Đánh gốc, vận chuyển đào – quất thuê, kiếm tiền triệu mỗi ngày
Cận tết, thay vì làm xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở Hà Nội chuyển sang làm nghề đánh gốc đào, chở đào, quất. Công việc tuy vất vả hơn nhưng giúp lao động kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Vất vả nhưng có thu nhập cao
Từng chạy xe ôm GrabBike, anh Nguyễn Văn Tiến (35 tuổi, trú tại Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) những ngày này chuyển sang nghề đánh gốc đào thuê, kiêm chở đào cho khách cho ông Nguyễn Viết Chiến – chủ vườn đào ở chân cầu Nhật Tân với 500.000 đồng tiền công/ngày.
Dù vất vả nhưng nhiều người vẫn chọn chở cây ngày tết. Ảnh: M.N
Không chỉ nhận đánh gốc đào, gốc quất, cây cảnh hay chở cây, nhiều lao động tự do còn nhận trồng đào, trông quất ở chợ hoa hay ngay tại vườn qua đêm. Do công việc có tính chất đặc thù nên họ được trả mức thù lao tương xứng. Tiền công cho một ngày làm công việc này dao động trong khoảng từ 500.000 – 700.000 đồng.
Anh Tiến cho biết: “Công việc đánh gốc đào thuê, chở xe tuy vất vả, nhưng mức thù lao cao, thu nhập ra tấm ra món. Chạy xe ôm mỗi cuốc chỉ kiếm 20 – 50.000 đồng, nhưng một ngày thuê đánh gốc đào, tôi được trả công ít nhất 300.000 đồng. Đánh xong, nếu được thuê chở cây cho khách cũng kiếm thêm được khoảng 200.000 đồng. Ngày chỉ cần chở 3-4 cuốc xe là cũng kiếm được tiền triệu”.
Ông Chiến cho biết, năm nào cận tết, ông cũng phải thuê 4-5 người đánh gốc đào, bưng bê, trồng đào, cắt đào… và vận chuyển. Ông thường thuê trọn gói và trả công theo ngày. Tuy nhiên có những lao động không làm theo ngày, ông sẽ trả lương theo công việc.
“Có ngày nhiều người mua đào, tôi muốn thuê người làm còn không được. Trả lương tiền triệu trên ngày cũng không thuê được người” – ông Chiến nói.
Theo ông Chiến, lao động muốn làm công việc này phải có sức khoẻ, kinh nghiệm đánh gốc cây, không sẽ làm đứt rễ khiến đào chết, héo. Hiện tại để phục vụ việc đánh gốc, vận chuyển và hỗ trợ bán đào, ông Chiến phải thuê 5 lao động.
Ngoài công việc đánh gốc, cắt, bê đào tại vườn, hiện nay, nhiều người còn nhận vận chuyển đào. Mặc dù khá vất vả nhưng vì thu nhập khá nên nhiều người vẫn chọn làm.
Ông Nguyễn Thành Nam (một lái xe ba gác tại Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, cuối năm là dịp kiếm ăn của dân chạy xe ba gác. Các đơn hàng mà ông thường nhận là chở đào quất, cây cảnh hoặc dọn chuyển nhà. Tuỳ đơn ngắn hay dài mà tiền chở cũng khác nhau, dao động từ 100.000- 500.000 đồng/chuyến.
Tranh thủ kiếm tết
Video đang HOT
Khác với những người lái xe ba gác chuyên nghiệp, những người chạy xe ôm chuyển sang chở đào, quất thường lấy giá rẻ hơn. Nguyễn Hoài Nam (23 tuổi, sinh viên Đại học Thương mại) cho biết, thay vì chạy xe ôm GrabBike, đợt này, Nam nhận chở đào cho một chủ vườn.
Anh Nguyễn Văn Tiến chở quất thuê cho khách. Ảnh: M.N
“Tận dụng thời gian rảnh sau giờ học, thường là vào các buổi chiều tối, mình nhận chở đào quất cho một chủ vườn tại Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội). So với nghề chạy xe ôm, công việc này mang lại thu nhập cao gấp 2-3 lần. Mỗi ngày chỉ cần chở 1-2 chuyến là có thể nhận từ 300.000 – 400.000 đồng” – Nam nói.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm 2 năm chở đào quất, Nam cho biết công việc khá vất vả. Như năm trước, khi chở đào cho khách, dây chun bị đứt khiến cây đào bị đổ, vỡ chậu, gãy cành. Nam đã phải đền 2 triệu đồng tiền cây và chậu cho khách, tương đương với nửa tháng tiền công. Rút kinh nghiệm, giờ trước khi nhận chở hàng cồng kềnh, nhất là đào quất, Nam thường trang bị luôn các vật dụng để cột cây.
Chị Đinh Thị Tuyết Hồng (chủ buôn cây, hoa tết tại Xuân La, Tây Hồ) cho biết: “Có ngày phải có vài chục khách đặt hàng, xe ôm, nhân viên trong nhà chở cây cho khách không kịp, nhưng tôi gọi xe ôm, xe ba gác và cả GrabBike đều không được”.
Theo chị Hồng, nhiều khi biết tâm lý của khách cuối năm bận hoặc nhiều người cần đặt chở hàng nên cánh lái xe ôm cũng rất kiêu, hét giá cao. Không cần biết xa hay gần, chuyến rẻ nhất cũng phải 100.000 đồng mới chạy. “Mặc dù giá xe ôm những ngày này rất cao nhưng đắt còn hơn không thuê được người chuyển hàng. Lời lãi không được bao nhiêu nhưng không có người chở là không bán được hàng, vì thế có đắt chúng tôi cũng bấm bụng mà gọi thôi chứ biết làm sao” – chị Hồng than thở.
