Đánh giá xe gia đình Mercedes V-Class sắp về Việt Nam
V-Class là sự kế thừa có phát triển từ 2 dòng sản phẩm cũ trước đây của Mercedes-Benz, đó là 639 – Viano và Vito. Mẫu Viano từ được sản xuất vào năm 2003 và đã luôn luôn chạy theo sau đối thủ cạnh tranh Volkswagon T5 Multivan. V-Class liệu có thể thay đổi trật tự đó?
Động cơ
V-Class đi kèm với ba phiên bản động cơ diesel khác nhau: 200 CDI, 220 CDI và 250 Bluetec.Cả 3 loại động cơ này có chung một nền tảng cơ sở, ví dụ như dung tích 2.143 cm, bốn xi-lanh có tích hợp tăng áp tiêu chuẩn.
Trong đó động cơ 200 CDI là yếu, chậm nhất và cũng xả nhiều khí thải CO2 nhất với công suất tối đa đạt 136 mã lực, tiếp đến là 220 CDI với công suất động cơ 163 mã lực và cuối cùng là 250 Bluetec với công suất 190 mã lực. Về hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu, V-Class trung bình sử dụng khoảng 5,7 tới 6 lít cho quãng đường 100km.
Mercedes tuyên bố trong phiên bản động cơ 250 Bluetec, hãng này cung cấp cho khách hàng công nghệ “Overtorque” – giúp công suất động cơ tăng thêm 14 mã lực và mô men xoắn tăng thêm 40 Nm chỉ trong một khoảng thời gian cực ngắn. Khả năng chạy nước rút trung bình từ 0 lên 60mph (tương đương 100km/h) mất 9,1 giây và đạt tốc độ tối đa là 206 km/h.
Hộp số và hệ thống treo
Mercedes-Benz V 200 CDI và V 220 CDI đi kèm hộp số sàn 6 tốc độ, tuy nhiên nhà sản xuất vẫn đưa tùy chọn hộp số tự động A 7G-Tronic Plus công nghệ Drive Select dành cho những khách hàng nào có nhu cầu. Trong khi đó, phiên bản động cơ 250 Bluetec tích hợp sẵn hộp số tự động trong bộ bán hàng tiêu chuẩn. Hộp số tự động giúp xe chạy mượt hơn, êm hơn tuy nhiên không khỏe máy và không tiết kiệm nhiên liệu bằng hộp số sàn.
V-Class cung cấp cho khách hàng 3 chế độ treo tùy biến: chế độ cổ thoải mái, chế độ treo thể thao và hệ thống treo Agility Control. Hệ thống treo thể thao cho khả năng xử lý linh hoạt hơn khi chạy qua các khúc cua, tuy nhiên lại có nhiều hạn chế khi chạy đường trường. Do vậy việc khách hàng có thể chọn chế độ treo phù hợp tùy thuộc chất lượng đường xá cũng như đặc điểm cung đường là một điểm cộng của V-Class.
Công nghệ
Điểm mạnh nhất của Mercedes-Benz V-Class có lẽ chính là ở yếu tố công nghệ. Hệ thống giải trí đa phương tiện, điều khiển cảm ứng đa chức năng và công nghệ lái an toàn được nhà sản xuất đưa vào V-Class nhiều một cách đáng ngạc nhiên.
Tất cả các phiên bản V-Class mới đều được trang bị một màn hình trung tâm 7 inch tích hợp chức năng giải trí đa phương tiện thông qua hệ thống điều khiển touch pad hiện đại – tương tự như trong các sản phẩm mới dòng C-Class. Ngoài ra có thể kể thêm một số tiện ích nổi trội khác như hệ thống định vị Comand Online, trình duyệt Internet không dây kết nối nóng, ổ cứng dung lượng 80GB, kết nối điện thoại thông minh và TV tuner.
