc gia Bảo tàng Hà Nội đang lưu giữ, trống Cổ Loa thuộc hàng quý hiếm bởi kích thước lớn, hoa văn trang trí trên mặt và thân cầu kỳ....