“Đánh liều” trồng thứ cây tốt um ra trái ví như “Nữ hoàng quả khô”, nông dân Gia Lai bất ngờ lãi tiền tỷ
Cây mắc ca được mệnh danh là “nữ hoàng hạt khô” ở Gia Lai vì có hạt đặc biệt thơm ngon, giàu calo, không chứa cholesterol, có lợi cho sức khỏe.
Hạt mắc ca còn là món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn sang trọng.
Từ hiệu quả và giá trị mang lại, cây mắc ca được trồng ở nhiều nơi, giúp nhiều hộ nông dân đổi đời.
Cây mắc ca-”Trụ đỡ” kinh tế của nông dân
Năm 1998, trong chuyến tham quan trang trại lâm nghiệp trồng cây mắc ca ở bang New South Wales của Australia, GS. Hoàng Hòe-Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam nhận thấy giá trị to lớn của cây mắc ca và ngành công nghiệp chế biến từ hạt mắc ca.
Từ đó, GS. Hoàng Hòe học hỏi kinh nghiệm, đưa cây mắc ca về Việt Nam trồng, chăm sóc, nghiên cứu. Nhận thấy cây mắc ca sinh trưởng, phát triển tốt, hiệu quả kinh tế không kém gì ở Australia, GS. Hoàng Hòe liền trao đổi với Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn.
Ít lâu sau, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đồng ý cho nhân giống, trồng mắc ca ra diện rộng trên vùng đồi núi để góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân.
Với Gia Lai, năm 2011, Nhà nước hỗ trợ cây mắc ca giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng mắc ca để bà con nông dân tham gia mô hình trồng cây mắc ca xen trong vườn cà phê.
Sau 3 năm trồng và chăm sóc, cây mắc ca cho thu bói khoảng 1 tấn quả tươi/ha, sau đó, năng suất dần tăng qua từng năm. Dễ trồng, dễ chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao có tác dụng chắn gió, tạo bóng mát, cải thiện môi trường sinh thái, giữ nguồn nước ngầm nên cây mắc ca được người dân lựa chọn, diện tích liên tục tăng cao.
Video đang HOT
Ông Phạm Hữu Đương kiểm tra vườn mắc ca của gia đình ở xã Ia Phìn (huyện Chư Prông). Ảnh: Hoàng Cư
Đến nay, 11/17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Gia Lai đã trồng khoảng 1.500 ha mắc ca, trong đó diện tích trồng thuần mắc ca khoảng 250 ha, trồng xen trên 1.200 ha.
Riêng huyện Kbang đã trồng trên 1.000 ha cây mắc ca, trong đó gần 200 ha cây mắc ca trồng mới. Ông Mã Văn Tình-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang-cho hay: “Nhiều năm nay, giá hạt mắc ca tươi dao động trong khoảng 80.000-95.000 đồng/kg, tùy từng thời điểm. Nguồn thu tốt làm “trụ đỡ” cho bà con mở rộng sản xuất cây mắc ca”.
Không chỉ ở Kbang, nhiều hộ dân huyện Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông, Chư Păh, Đak Đoa…cũng bội thu từ cây mắc ca.
Ông Bùi Viết Khả (làng Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) kể: Năm 2012, ông và nhiều người trong xã trồng xen cây mắc ca trong vườn cà phê. Hiện nay, ông có 2,5 ha cây mắc ca xen canh cà phê, cây ăn quả.
Với mô hình trồng xen canh này, trừ các khoản chi phí, ông Khả lãi hơn 300 triệu đồng trong năm 2020 và trên 400 triệu đồng vào năm 2021.
Gia đình ông Phạm Hữu Đương (thôn Hưng Tiến, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông) cũng thu gần 1 tỷ đồng từ 7,5 ha cây mắc ca trồng xen canh. Ông Đương hy vọng: “Năm 2022 là đến thời điểm cây mắc ca cho năng suất, sản lượng khá, cộng với việc nâng cao chất lượng chế biến, gia đình tôi có nhiều khả năng thu tới 1,5 tỷ đồng”.
Triển vọng từ “nữ hoàng quả khô”
Sau hơn 10 năm bám rễ, cây mắc ca chứng tỏ sự thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng bazan. Theo đánh giá của những người trực tiếp sản xuất kinh doanh và nghiên cứu về cây mắc ca thì các giống QN1, 842, 849 được trồng trên đất đỏ bazan đều sinh trưởng rất tốt, cho hạt nhân to, năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Nhằm hỗ trợ nông dân phát triển cây mắc ca, LienVietPostBank đã ký hợp đồng với nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai để cung cấp cây giống, phân bón, tiền công cho người trồng, chăm sóc, cam kết thu mua với giá thị trường tại thời điểm thu hoạch.