Theo Danviet
Rực rỡ những mẻ cá khô dưới nắng những ngày cận Tết
Như thường lệ, cứ đến cận Tết, làng khô biển Cái Đôi Vàm (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) lại rộn ràng vào vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm. Những ngày này, đi đến đâu chúng tôi cũng dễ bắt gặp hình ảnh những mẻ cá khô được phơi dưới nắng, tạo nên một khung cảnh rực rỡ sắc màu với đủ các loại khô.
Theo người dân địa phương, không ai biết chính xác làng cá khô Cái Đôi Vàm được hình thành từ khi nào, chỉ biết rằng làng khô này đã có từ rất lâu và gắn liền với nghề đánh bắt thủy sản của người dân nơi đây.
Ông Tô Trường Sơn - Chủ tịch UBND thị trấn Cái Đôi Vàm, thông tin: "Hiện làng khô này trên có từ 50-70 hộ sản xuất. Để phát triển làng nghề, ngành chức năng có chủ trương cho nạo vét sông Cái Đôi Vàm, tạo điều kiện thuận lợi để ghe đánh bắt dễ dàng lưu thông và giao thương hàng hóa. Bên cạnh đó, huyện còn quy hoạch sân phơi tập trung để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân".
Cũng theo ông Sơn, làng khô không những tạo ra sản lượng cá khô lớn để cung ứng cho thị trường, mà còn tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động nhãn rỗi, với thu nhập trung bình từ 150.000-200.000 đồng/người.
Làng khô biển Cái Đôi Vàm rộn ràng vào vụ Tết. Ảnh: Chúc Ly.
Ông Nguyễn Văn Tùng, chủ vựa khô ở khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm, cho biết: Thông thường vụ khô Tết chỉ kéo dài từ 1-1,5 tháng. Dịp này sản lượng của cơ sở bán ra tăng gấp 2 lần so với các tháng trong năm. Tết này tôi ước tính tôi sẽ bán khoảng 5-6 tấn cá khô các loại và thu lợi khoảng 40-50 triệu.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Lanh (chủ vựa khô tại khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm) cho biết: Thời điểm nay bà thuê từ 5-7 nhân công để chuẩn bị hàng hóa phục vụ cho thị trường tết. Trung bình mỗi nhân công kiếm được từ 150.000-300.000 đồng/ngày, nếu ai làm giỏi sẽ kiếm được nhiều hơn.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Phạm Thị Biếu (khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm), cho hay: "Những lúc vô cá nhiều thì mình mần từ hai giờ khuya cho đến 5 giờ chiều mới về. Tuy vất vả nhưng có tiền ổn định, mỗi ngày thu nhập khoảng 150.000-200.000 đồng; vào dịp tết ai làm giỏi thì kiếm được 300.000-400.000 đồng/ngày cũng không khó. Mỗi tháng cá về từ 2-3 lần cá, mỗi lần làm được từ 3-4 ngày".
Theo người dân địa phương, cá khô biển có hai loại, khô mặn và khô ngọt. Cá khi mua về sẽ làm và rửa sạch, sau đó đem đi muối khoảng hai ngày, rồi đem cá ra phơi khoảng 2 ngày trong điều kiện đủ nắng. Sau đó, mới đem bán cho bạn hàng. Hiện các cơ sở tại đây có các mặt hàng cá khô như: Cá mối, cá đù, cá ba thú... với giá giao động từ 50.000-100.000 đồng/kg tùy loại.
Một số hình ảnh rực rỡ sắc màu tại làng khô Cái Đôi Vàm:
Làng khô biển Cái Đôi Vàm đã trải qua hàng chục năm hình thành và phát triển. Ảnh: Chúc Ly.
Vào vụ Tết, các cơ sở phải tăng lượng nhân công. Ảnh: Chúc Ly.
Nhân công làm việc cho các cơ sở có thu nhập từ 150.000-200.000 đồng/người/ngày, người làm giỏi có thể kiếm 200.000-300.000 đồng/ngày. Ảnh: Chúc Ly.
Nhân công làm việc hết công suất để kịp cung ứng sản phẩm cho thị trường. Ảnh: Chúc Ly
Những mẻ cá khô chỉ vàng được tranh thủ phơi dưới nắng tốt để kịp cung ứng cho thị trường. Ảnh: Chúc Ly.
Cá khô ở Cái Đôi Vàm có giá giao động trung bình từ 50.000-100.000 đồng/kg tùy loại. Ảnh: Chúc Ly.
Cá khô đạt chất lượng phải được phơi trong khoảng 2 ngày đủ nắng. Ảnh: Chúc Ly.
Cá khô khoai là một đặc sản nổi tiếng của làng khô Cái Đôi Vàm. Ảnh: Chúc Ly.
Cá khô ở Cái Đôi Vàm có 2 loại, cá khô mặn và cá khô ngọt. Ảnh: Chúc Ly.
Theo Danviet
Đặc sản Tết: Vào vựa phật thủ khủng nhất miền Bắc, tư thương "cân" cả vườn Mỗi cây có 50 - 60 quả, cây "đẻ" nhiều lên tới hàng trăm quả khiến những vườn phật thủ của người dân Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) cho thu nhập hàng trăm triệu đồng một vụ, nhất là dịp cận Tết Nguyên Đán. Còn gần 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên Đán, nhưng 90% những vườn phật thủ đều được...