Đánh giá xe: Lincoln Navigator Black Label 2019 – Xe sang đậm chất Mỹ
Phiên bản đắt nhất của dòng xe lớn nhất nhà Lincoln là lựa chọn thú vị dành cho đại gia Việt Nam nếu như họ đã “chán ngấy” Range Rover, Lexus LX570 hay Cadillac Escalade.
Một biểu tượng Mỹ – hồi sinh
Lincoln là một hãng xe sang của nước Mỹ có lịch sử vô cùng long đong với nhiều lần ba chìm bảy nổi. Lincolm Motor Company được thành lập năm 1917 và được đặt tên theo vị thống thống thứ 16 của nước Mỹ, Abraham Lincoln. Hãng xe này được Ford mua lại vào năm 1922 và kể từ đó, Lincoln là một phần không thể thiếu của Ford Motors. Tuy nhiên, chính Ford cũng đã và đang chật vật tìm lại ánh hào quang mà Lincoln đã từng có trong những năm 1950, khi mà cuộc chiến tay đôi giữa Lincoln và Cadillac ở phân khúc xe siêu sang cũng “hoành tráng” chẳng kém gì Bentley – Rolls-Royce, Ferrari – Lambo hay bộ ba Mercedes-Benz – BMW – Audi. Bước sang thế kỷ 21, liệu lần này, Ford có thể làm được điều mà vài chục năm trước, họ đã thử, và thất bại?
Năm 1999, Ford trình làng Premier Automotive Group (PAG) (tạm dịch: Biệt đội Siêu anh hùng!). Đây là ý tưởng của cựu CEO Ford Jacques Nasser, là sự tập hợp của tất cả hãng xe sang mà Ford sở hữu, bao gồm Aston Martin, Jaguar, Land Rover, Lincoln, Mercury và Volvo. Với một đội hình toàn “hảo thủ”, PAG có độ hoành tráng chắc khác gì Volkswagen Group hiện tại. Forbes dự tính rằng cho đến năm 2004, Ford đã chi tới 17 tỷ USD để sở hữu những thương hiệu trên.
Lincoln và Mercury được quản lý trực tiếp bởi Ford, nhưng 4 thương hiệu kia vẫn hoạt động tương đối độc lập với những nhóm khách hàng và hệ thống đại lý khác nhau. Vì vậy, việc kết hợp tất cả thành 1 thương hiệu riêng không mang lại nhiều ý nghĩa. Ford đã ép những hãng xe này chia sẻ nền tảng và công nghệ để giảm chi phí sản xuất.
Tuy nhiên, điều này khiến những mẫu xe của 6 hãng xe sang này sở hữu quá nhiều “gen Ford”, qua đó mất dần vị thế cạnh tranh. Điểm hình là Volvo – hãng xe Thụy Điển này đã thâm nhập thị trường Mỹ tương đối thành công với những chiếc Volvo 740/790 và S70 khi còn độc lập, nhưng dần hụt hơi trước những đối thủ Đức khi về tay Ford. Đội hình nhà Ford tưởng như rất hoành tráng – nhưng PAG lại vô cùng cồng kềnh và hoạt động kém hiệu quả. Thậm chí những hãng xe trong PAG còn cạnh tranh trực tiếp với nhau, trong khi sức cạnh tranh của từng model lại kém hơn so với các hãng xe Đức vì “gen Ford”.
Khung khoang kinh tê toan câu năm 2008 đa đanh guc GM va Chrysler, chi môt minh Ford không đê đơn pha san. Bill Ford đa mơi Alan Mulally vê lam Chu tich kiêm CEO cua Ford Motor Company ngay sau khi ông Alan rơi ghê Boeing nhăm cưu van thương hiêu gia đinh vôn đa co hơn 1 thâp ky lich sư. Dươi sư lanh đao cua Mulally, Ford đa lam moi thư đê co thê sông sot, bao gôm ca câm cô nha xương, thâm chi la ban quyên sơ hưu logo ovan xanh danh tiêng va hang loat chinh sach căt giam chi phi manh tay khac. Alan Mulally đa mang đên quy tai chinh co lai đâu tiên cua Ford sau 2 năm, dâu hiêu tich cưc hưa hen Ford se gương dây sau khung hoang tai chinh.