Ngành chức năng hướng dẫn, hỗ trợ bà con xây dựng sản phẩm hạt mắc ca theo chứng nhận OCOP, VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ.
Đến nay, toàn tỉnh Gia Lai đã có 4 cơ sở có sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đó là hạt mắc ca Minh Quang của hộ kinh doanh Lê Thị Cẩm Như, hạt mắc ca Phương Linh của hộ kinh doanh Đỗ Thị Thu Hằng, hạt mắc ca Phố núi Damia của hộ kinh doanh Phan Thị Ngọc Diễm (đều ở thị trấn Kbang) và hạt mắc ca sấy Phố núi của Hợp tác xã nông nghiệp Thảo Nguyên (thôn Hoàng Ân, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông).
Chị Lê Thị Cẩm Như-chủ cơ sở kinh doanh hạt mắc ca Minh Quang-cho biết: “Hạt mắc ca Kbang bán sỉ ra thị trường từ 280 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng/kg khô. Thời gian qua, tình hình kinh doanh hạt mắc ca bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng nay Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế tiếp tục “ăn hàng” trở lại. Từ nay đến Tết Nguyên đán, cơ sở chúng tôi hy vọng sẽ tiêu thụ hơn 30 tấn hạt mắc ca”.
Thực tế cho thấy, cây mắc ca mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây cà phê, hồ tiêu, cao su. Đây là cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển “tam nông” căn cơ, hiệu quả hơn.
Tổ chức phản biện xã hội để làm rõ nghi vấn nhà máy giấy gây ô nhiễm biển
Người dân từng bày tỏ lo ngại nhà máy Bột - Giấy VNT19 gây ô nhiễm khi xả thải ra biển. Do đó, tỉnh Quảng Ngãi sẽ tổ chức phản biện xã hội đối với dự án này để làm rõ những vấn đề còn vướng mắc.
Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh đã đồng ý cho đơn vị này chủ trì, phối hợp với một số cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện việc tư vấn, phản biện và giám định xã hội dự án Nhà máy Bột - Giấy VNT19 (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).
Theo Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi, nội dung phản biện, tư vấn lần này rất quan trọng. Việc này sẽ cung cấp những cơ sở quan trọng cho UBND huyện Bình Sơn tham khảo, làm căn cứ cho việc quản lý nhà nước về môi trường, đồng thời công khai cho nhân dân trong vùng dự án.
Dù chưa đi vào hoạt động, dự án nhà máy Bột - Giấy VNT19 đã làm dấy lên nhiều lo ngại về nguy cơ gây ô nhiễm.
Dự án nhà máy Bột - giấy VNT19 do Công ty cổ phần Bột giấy VNT19 làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 3/2011. Dự án có công suất giai đoạn 1 là 350.000 tấn bột giấy tẩy trắng/năm, với tổng vốn đầu tư gần 9.900 tỷ đồng. Theo dự kiến ban đầu, đến quý 4/2019, nhà máy này sẽ hoàn thành, đi vào hoạt động.
Trong quá trình xây dựng, nhà máy bị phát hiện nhập một số máy móc đã qua sử dụng về lắp ráp. Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt năm 2015, nhà máy này sẽ xả thải ra vịnh Việt Thanh. Để phục vụ cho dự án, chính quyền địa phương còn dự định phá 50 ha rừng dừa nước.
Những vấn đề trên khiến người dân địa phương lo ngại nhà máy sẽ gây ô nhiễm.
Tỉnh Quảng Ngãi từng bày tỏ lo ngại về vị trí dự kiến xả thải ra vịnh Việt Thanh của dự án nhà máy Bột - Giấy VNT 19.
Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi cũng từng bày tỏ nhiều lo ngại đối với dự án này, đặc biệt là vị trí xả thải ra vịnh Việt Thanh. UBND tỉnh Quảng Ngãi nhiều lần gửi văn bản đến Bộ TN&MT đề nghị xem xét lại vị trí xả thải, và hệ thống xử lý nước thải. Tỉnh này từng yêu cầu phải bổ sung hồ chỉ thị sinh học nhằm kiểm soát nguồn nước thải trước khi thải ra biển.
Đắk Nông: Nông dân vùng biên trúng đậm vì loại hạt cứng như đá được giá, 1 cây thu về cả triệu đồng Với mức giá từ 75.000 - 120.000 đồng/kg, nông dân trồng mắc ca ở huyện biên giới Tuy Đức (Đắk Nông) đang hết sức vui mừng. Lâu lắm rồi giá hạt mắc ca - thứ hạt cứng như đá này mới có mức cao như hiện nay. Giá mắc ca tăng cao, nông dân Đắk Nông trúng đậm Vụ mắc ca năm nay,...