Đánh liều vay 2 tỷ đồng nhập hệ thống lạnh để nuôi… lợn Mỹ
Có chí và ham muốn làm giàu, anh Nguyễn Duy Tuấn (SN 1982, ở thôn 5, xã Hòa Khương, Hòa Vang, Đà Nẵng) đã đánh liều vay tới 2 tỷ đồng nhập hệ thống lạnh về nuôi lợn Mỹ. Nhờ đó, hiện anh bỏ túi 400 triệu đồng mỗi năm.
Vay 2 tỷ đồng nuôi lợn
Dẫn chúng tôi tham quan trại lợn có quy mô khá lớn, được lắp đặt hệ thống lạnh và không có mùi hôi, anh Tuấn cho biết, hệ thống chuồng trại được làm khép kín, các quy trình xử lý khoa học nên hầu như không có mùi hôi đặc trưng trong chăn nuôi lợn, giúp lợn tăng trưởng nhanh.
Không cam chịu thất bại, anh Tuấn đã thành công với trang trại nuôi lợn bằng hệ thống sàn lạnh của mình. Ảnh: Kim Oanh
Tại Giải thưởng Lương Định Của năm 2015 do T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, anh Nguyễn Duy Tuấn là 1 trong 150 nhà nông tiêu biểu trẻ được tuyên dương vì có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ, kỹ thuật, công nghệ phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.
Nói rồi, anh xoa hai bàn tay vừa cười, vừa bảo, chỉ có ai liều lĩnh mới làm thế này, nếu làm không được coi như trắng tay. “Cũng may tôi nhận được sự ủng hộ của người thân trong gia đình, cho mượn 10 sổ đỏ để thế chấp vay ngân hàng gần 2 tỷ đồng. Tháng 7.2013, tôi bắt đầu xây dựng chuồng trại và cuối năm 2013 bắt đầu nuôi lợn” – anh Tuấn chia sẻ.
Nghiệp chăn nuôi lợn của anh Tuấn bắt đầu từ năm 2007, khi ấy anh nuôi lợn thịt thông thường với khoảng 30-40 con. Thời đó, lãi cũng được vài chục triệu đồng. Có lời, anh tiếp tục bỏ thêm vốn nuôi lên 100 con lợn.
Mỗi ngày, anh tranh thủ buổi sáng sớm, trưa, chiều tối chở 30-40 thùng nước cơm tận dụng từ các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn về nuôi lợn. Năm 2010, từ tiền lãi nuôi lợn, anh đầu tư 40 triệu đồng xây dựng chuồng trại và tiếp tục mở rộng đàn lợn lên trên 100 con, nhưng cũng năm đó, đàn lợn của anh bị dịch bệnh chết hàng loạt, anh mất luôn cả vốn lẫn lời.
“Do mình nuôi lợn thủ công nên nguồn thức ăn lấy từ các nhà hàng về bị nhiễm khuẩn, việc nấu thức ăn cho lợn vừa tốn công, vừa mất nhiều kinh phí, nguy cơ rủi ro cao. Sau thất bại đó, tôi tìm hiểu về mô hình nuôi lợn công nghiệp khép kín, và tin rằng mô hình này sẽ thành công” – anh Tuấn chia sẻ tiếp.
Thất bại không làm anh nản chí. Đến năm 2011, anh nghiên cứu chuyển đổi mô hình từ nuôi lợn thủ công sang nuôi công nghiệp. Sau đó, anh lang thang khắp trong Nam, ngoài Bắc, chỗ nào có trang trại nuôi lợn là đến xin học hỏi kinh nghiệm. Được bạn bè giới thiệu mô hình trang trại lợn ở tỉnh Đồng Nai, thuộc Tập đoàn C.P Thái Lan với quy mô 10.000 con do Trung tâm Lợn giống thành phố Hồ Chí Minh đầu tư, anh liền tìm đến học hỏi. Anh Tuấn tâm sự: “Đến đây, mình thấy họ đầu tư rất quy mô, nhưng để học hỏi kinh nghiệm không dễ, mình phải tham quan rồi lân la hỏi chuyện những người chăm sóc mới học được đôi chút quy trình chăn nuôi”.