Môt trong nhưng môc son trong sư nghiêp cua Mulally la quyêt đinh tâp trung phat triên thương hiêu toan câu cho Ford va “đâp tan” Premier Automotive Group. Trong môt cuôc phong vân vơi tơ Auto Blog trong năm 2013, Alan Mulally khăng đinh ông không hê hôi tiêc khi ban Aston Martin, Jaguar, Land Rover và Volvo. Ông tin răng Aston Martin, Jaguar, Land Rover hay Volvo đêu la nhưng “thu chơi đăt tiên”. Thu chơi nay đa đôt qua nhiêu tiên cua Ford va anh hương trưc tiêp đên cac kê hoach toan câu cua Ford. “Ford đang tâp trung hêt minh vao viêc phat triên thương hiêu toan câu, cac hang xe kê trên không con năm trong kêt hoach cua chung tôi”, Mulally chia se.
Cắt bỏ thành công những “khối u”, Ford đã tìm được lợi nhuận và sự phát triển. Họ chỉ còn sở hữu 1 hãng xe sang duy nhất là Lincoln sau khi tuyên bố khai tử thương hiệu Mercury. Như vậy, cũng giống như 1 người mẹ với chỉ 1 đứa con duy nhất, Ford đã chăm chút Lincoln hết mực. Năm 2015, Ford trình làng bản concept của Lincoln Continental, hồi sinh cái tên huyền thoại này sau 15 năm vắng bóng. Mẫu sedan cỡ D Continental tiên phong cho phong cách thiết kế hoàn toàn mới của Lincoln, bỏ lại sau lưng thiết kế lưới tản nhiệt hình cánh chim của mọi chiếc Lincoln trước đó. Mẫu Continental được giới thiệu với phiên bản Black Label cao cấp nhất, sở hữu những điểm nhấn nội, ngoại thất đặc biệt và khả năng tùy biến cao nhất.
Chiếc xe ý tưởng cực độc đáo được giới thiệu tại triển lãm xe New York 2017
Tại triển lãm ô tô New York 2017, Lincoln Navigator thế hệ thứ 4 được vén màn. Đây là mẫu xe rất được chào đón bởi người hâm mộ Lincoln – họ đã chờ một chiếc xe là đối thủ đích thực của Cadillac Escalade từ quá lâu rồi! Phiên bản cao cấp nhất Lincoln Navigator Black Label có giá tiêu chuẩn 95.000 USD tại Mỹ, biến mẫu SUV 7 chỗ này thành chiếc xe đắt giá nhất trong đại gia đình Ford, nếu không tính siêu xe Ford GT. Mẫu xe này cũng nhanh chóng nhận được những giải thưởng danh giá, nổi bật nhất là giải SUV của năm tại Triển lãm Ô tô Bắc Mỹ (NAIAS). Đây là lần đầu tiên một chiếc xe Lincoln nhận được giải thưởng tại NAIAS, một dấu hiệu tốt cho sự hồi sinh “lần thứ n” của thương hiệu ba chìm bảy nổi này.
Không khó hiểu khi Lincoln vẫn là một cái tên khá xa lạ tại thị trường Việt Nam. Những đại gia nước Việt thường mua xe theo “trào lưu” và thường không quá quan tâm đến những mẫu xe chỉ nổi tiếng tại Mỹ. Gần đây, chúng ta đã thấy trào lưu Range Rover, Cadillac Escalade, Lexus LX570 và gần nhất là Volvo XC90. Liệu lần này, Lincoln Navigator có tạo ra được trào lưu tại Việt Nam? Bài đánh giá dưới đây sẽ chia sẻ trải nghiệm của tôi với chiếc xe có giá bán khoảng 400.000 USD tại Việt Nam này.
Ngoại thất ngoại cỡ
Người Mỹ quan niệm rằng phải to thì mới sang, và những chiếc xe Mỹ tuyệt đối tuân thủ quan niệm đó. Từ kích thước tổng thể cho đến từng chi tiết thiết kế của Lincoln Navigator Black Label đều ngoại cỡ. Hãy đỗ con khủng long này cạnh một chiếc Mercedes-Benz GLS để thấy sự khác biệt đến kinh ngạc! Mẫu SUV đầu bảng của Lincoln có kích thước tổng thể (dài x rộng x cao) là 5.334 x 2.029 x 1.940 mm, chiều dài cơ sở 3.111 mm. Cần lưu ý là đây là bề rộng không tính gương, nếu tính gương, chiếc Navigator rộng gần 2,4 mét!