Đáng nói hơn là các trang bị công nghệ liên quan tới vấn đề an toàn, tính năng sẽ làm cho chiếc xe trở thành một người bạn thực sự của người dùng và là yếu tố cạnh tranh tiềm ẩn nhưng vô cùng quan trọng giữa các hãng. Với V-Class có thể điểm mặt một số công nghệ an toàn nổi bật như hệ thống cảnh báo Attention Assistant dùng khi các lái xe có dấu hiệu điển hình của trạng thái mất tập trung; hệ thống Collision Assistant cho phép quét định lượng khoảng cách từ mũi xe tới đuôi xe trước mặt, và sẵn sàng bật báo động nếu khoảng cách vượt ngưỡng cho phép; hệ thống Distronic Plus giúp kiểm soát tăng tốc tự động…
Nội thất
Bảng điều khiển trung tâm của V-Class lung linh tới mức khiến bạn ngỡ như mình đang ngồi trong một chiếc Mercedes-Benz E-Class và S-Class. Vật liệu da cao cấp, chỗ ngồi thoải mái, không gian để chân rộng rãi, đảm bảo khách hàng cảm giác dễ chịu cho dù phải trải qua những chuyến đi dài.
Video đang HOT
Trải nghiệm cảm giác lái
Chuyến trải nghiệm thực tế cùng V-Class được các nhà báo nước ngoài tiến hành trong 2 ngày, trên cung đường autobahn nổi tiếng của nước Đức, dài khoảng 500km. V-Class phiên bản động cơ 250 Bluetec Avantgarde chạy thoải mái ở tốc độ 160 km/h, mặc dù trời mưa lớn. Những tiếng ồn của gió và động cơ bên ngoài gần như không thể xâm lấn vào phía trong cabin. Nói chung, chuyến hành trình từ Harmburg tới Sylt không được thời tiết ủng hộ. Trời mưa cộng hưởng với sương mù cản trở lớn tới khả năng tăng tốc của V-Class, tuy nhiên một điều có thể khẳng định chắc chắn là chiếc xe chạy động cơ diesel này hoàn toàn có thể lướt đi với tốc độ 160-180km/h một cách đơn giản và nhẹ nhàng.
Sẽ còn hoàn hảo hơn nếu V-Class phát triển thêm phiên bản động cơ diesel V6, với cảm giác mô-men xoắn tốt hơn, âm thanh êm hơn, xe tăng tốc ở tốc độ cao mượt hơn. Tuy nhiên thật đáng buồn là Mercedes hoàn toàn không có kế hoạch nào mang tên V-class V6.
Kết luận
V-Class xứng đáng là một thành viên của gia đình Mercedes-Benz! Một chiếc xe nhiều khả năng sẽ trở thành “ngôi sao” trong phân khúc xe van hạng nhẹ.
Theo autodaily
15 mẫu xe có thiết kế đèn đẹp nhất
Đối với các nhà thiết kế, đèn pha ôtô không chỉ có tác dụng soi sáng, mà nó còn là nơi để họ thỏa sức sáng tạo. Chính vì lẽ đó, nhiều siêu xe không chỉ hấp dẫn qua vẻ ngoài mà còn sở hữu hệ thống đèn pha cực kỳ bắt mắt.
Chắc chắn những ai yêu xe sẽ không thể phủ nhận hệ thống chiều sáng là một trong những phần thú vị nhất của tổng thể chiếc xe. Các hãng xe cũng đang muốn củng cố thương hiệu, dấu ấn riêng của mình qua thiết kế của hệ thống đèn pha. Và gần đây, công nghệ đèn pha LED ra đời đã giúp các nhà thiết kế có thể dễ dàng giúp chiếc xe của mình nổi bật kể cả là ngày hay đêm.
Lexus RC F
Hệ thống lưới tản nhiệt dạng xẻ đôi không phải là yếu tố ấn tượng duy nhất giúp định vị chỗ đứng của Lexus RC F trong lòng công chúng. Hệ thống đèn LED chiều sáng ban ngày hình chữ L cách điệu được đặt tách biệt so với cụm đèn pha lớn cũng là một nét thiết kế độc đáo của mẫu xe này. Cụm đèn pha lớn gồm 3 đèn nhỏ cũng được tinh tế thiết kế thành từng chữ L ấn tượng và sắc nét.