Sau chuyến đi đó, anh lên mạng tìm tòi, học hỏi thêm mô hình nuôi lợn theo hướng này. Tới năm 2012, anh đầu tư 200 triệu đồng xây dựng trước một khu và bắt đầu nuôi thử nghiệm. Với 20 con lợn giống được mua về từ Thái Lan (giá 3 triệu đồng/con 5kg), nuôi đến 1 năm thấy lợn không đẻ, anh mới biết mình bị lừa. Lần đó, anh gần như mất tinh thần, nhưng không chịu bỏ cuộc mà tiếp tục tìm hiểu về giống lợn.
Video đang HOT
Rồi tình cờ đọc trên mạng thấy có giống lợn nhập từ Mỹ về Việt Nam nuôi, chất lượng thịt ngon hơn giống của Thái Lan, anh đã đánh liều đặt hàng từ Mỹ về Việt Nam để nuôi.
Nuôi lợn Mỹ theo công nghệ Mỹ
Trên diện tích 250m2, anh đầu tư xây dựng chuồng trại đúc sàn, và lắp đặt hệ thống lạnh. Đến tháng 3.2014, anh bắt đầu nhập 20 con lợn đầu tiên của Mỹ về nuôi.
Anh Duy Tuấn cho biết, năm đó anh là người tiên phong trong việc nhập lợn từ Mỹ và hệ thống lạnh này được áp dụng đầu tiên tại Việt Nam, vì giống lợn Mỹ chỉ thích hợp với nhiệt độ từ 19-29 độ C, nhiệt độ nóng quá lợn sẽ chết. Để xây dựng hệ thống lạnh nuôi lợn, anh phải đặt hàng một công ty ở Thái Lan lắp đặt hết 500 triệu đồng.
Sau khi ăn lợn tự uống nước bằng hệ thống chảy tự động. Ảnh: I.T
“Lúc đó, mình đánh liều làm, chứ trong tay không có lấy một đồng. Khi đi vay vốn ngân hàng do chưa có quy mô đầu tư nên cũng không được vay vốn, rất may được Ngân hàng Agribank chi nhánh Hòa Vang tạo điều kiện. Đến hệ thống chuồng trại mình phải nợ nhân công cả năm trời mới trả” – anh Tuấn chia sẻ.
Anh Tuấn cũng cho biết, tôi đã tìm hiểu, thấy giống lợn của Mỹ thịt thơm ngon, được các siêu thị lựa chọn nhiều nên quyết định đầu tư. Mỗi con lợn giống đặt hàng từ Mỹ có giá 10 triệu đồng/con, mỗi con 40kg. Muốn nuôi được giống lợn này, phải đảm bảo kỹ thuật chăn nuôi theo hệ thống sàn lạnh. Sàn được thiết kế cách mặt đất 40 – 60cm để tránh bị bệnh do hơi ẩm. Luôn đảm bảo sàn khô, không ẩm, không giữ nước, xây trại kín cách ly với bên ngoài, tránh lây bệnh cho lợn.
Chia sẻ về công nghệ chăn nuôi lợn bằng hệ thống sàn lạnh, anh Tuấn cho biết, không phải nhập lợn giống về là đưa lên sàn ngay, mà phải nuôi trong chuồng đạt đến 300kg mới đưa lên sàn nuôi phối giống.
Mỗi tháng lãi hàng chục triệu đồng
Hiện tại, lợn nái trong trang trại của anh, mỗi con đẻ trung bình từ 12-18 con. Với lợn giống đẻ ra, anh xây thêm 200m2 chuồng nuôi, đem nuôi lấy thịt khoảng 5 tháng, đạt từ 110-120kg/con thì xuất chuồng. Chỉ với 20 con lợn giống, sau 5 tháng anh đã có 360 con lợn thịt xuất chuồng và hiện anh xuất trên 700 con lợn thịt/năm, trừ chi phí lãi 400 triệu đồng. Năm đầu tiên, anh thu được 500 triệu đồng tiền lời.