Lincoln Navigator dài hơn Escalade 155 mm, cao hơn 50,8 mm nhưng lại hẹp ngang hơn đối thủ 5 mm. Trên thực tế, bề ngang ít hơn lại tốt hơn, nhất là ở Việt Nam vì những mẫu SUV ngoại cỡ như Navigator hay Escalade là đã quá to lớn đối với khổ đường Việt Nam rồi. Lincoln Navigator có khoảng sáng gầm xe 246 mm, quá đủ để chủ xe không phải lo lắng về vấn đề ngập lụt. Nếu phải lội qua 1 vùng ngập nào đó đủ sâu để gây khó khăn cho Navigator, chắc chắn Escalade sẽ “chịu thua” trước vì mẫu xe nhà Cadillac có khoảng sáng gầm xe chỉ 203 mm.
Video đang HOT
Về thiết kế tổng thể, Lincoln Navigator Black Label trông vuông vức và bề thế đúng chất xe Mỹ. Nổi bật nhất ở phần đầu xe là mặt ca lăng ngoại cỡ hình chữ nhật bao trọn biểu tượng hình ngôi sao ở trung tâm. Tấm lưới bảo vệ cũng có họa tiết hình thoi giống như logo Lincoln và tấm cản trước có thiết kế vuông thành chắc cạnh, phản ánh đúng kích thước đồ sộ của chiếc xe. Cụm đèn pha LED có thiết kế cũng rất ngoại cỡ, nhưng đây là chi tiết tôi chưa thực sự ưng ý. Dải đèn LED định vị hình chữ L được cấu thành từ nhiều hạt LED nhỏ – đáng lẽ ra đây phải là một dải LED nguyên khối. Thêm vào đó, 2 bóng đèn LED chiếu sáng chính được bọc trong quá nhiều nhựa đen xung quanh. Đáng tiếc là Lincoln không áp dụng kiểu đèn nhiều phần tử LED tuyệt đẹp của chiếc Continental lên Navigator.
Phần thân xe cũng vô cùng vuông vức với những đường thẳng dường như kéo dài bất tận. Nổi bật nhất là bộ la-zăng 22 inch thiết kế tỏa quạt tuyệt đẹp. Đây là chi tiết giúp bạn nhận ra ngay chiếc Navigator này là phiên bản Black Label cao cấp nhất. La-zăng ngoại cỡ kết hợp với lốp Hankook Dynapro 285/45/22 ở cả 4 bánh hứa hẹn sẽ cho những trải nghiệm không thực sự tối ưu nhất. Cá nhân tôi muốn có 1 tùy chọn vành 21 inch để tăng sự êm ái, nhưng thực sự, với một chiếc xe to lớn như Navigator, la-zăng 22 inch mới thực sự tương xứng về mặt thẩm mỹ. Một chi tiết khác cũng tương xứng với mác xe sang của Navigator là đường kẻ Fineline ở sườn xe. Chi tiết này rất đẹp nhưng độ tỉ mẩn và chi tiết thì vẫn không thể bằng những đường kẻ trên Rolls-Royce hay Bentley.
Phần cột B và C, D được sơn đen khiến chiếc xe nhìn sang trọng và hiện đại hơn, dù kiểu thiết kế “floating roof” này đã dần trở nên quá thông dụng. Nhìn xuống phần đuôi xe, thứ nổi bật nhất tất nhiên là dải đèn LED chạy ngang chiều dài xe – một trào lưu nếu như tôi nhớ không nhầm thì do chính Lincoln khởi xướng. Tất nhiên, với sự phát triển của công nghệ, chi tiết này nhìn “nuột” hơn nhiều so với đèn của những chiếc MKZ hay MKX. Ở phần đuôi, thứ tôi chưa ưng là ống xả đôi được giấu dưới gầm xe. Chi tiết này nhìn chẳng tương xứng với mẫu xe đắt giá nhất của Lincoln. Một chiếc xe có ngoại thất đẹp như Navigator xứng đáng nhận được 1 bộ ống xả với 4 chụp mạ crôm sáng loáng! Tuy nhiên, dù còn một vài điểm thiết kế khá khó hiểu nhưng công bằng mà nói, Navigator thế hệ thứ 4 là một bước nhảy vọt về mặt thiết kế so với đời cũ.