Porsche 918 Spyder
Spyder 918 có thể nói là chiếc Porsche đầu tiên thể hiện được dấu ấn thông qua thiết kế hệ thống chiếu sáng dạng LED. Mặc dù không quá phức tạp, nhưng sự độc đáo trong cấu trúc khiến cụm đèn pha của Spyder 918 nhận được phản hồi khá tốt. Từ mô hình này, thiết kế cụm đèn LED "4 điểm" cũng được nhân rộng ra nhiều mô hình khác của Porsche.
Ford Mustang
Thêm một thiết kế dạng cụm 3 nữa được xuất hiện. Chiếc Mustang GT của Ford có cụm đèn pha dạng 3 thanh được xếp chéo hết sức ấn tượng. Thiết kế này được lấy cảm hứng từ mang cá mập, vì thế rất phù hợp với tổng thể thiết kế của chiếc Mustang.
Mercedes-Benz E-Class
Mercedes là nhà sản xuất đã cho ra đời nhiều mẫu xe có thiết kế đèn pha nổi bật, và E-class cũng không phải là ngoại lệ. Mercedes E-class được trang bị một cụm đèn pha phức hợp bao gồm nhiều chi tiết nhỏ. Khung đèn pha thiết kế dạng boomerang, cụm đèn trung tâm hình thoi và một chuỗi LED gồm nhiều đèn nhỏ. Điều đó khiến người lái xe không bao giờ cảm thấy nhàm chán với những ánh sáng quen thuộc.
Ford F-150
Những chiếc xe tải nhỏ thực dụng hiếm khi tạo ra được sự đột phá về kiểu dáng, nhưng Ford đã thực hiện một nỗ lực khá hiệu quả đối với 2015 F-150. Cụ thể, đèn pha phần đầu xe có dạng hình chữ U lớn và đậm với các đơn vị LED có sẵn. Hệ thống dải LED mép ngoài giúp F-150 tạo ra một vẻ bề ngoài rất ấn tượng khi nhìn vào ban đêm.
Aston Martin Vanquish
Vanquish sở hữu rất nhiều chi tiết ấn tượng, đây đã là phong cách quen thuộc của thương hiệu Aston Martin. Ngoài thiết kế lưới tản nhiệt mang đậm phong cách riêng, thì thiết kế đèn hậu của chiếc Vanquish cũng cần phải nhắc đến. Lấy cảm hứng từ "lưỡi ánh sáng" hay xuất hiện trong các bộ phim giả tưởng, cảm giác đèn hậu của Vanquish như một nhát cắt ngọt ngào xuyên qua lớp vỏ thép phía sau xe.
Volvo XC90
Volvo XC90 2016 là chiếc xe thể thao đầu tiên của Volvo sử dụng thiết kế đèn pha theo phong cách "Thor" mà hãng này đang phát triển. Chắc hẳn những khán giả quen thuộc của bộ phim Thor sẽ rất ấn tượng với cụm đèn pha hình búa Thor. Thêm vào đó màu sắc ngả xanh của cụm đèn này cũng gợi nhớ nhiều hơn đến các tia sét của Thor.
Bentley Mulsanne
Phát triển theo một hướng độc đáo so với các nhà sản xuất khác, đội ngũ thiết kế của Bentley Mulsanne muốn hướng tới sự phức tạp nhờ tổ hợp các hình khối đơn giản. Chủ yếu sử dụng hình tròn, nhưng cụm đèn pha của Bentley Mulsanne có sự sắp xếp đem lại trải nghiệm mới lạ cho khách hàng. Hệ thống đèn ban ngày gồm nhiều đơn vị đèn LED nhỏ xếp xung quanh một đèn pha lớn. Chính thiết kế đèn độc đáo này đã giúp Bentley Mulsanne trở nên ấn tượng hơn các đối thủ sedan hạng sang khác.
Jaguar F-Type
Quan điểm thiết kế ban đầu của Jaguar F-Type chính là hướng tới một chiếc xe thể thao 2 cửa phong cách quyến rũ. Và thiết kế đèn hậu mỏng bọc quanh phần sau xe đã hỗ trợ rất tốt điều này. Ngoài ra một đèn LED dạng thanh được gắn ở mép dưới của đèn hậu cũng giúp cho F-Type trở nên nổi bật hơn vào ban đêm.