Theo anh Tuấn, nuôi lợn bằng hệ thống sàn lạnh này rất khỏe, không tốn công chăm sóc, mỗi ngày chỉ cho lợn ăn 2 lần, dùng máng ăn tự động để cho lợn ăn. Hàng ngày, cứ 6 giờ sáng là bắt đầu bỏ thức ăn vào máng. Đến chiều, khi hết thức ăn thì bỏ tiếp vào. “Tuy nhiên, cần chăm đúng với trọng lượng để lợn tăng trưởng tốt nhất. Với lợn có trọng lượng từ 8 đến 15kg, cho ăn nửa kg bột trong ngày. Từ 15-30kg ăn 1kg bột. Từ 30-60kg thì mỗi ngày ăn từ 2,2kg bột, từ 60-120kg thì ăn từ 2,2 đến 2,5kg bột. Đây là giai đoạn lợn phát triển nhanh nhất. Bình quân mỗi ngày lợn tăng trọng từ 1,1kg” – anh Tuấn lưu ý.
“Sắp tới, mình sẽ tiếp tục đầu tư nâng diện tích nuôi lên 5ha với 200 con lợn giống” – anh Tuấn chia sẻ dự định.
Ông Trần Văn Mười – Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Khương đánh giá, đây là mô hình độc nhất trên địa bàn với kỹ thuật nuôi tiên tiến áp dụng kỹ thuật của Mỹ được đầu tư trên cả tỷ đồng. “Với mô hình nuôi lợn của anh Tuấn, rất nhiều xí nghiệp, công ty, sở ban ngành các tỉnh thành đã về tham quan học hỏi”- ông Mười nói.
Theo Danviet
Vì sao chất cấm có trong chăn nuôi lợn vẫn không giảm?
Mặc dù các ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai đã tích cực vào cuộc nhưng việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn vẫn gia tăng.
Tỉnh Đồng Nai có đàn lợn lớn nhất cả nước với 1,7 triệu con. Gần đây, Chi cục Thú y TP HCM và các tỉnh, thành Đông Nam bộ phát hiện nhiều trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Trong đó, Đồng Nai đứng đầu bảng trong những trường hợp vi phạm về sử dụng chất cấm. Đặc biệt, có trường hợp vi phạm cả ngàn con.
Trước tình trạng này, năm 2015, các ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai đã tích cực vào cuộc kiểm tra lấy 417 mẫu thức ăn và nước tiểu, xét nghiệm 386 mẫu thì có đến 47 mẫu dương tính với chất cấm Salbutamol, chiếm hơn 12%, trong số mẫu xét nghiệm.
Số trường hợp vi phạm tăng gấp 4 lần với năm 2014. Vì sao, các ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai đã tích cực vào cuộc, nhưng số trường hợp vi phạm vẫn chưa xử lý triệt để? Phóng viên thường trú tại TP HCM có cuộc trao đổi với ông Phạm Minh Báu, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai về vấn đề này.
Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn vẫn gia tăng (ảnh minh họa)
PV: Thưa ông, gần đây lại rộ lên tình trạng việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn, trong đó Đồng Nai bị phát hiện đứng đầu bảng về xử lý chất cấm trong chăn nuôi. Vì sao vấn đề này chưa được giải quyết triệt để?
Ông Phạm Minh Báu: Cái khó là Đồng Nai có nên chăn nuôi số đàn lớn, nhưng trong quản lý có nền chăn nuôi có quá nhiều phương thức chăn nuôi, như: chăn nông hộ, trang trại, doanh nghiệp nước ngoài. Chính cái khó quản lý là chăn nuôi nông hộ, các thương lái đi bỏ chất cấm cho hộ chăn nuôi nông sử dụng để mua giá cao khi xuất lợn. Chúng tôi thấy các trường hợp sử dụng chất cấm chủ yếu ở giai đoạn lợn chuẩn bị xuất chuồng. Ở giai đoạn trung chuyển họ lưu giữ lợn lại cho ăn chất cấm, tạo nạc thì thương lái mới đưa đi tiêu thụ.
Người chăn nuôi cũng không tự nhiên mà cho ăn chất cấm và họ cũng không thể tự mua được mà thương lái đưa 1 gói nhỏ (chất cấm) cho người chăn nuôi bổ sung vào thức ăn để mua lợn tăng giá khi xuất chuồng. Về quản lý nhà nước nhiều lần chúng tôi kiến nghị cũng chưa ổn. Việc chế tế tài, quy định về các hành vi nguy hại đến sức khỏe con người thì sức răn đe chưa ổn.