Nội thất thực sự “chất”!
Nếu như ngoại thất chiếc Navigator Black Label vẫn còn một số điểm yếu thì thực sự, tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi không gian khoang nội thất bên trong chiếc xe này. Một trong những thứ bị chê nhất của Navigator thế hệ 3 là khoang nội thất không mấy khác biệt với mẫu Ford Expedition mà nó được phát triển dựa theo. Điều đó đã hoàn toàn thay đổi với Navigator đời 4.
Nếu bạn có ý định mua 1 chiếc Navigator, thực sự, bạn phải chọn phiên bản Black Label cao cấp nhất. Chỉ với bản Black Label, bạn mới tận hưởng trọn vẹn sự sang trọng đậm chất Mỹ. Cá nhân tôi không có nhiều ấn tượng với nội thất xe Mỹ, nhưng tôi đã hoàn toàn thay đổi quan điểm khi lần đầu tiên bước vào chiếc Lincoln Navigator Black Label.
“WOW”! Tôi khẽ thốt lên khi nhìn thấy 1 thứ gì đó hoàn toàn khác biệt so với trải nghiệm trước đây với xe Mỹ. Phiên bản cao cấp nhất Black Label có rất nhiều trang bị tiêu chuẩn: Kiểm soát hành trình thích ứng có tính năng Stop & Go, Hỗ trợ phanh khẩn cấp với tính năng nhận diện người bộ hành, Cảnh báo lệch làn kết hợp Hỗ trợ giữ làn đường, Hỗ trợ đỗ xe tự động, Hiển thị kính lái, Kiểm soát sự tập trung người lái, Hệ thống âm thanh Revel Ultima 20 loa vệ tinh và hơn cả là 3 kiểu phối hợp màu tuyệt đẹp đại diện cho 3 chủ đề: Chalet, Destination và Yatch Club.
Chiếc xe tôi trải nghiệm có nội thất theo chủ đề Yatch Club. Kiểu phối màu này được thiết kế để mô phỏng 1 chiếc du thuyền hạng sang lướt nhẹ trên mặt biển. Những điểm khác biệt bao gồm phần lớn khoang nội thất bọc da Blue Bay, riêng các ghế ngồi bọc da Venetian Coastal Blue có chất lượng cao hơn; ốp gỗ tếch (gỗ Teak) tẩy trắng, phủ vécni bóng và trần xe bọc da lộn nhân tạo Dinamica màu sáng.
Một chiếc xe sang phải mang lại trải nghiệm đậm chất sang trọng mà ta có thể cảm nhận bằng mọi giác quan. Khoang nội thất của Navigator Black Label nhìn có độc đáo, có đặc biệt không? Có! Màn hình 12 inch sau vô lăng có giao diện cực kỳ tinh giản với tông màu đen và chỉ có những thông tin cần thiết nhất mới hiển thị. Cá nhân tôi thấy đây là một trong những bảng đồng hồ đẹp nhất trên thị trường, và hệ thống hiển thị kính lái cũng rất rõ nét và đa thông tin. Màn hình trung tâm 10 inch cũng có giao diện tối giản và độc đáo, sắc nét. Màn hình của Navigator tốt hơn nhiều màn hình 8 inch khá lỗi thời của Escalade hay màn hình của Lexus LX570. Vô lăng cũng có thiết kế không có chút gen Ford nào và các phím chức năng tiện dụng. Nhìn xung quanh khoang nội thất, mọi chi tiết đều đậm chất Lincoln và gần như không thấy chút dấu ấn Ford Expedition nào.
Bảng điều khiển trung tâm có viền crôm rất đẹp, các nút bấm cũng được hoàn thiện chỉn chu khác hẳn so với Ford Expedition. Sự khác biệt của Lincoln Navigator còn được thể hiện ở thiết kế thả nổi, tách biệt bảng điều khiển trung tâm với bảng táp-lô – đa số hãng xe đều kết nối 2 thành phần này tao nên 1 chữ T chạy dọc khoang cabin.