Land Rover Range Rover
Range Rover mới có thiết kế đèn hậu dạng LED ít sặc sỡ hơn thế hệ trước nhưng vẫn mang phong cách thời trang và ấn tượng. Cụm đèn hậu được tách làm 2 khối vuông với viền đỏ ở ngoài và đèn trong có ánh sáng màu hổ phách. Thiết kế 2 đèn xếp chồng này làm tôn lên chiều cao phía sau xe, đảm bảo sự đơn giản trong thiết kế mà vẫn tinh tế trong sắp đặt.
Ferrari FXX K
Có rất nhiều điều ấn tượng thu hút mọi người khi lần đầu nhìn vào chiếc Ferrari FXX K. Khi mới nhìn, điểm hấp dẫn nhất chính là 2 cánh lướt gió phía sau lấy cảm hứng từ các phi thuyển trong tương lai, đảm bảo cả về thẩm mỹ lẫn thiết kế khí động học. Nhưng sẽ là thiếu sót khi không kế tới thiết kế đèn pha và đèn hậu. Chúng được thiết kế dạng khe mỏng, như thể được nứt ra từ khối thép đến từ tương lai này.
BMW i8
BMW i8 được các chuyên gia nhận xét là mẫu xe có thiết kế nghệ thuật kín đáo, tức là rất khó để nhận biết vẻ đẹp của nó ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ví dụ như đèn hậu có thiết kế hình chữ U mới lạ và ấn tượng, được nhấn mạnh thêm bởi một thanh LED mỏng nằm tách biệt. Siêu xe BMW i8 có phiên bản được lắp đặt đèn pha sử dụng công nghệ laser công nghiệp, đem lại hiệu ứng kích thích thị giác, đặc biệt là màu sắc đèn phát ra.
Porsche 911 Carrera 4
Mục đích của các kỹ sư khi thiết kế hệ thống đèn pha và đèn hậu cho Porsche 911 là tạo ra một kết nối liền lạc giữa các phần của xe. Vì thế họ hướng đến sự đơn giản, thanh lịch, có dạng kéo dài và liền mạch để tạo ra cảm giác liên hệ chặt chẽ giữa phần đầu và phần sau xe.
Cadillac CTS
CTS 2015 có thể nói là mẫu xe có thiết kế táo bạo nhất trong các dòng sản phẩm gần đây của Cadillac. Ở mẫu CTS mới, các nhà thiết kế của Cadillac sắp xếp đèn pha theo chiều dọc. Dải LED chạy dọc được đặt kéo dài đền gần mép dưới của xe. Ngoài ra để chiếu sáng ban đêm, còn có một cụm đèn pha với ánh sáng thể thao được ở mép trên. Công nghệ màu đèn pha của CTS cũng cực ấn tượng, khi gặp nguy hiểm nó có thể cảnh báo bằng cách chuyển từ ánh sáng trắng sang màu hổ phách.
Audi Q7 2016
Audi luôn là hãng xe tạo ra các thiết kế đột phá dưới dạng đèn LED. Và không phải ngoại lệ, mẫu Audi Q7 2016 có thiết kế đèn pha phía trước hình xương cá, đây là thiết kế mới nhất đang được Audi phát triển. Có một cách gọi khác của thiết kế này đó là hình "mũi tên 2 chạc". Tất nhiên là thiết kế mũi tên độc đáo này cũng được sử dụng cho cả đèn hậu.
Theo autodaily
Xe sang Lexus GS 300h làm taxi Lexus GS 300h là mẫu xe taxi hybrid đầu tiên của nhãn hiệu xe sang đến từ Nhật Bản. Nếu đã từng ghé thăm hoặc thường xuyên tìm hiểu thông tin về châu Âu, bạn sẽ không ngạc nhiên với hình ảnh những chiếc sedan hạng sang như Mercedes-Benz E-Class hay BMW được dùng làm xe taxi. Có vẻ hãng Lexus không muốn...