PV: Như ông vừa nói, mấu chốt của việc xử dụng chất cấm là liên quan đến thương lái. Biết rõ là thương lái dính đến chất cấm, tại sao lại không xử lý được đối tượng này?
Ông Phạm Minh Báu: Chính mấu chốt vấn đề là ở thương lái, quản lý thương lái chúng tôi thấy rất khó. Nếu bên ngành Công thương có những quy định về các loại thương lái thì thương lái đăng ký được phép hành nghề thương lái mới có cơ sở quản lý. Còn nếu bắt được thương lái thì thương lái nói trước đây tôi mua lợn, còn bây giờ tôi không mua nữa thì không thể xử lý được.
PV: Thưa ông, trước đây có nhiều ý kiến cho rằng, một số quy định về việc xử lý các trường hợp chất cấm trong chăn nuôi chưa đủ sức răn đe. Theo ông quy định mới về xử lý việc sử dụng chất cấm có giải quyết được những bất cập này không?
Ông Phạm Minh Báu: Thông tư 01 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà chúng tôi vừa tiếp cận, theo tôi như vậy thì chưa đủ mạnh để xử lý các trường hợp sử dụng chất cấm. Khi xét nghiệm nghiệm mẫu đã có hàm lượng chất cấm thì xử lý chứ không có ý kiến gì nữa. Ngoài ra, khi xem xét ở mức độ nào thì xử lý ở mức độ đó, có trên con lợn nào xử lý con lợn đó, có trên trại nào xử lý trại đó.
Trong quy định mới cộng với nghị định 119 sẽ thực hiện chế tài sẽ tiêu hủy lợn đàn lợn nếu xét nghiệm có xử lý chất cấm trong chăn nuôi, không đơn giản nếu đàn có 1.000 con lợn. Dịch lở mồm long móng tiêu hủy vài con lợn đã khó nếu 1.000 con thì không biết chôn ở đâu. Trong quy định nếu không tiêu hủy thì nghiền làm thức ăn cho chăn nuôi, điều này rất khó.
PV:Bước vào hội nhập, ngành Nông nghiệp sẽ có nhiều thách thức khi sản phẩm chăn nuôi không an toàn, quy hoạch không bền vững. Vậy ngành Nông nghiệp Đồng Nai đã thực hiện quy hoạch này như thế nào?
Ông Phạm Minh Báu: Từ năm 2008, chúng tôi quy hoạch 139 vùng chăn nuôi trong tỉnh với quy mô 15.000 ha. Chúng tôi xác định quy hoạch chăn nuôi là quy hoạch có điều kiện là quy hoạch cách đường, các trường, cách trạm... và không đụng đến quy hoạch dân cư.
Vùng chăn nuôi sử dụng hết đất chăn nuôi thì chỉ có một số vùng như các khu đông, tây của Gia Tân 2. Những vùng này dân đã nuôi kín rồi. Cách thức cơ quan Nhà nước đầu tư hạ tầng trục trên cơ sở đó, dân vào chăn nuôi sẽ đầu tư đường nhánh, xương cá, đầu tư điện.
Hiện nay, chúng tôi đang tích cực làm cái đó, các vùng chăn nuôi hạ tầng tương đối tốt. Trong sự cạnh tranh hiện nay, sản phẩm an toàn và chất lượng quyết định hơn số lượng. Chúng tôi xác định điều đó là quan trọng nhưng sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước với người chăn nuôi, doanh nghiệp rất quan trọng vì sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng có giá thành hạ tiêu thụ tốt./.
PV: Xin cám ơn ông!./.
Lệ Hằng
Theo_VOV
'Cuộc chiến' cơm thừa - Kỳ 1: Mua 'cơm heo' cũng phải chung chi Mua cơm thừa từ các "đầu nậu" vừa rẻ hơn, lại vừa đảm bảo lâu dài nhưng hằng tháng phải "lót tay" để đảm bảo không bị giật mối. Còn lấy qua "cò" thì bữa có bữa không, giá lại cao. LTS: Nuôi heo bằng cơm thừa, canh cặn có lợi hơn rất nhiều so với nuôi bằng cám công nghiệp bởi chi...