Như vậy là Navigator đã vượt qua được bài kiểm tra thị giác, và cá nhân tôi thấy chiếc xe Mỹ này mang lại một thứ gì đó mới mẻ và hoàn thiện hơn Lexus LX570 và Cadillac Navigator. Còn về khứu giác thì sao? Tôi có 1 cái mũi khá nhạy cảm với mùi nhựa và phản xạ đầu tiên khi tôi bước vào 1 chiếc xe lạ là ngửi thử mùi da bọc ghế. Lincoln Navigator Black Label không làm tôi thất vọng như với chiếc Lexus LX570, vốn có lớp da ghế và da bọc táp lô chẳng tương xứng với giá bán hơn 8 tỷ đồng. Dù không có mùi ngai ngái đặc trưng của những tấm da hảo hạng nhất nhưng da Venetian của Navigator cũng rất sang trọng, tương xứng với xe BMW hay Mercedes-Benz. Bài thử khứu giác, check!
Tiếp theo là xúc giác. Đây là một ưu điểm lớn của Lincoln Navigator Black Label so với phần còn lại. Xe được trang bị ghế ngồi “Perfect Position” cực độc đáo với BA MƯƠI hướng điều chỉnh! 30 hướng! Bạn có thể chỉnh tựa đầu, đệm vai, hông, đệm lưng, đệm bên đùi, thậm chí là điều chỉnh độc lập 2 miếng đệp đỡ đùi trái phải để tìm ra vị trí hoàn hảo nhất. Có lẽ đây là những chiếc ghế có nhiều hướng điều chỉnh nhất trong thế giới xe. Hàng ghế trước có đầy đủ tính năng mát-xa, sưởi ấm, làm mát.
Bạn còn cảm thấy sự sang trọng khi chạm vào từng núm xoay được khía rãnh, chạm vào những tấm gỗ tếch trắng muốt hay từng mảng da ốp trên xe. Thực sự, cảm giác nơi đầu ngón tay là thứ thuyết phục tôi rằng Navigator Black Label là mẫu xe xứng đáng với giá bán hơn 9 tỷ đồng hơn là 2 đối thủ trực tiếp Lexus LX570 và Cadillac Escalade.
Cuối cùng là thính giác. Phiên bản Navigator tiêu chuẩn có hệ thống âm thanh Revel 14 loa vệ tinh nhưng nếu bạn cuồng âm nhạc, hệ thống âm thanh cao cấp Revel Ultima 20 loa của phiên bản Black Label mới có thể thỏa mãn bạn. Hệ thống Revel Ultima sở hữu loa subwoofer (loa siêu trầm) “lớn nhất từ trước tới nay” trên 1 chiếc Lincoln, mang lại trải nghiệm sống động hơn. Có 3 chế độ nghe bao gồm tiêu chuẩn (Stereo), chế độ âm thanh vòm Audience và chế độ Onstage.
Chế độ Onstage sẽ mô phỏng chính xác vị trí của từng nhạc cụ, hệt như bạn đang tham dự 1 liveshow đích thực. Thông thường khi đánh giá hệ thống âm thanh trên xe hơi, tôi sẽ mở 1 bài rock. Lần này là Blinded in chains của Avenged Sevenfold, một bài rock hạng nặng tôi sẽ tắt ngay đi nếu lỡ mở nó trên 1 chiếc xe có dàn âm thanh xoàng xĩnh bởi những tiếng trống và ghi-ta điện dồn dập là quá sức đối với những dàn âm thanh không tên tuổi. Với Navigator và Revel Ultima? Chuyện nhỏ! Mọi âm thanh dù có tiết tấu nhanh như thế nào cũng vô cùng tách bạch, âm cao không hề chói, âm trầm cực sâu và uy lực. Thực sự, dàn âm thanh Revel Ultima thừa sức thỏa mãn đôi tai tôi.
Tổng hợp lại, Lincoln Navigator Black Label thỏa mãn đủ 4 giác quan của tôi, tất nhiên là trừ … vị giác. Tuy nhiên, không gì là hoàn hảo cả. Một số chi tiết, điển hình là bảng điều khiển trung tâm, được làm từ nhựa đen và phát ra tiếng ọp ẹp khi ấn mạnh, loa treb ở cột A nhiều nhựa, nhìn kém sang, và sẽ có nhiều hơn 1 người nhận xét rằng màng loa ở táp pi cửa có chút gì đó giống với Burmester trên Mercedes-Benz. Xe cũng không có cửa hít và hàng ghế 2 chỉ chỉnh cơ. Xét về không gian chứa đồ, rõ ràng 1 chiếc xe với bệ tỳ tay cố định cho hàng ghế thứ 2 sẽ không có 1 khoang chứa đồ tiện dụng tối đa như đối thủ Cadillac Escalade. Một điểm gỡ gạc cho Navigator là hàng ghế thứ 3 có đủ 3 tựa đầu, trong khi Escalade chỉ có 2. Tuy nhiên, hàng ghế thứ 3 của Navigator cũng gập điện như Escalade nhưng tốc độ gập và mở lên của hàng ghế này chậm hơn nhiều lần so với đối thủ. Với giới nhà giàu, thời gian thực sự là tiền bạc và họ thường không thích chờ đợi. Dù vậy, công bằng mà nói thì với Navigator thế hệ thứ 4, Lincoln đã làm rất tốt về mặt thiết kế và công năng – tốt hơn rất nhiều so với thế hệ 3 và trội hơn đối thủ về nhiều mặt.
Trải nghiệm
Logo phát sáng của Lincoln nhìn tinh tế hơn logo Mercedes-Benz
Trải nghiệm với chiếc Navigator Black Label đặc biệt ngay từ khi bạn chưa bước lên xe. Cầm chìa quá trong tay và từ từ lại gần chiếc xe, logo ngôi sao ở giữa mặt ca lăng bừng sáng một cách đầy thẩm mỹ. Điều đặc biệt ở đây là khi không phát sáng, logo này trông như 1 tấm mạ crôm thông thường, ít ai nghĩ đó lại là phần tử LED. Chưa hết, các dải LED DRL ở cụm đèn pha sáng dần từ trong ra ngoài, 1 đèn chiếu trong tay nắm cửa sẽ rọi logo Lincoln xuống đất và bậc thềm từ từ thò ra. Đây là 1 màn chào đón thực sự đúng chất xe sang!
Lincoln Navigator Black Label 2019 được trang bị động cơ V6 tăng áp kép cho công suất tối đa lên tới 450 mã lực tại 5.500 vòng/phút, lực mô-men xoắn cực đại 690 Nm tại 3.000 vòng/phút. Nếu như các bạn thấy những con số này rất quen thuộc thì chính xác, đó chính là cỗ máy V6 trên Ford F150 Raptor. Bạn đang tìm kiếm 1 chiếc xe mạnh mẽ như Ford F150 Raptor nhưng có không gian nội thất cho 7 người và sự sang trọng vượt trội? Dường như Ford đã “đọc vị” bạn và tạo ra Lincoln Navigator Black Label. Mẫu SUV ngoại cỡ này thậm chí còn chia sẻ chung hộp số tự động 10 cấp với F150 Raptor và hệ thống dẫn động 4 bánh.
Khẽ xoay núm chọn chế độ lái sang Excite, tôi tận dụng tối đa khoảng thời gian test xe để phám khá sức mạnh khối động cơ có dung tích chỉ 3.5 lít này. Cũng vì thời gian hạn hẹp nên những bài thử off-road là bất khả thi, nên tôi sẽ chỉ tập trung vào 2 chế độ lái Excite (Sport) và Normal. Thực sự, bạn có thể mất cả tiếng đồng hồ chỉ để vặn núm và chiêm ngưỡng 7 hình ảnh tuyệt đẹp hiện thị 7 chế độ lái của chiếc Navigator. Các bạn có thể xem ở đây.
Đạp dứt khoát chân ga, chiếc xe lăn bánh nhanh chóng nhưng chỉ tăng tốc mãnh liệt nhất khi vòng tua động cơ đạt mức 3.000 vòng/phút. Nhờ công suất lên tới 450 mã lực, Lincoln Navigator Black Label chỉ cần chưa tới 6 giây để chạm mốc 100 km/h, 1 con số thường đi kèm với xe thể thao. Điều ấn tượng là chiếc Navigator này có trọng lượng khô hơn 2.760 kg, tức là trọng lượng hoạt động lên tới gần 3 tấn!
Khả năng tăng tốc của Navigator tốt hơn kha khá so với những đối thủ như Escalade hay LX570, và hộp số tự động 10 cấp cũng làm tốt nhiệm vụ của nó – mượt mà, hiệu quả và luôn chọn đúng cấp số tôi muốn. Tất nhiên, khả năng tăng tốc không phải là điểm hấp dẫn nhất đối với nhóm khách hàng mà bộ ba này hướng tới, nhưng ít ai muốn cỗ máy gần chục tỷ đồng của mình chậm chạp hơn 1 chiếc Hyundai Kona!
Vô lăng của Navigator rất nhẹ và không có cảm giác mặt đường, bù lại thì bán kính quay đầu của chiếc xe ngoại cỡ này là nhỏ đến bất ngờ, chỉ 6.2 mét. Nhìn chung, nếu mới cầm lái Navigator, chắc chắn bạn sẽ bị ngợp vì kích thước đồ sộ của nó. Nhưng chỉ cần vài kilô-mét làm quen, bạn sẽ thấy thoải mái với kích thước của chiếc xe khủng long này. Cần số dạng nút bấm cũng cần một chút thời gian để làm quen, nhưng ít nhất thì nó cũng đẹp và tiện dụng hơn nhiều so với kiểu cần số thô kệch trên Cadillac Escalade. Một điểm nữa mà tôi rất thích là hệ thống hiển thị kính lái rất sáng và dễ nhìn. Hơn nữa, nó có phông chữ giống với phông chữ của riêng Lincoln ở màn hình sau vô lăng. Vậy đó! Lincoln đã cố hết sức để chiếc Navigator không lộ chất Ford, trong khi cần số của Escalade được bê nguyên xi từ Chevrolet Suburban. Lincoln xứng đáng nhận được những lời tán dương về thiết kế nội thất.
Vậy còn về yếu tố qua trọng nhất đối với 1 chiếc SUV cỡ lớn – sự êm ái, thì sao? Được trang bị la-zăng lên tới 22 inch và nặng gần 3 tấn, rõ ràng Navigator không thể bẻ cong những định luật vật lý. Phóng nhanh qua 3 gờ giảm tốc, hệ thống treo, cụ thể là lò xo thép, hấp thụ khá tốt xung lực do va chạm giữa bánh xe và gờ giảm tốc, nhưng các thanh giảm chấn lại không làm tốt nhiệm vụ hóa giải lực nén mà những chiếc lò xo hấp thụ. Kết quả là sự êm ái bị giảm sút dù thực tế mà nói, Lincoln Navigator cũng rất êm nếu chạy trên mặt đường không quá xấu. Nếu nói về sự êm ái và thoải mái của hành khách trong xe, thực sự thì những mẫu SUV có kết cấu khung liền thân (unibody) như Mercedes GLS vượt trội hơn so với những mẫu xe khung trên thân (body-on-frame) như Navigator, Escalade, LX570 …
Kết luận
Với giá bán khoảng 9 tỷ đồng, rõ ràng Lincoln Navigator Black Label không dành cho số đông. Nó chơi chung 1 sân chơi cực hẹp chỉ phục vụ giới siêu giàu tại Việt Nam và thực tế mà nói, những người có tiền đôi khi mua xe chẳng vì một lý do khách quan nào cả. Nói dân dã thì họ “thích thì mua thôi”! Chính vì thế, mọi mẫu xe độc đáo và to lớn trong phân khúc đều có đất dụng võ: cả Range Rover “thùng to”, Lexus LX570 hay Cadillac Escalade đều có những nhóm khách hàng riêng, trong khi Mercedes-Benz GLS-Class vẫn luôn là lựa chọn mặc định cho fan Mercedes. Lincoln Navigator Black Label cũng có sức hút riêng: nội thất đẹp hơn LX570 và Escalade, hiệu năng cũng trội hơn so với 2 đối thủ chính này. Chiếc xe là một “món lạ” đối với người giàu Việt Nam, một món lạ đậm chất Mỹ và rất đáng thử, giống như những cánh gà KFC hơn 20 trước vậy.
Điểm: 7.5/10
Ưu điểm:
- Ngoại thất nổi bật, ít đụng hàng
- Nội thất vượt xa Lexus LX570, Cadillac Escalade
- Động cơ mạnh mẽ
Nhược điểm:
- Giá cao
- Không được phân phối chính hãng tại Việt Nam
- Hệ thống treo cần nâng cấp
Vĩ Phạm
Theo Tuoitrethudo
Lincoln Navigator 2018 - SUV 'khủng giá 8,8 tỉ đồng tại Việt Nam
Chiếc Lincoln Navigator 2018 phiên bản L Black Label vừa được nhập về Việt Nam với giá bán 8,8 tỉ đồng. Mẫu SUV đầu bảng của hãng xe Mỹ Lincoln Navigator được tạo ra nhằm cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ SUV cỡ lớn như Cadillac Escalade, GMC Yukon Denali, Infiniti QX80, Land Rover Range Rover LWB hay Lexus LX570... Phiên bản Navigator L là bản kéo dài trục cơ sở.
Chiếc xe sở hữu kích thước to lớn với chiều dài x rộng x cao lần lượt (5.635 x 2.030 x 1.933)mm, chiều dài cơ sở 3.342 mm (bản thường 3.111 mm), trọng lượng không tải ở mức 2.862 kg. Lincoln Navigator L Black Label 2018 gây ấn tượng mạnh với kích thước "choáng ngợp" với người đối diện, một số điểm nhấn của xe nằm ở phần đầu với cụm lưới tản nhiệt kép viền mạ crôm sáng bóng. Logo Lincoln có đèn phát sáng, hệ thống đèn pha full-LED, đèn hậu LED kéo dài không lẫn vào đâu. Chưa hết, xe còn gây ấn tượng với bộ mâm 22 inch đa chấu thiết kế ấn tượng thửa riêng cho phiên bản Black Label.
Hệ thống đèn hậu LED nằm ngang không lẫn vào đâu được trên Navigator 2018
Được định vị là mẫu xe SUV hạng sang, nội thất Navigator L 2018 trang bị hàng loạt tiện nghi cao cấp tăng trải nghiệm cho người ngồi bên trong xe như hàng ghế trước kèm chức năng sưởi/làm mát, điều chỉnh 30 hướng. Hệ thống thông tin giải trí SYNC3 (từ Ford) kết nối Apple CarPlay và Android Auto, hệ thống Revel Ultima 20 loa, 2 màn hình 10 inch cho hàng ghế sau...
Lincoln Navigator L sở hữu khối động cơ V6 3.5L tăng áp kép (twin-turbo) có sức mạnh 450 mã lực và mô men xoắn 690 Nm kết hợp với hộp số tự động 10 cấp - dẫn động bốn bánh (AWD). Động cơ và hộp số của xe chia sẻ chung với xe bán tải Ford F-150 Raptor. Nhìn chung, động cơ của Navigator L khiêm tốn hơn so với các đối thủ vốn thường gắn liền với những động cơ V8 cỡ lớn.
Nội thất Lincoln Navigator 2018 sang trọng bậc nhất trong phân khúc
Với mức giá chào bán 8,8 tỉ đồng, SUV Lincoln Navigator L 2018 có giá không quá "chát" nếu so với các đối thủ được đưa về Việt Nam thời gian gần đây như Lexus LX 570 Super Sport 2018 giá gần 10 tỉ đồng... "Của lạ" Navigator L là một lựa chọn mới cho các "đại gia" Việt, tuy nhiên đây là mẫu SUV khá kén khách do thương hiệu xe còn lạ lẫm đối với nhiều người Việt Nam.
Gia Linh
Theo Thanh niên
Lincoln Continental bản đặc biệt với cửa như Rolls-Royce Một trong những chi tiết làm nên thương hiệu Lincoln trong lịch sử là cửa sau dạng nghịch đã trở lại trên chiếc Continental 80th Anniversary Coach Door Edition. Lincoln Continental Coach Door Edition Đúng như tên gọi của mình, Lincoln Continental 80th Anniversary Coach Door Edition quay về giai đoạn sơ khai của dòng xe sang Mỹ - thời điểm hệ thống...