Đánh giá MSI GeForce RTX 3090 Gaming X TRIO: Khi sức mạnh của card đồ họa đã được đẩy đến giới hạn
Chơi game 4K là điều RTX 2080 Ti cách đây 2 năm còn phải chật vật, thế mà giờ đây RTX 3090 đã gánh tốt và còn hơn thế nữa.
Trong khi phần lớn người đam mê công nghệ sôi sục vì iPhone 12 và việc không có tai nghe với củ sạc ảnh hưởng thế nào, hội đam mê PC vẫn còn đang bận “vật” nhau trên mạng về chuyện bao giờ thì RTX 3000 mới có hàng mà mua. Tuy muộn màng nhưng hôm nay tôi vẫn có trên tay một chiếc MSI GeForce RTX 3090 Gaming X TRIO để thử trải nghiệm cảm giác dùng card đồ họa chơi game khủng nhất thế giới hiện nay. Đây cũng là chiếc card đồ họa cao cấp nhất ở thời điểm hiện tại của MSI.
Ấn tượng đầu tiên là hộp đựng card rất to, gần gấp đôi hộp đựng chiếc RTX 3080 tầm trung của tôi. Vẫn là cách đóng hộp thường thấy của MSI với một chiếc phong bì chứa các loại giấy và sách hướng dẫn. Dưới lớp xốp mỏng sẽ là nhân vật chính, chiếc RTX 3090 Gaming X TRIO.
Tất cả những thứ được đóng hộp bao gồm card, sách hướng dẫn và thanh chống card. Thanh chống kim loại này quả thực là phụ kiện đáng giá và thiết thực nhất cho người dùng bởi kích thước và trọng lượng hàng khủng của chiếc card đồ họa này. Tôi cũng đánh giá cao việc ít phụ kiện nhưng chất lượng này hơn là những chiếc thước kẻ hay phụ kiện linh tinh mà chắc chắn sẽ được ở trong hộp từ lúc mua đến lúc bán đi.
Ngoại thất của chiếc RTX 3090 vẫn mang vẻ hầm hố đặc trưng “gaming” của MSI. Ốp tản nhiệt được làm bằng nhựa với tông màu đen chủ đạo, điểm xuyết thêm vài chi tiết màu titan. Mặt sau của chiếc card đồ họa này là backplate bằng nhôm với nhiệm vụ tản nhiệt cho các linh kiện ở mặt sau bo mạch.
Phần tụ cấp điện ở ngay phía sau GPU được thiết kế với 4 tụ SP-CAP và 2 cụm tụ gốm MLCC. Đây được cho là thiết kế tối ưu nhất, trung hòa được giữa việc duy trì xung nhịp cao và độ bền của tụ. Một điểm bất ngờ nữa là thiết kế bo mạch của chiếc card này trải dài đến hết phần tản nhiệt, không có phần tản nhiệt thò ra như thiết kế của bản Founders Edition hay một số hãng khác.
Cũng bởi được trang bị tản nhiệt khủng mà chiếc RTX 3090 của MSI có kích thước gần như lớn nhất thị trường với độ dài 323mm và chiếm tới 2.9 slot PCIe ở phía sau case. Việc trang bị một chiếc vỏ case có kích thước lớn là tương đối cần thiết.
RTX 3090 Gaming X TRIO đúng như cái tên gọi của nó, được trang bị tới 3 quạt với công nghệ TORX FAN 4.0 với thiết kế các cặp cánh quạt gắn với nhau, giúp tối ưu luồng gió chạy qua tản nhiệt. Một điểm đáng khen nữa cho MSI là họ đã thiết kế các vây tản nhiệt cong để giảm tiếng ồn.
Cạnh trên của card là 3 cổng cấp nguồn 8 pin với khả năng cung cấp lên tới 525W điện. Chúng ta sẽ đi chi tiết vào phần này sau. Bên cạnh đó, RTX 3090 cũng là dòng card đồ họa GeForce RTX 3000 duy nhất được trang bị chân NVLink để kết nối 2 card, vốn thiên về mục đích phục vụ các nhu cầu chuyên môn như chạy các thuật toán máy học, AI hơn là chơi game. Đây thực sự là dấu hiệu cho thấy việc chạy đa card đồ họa sẽ sớm không còn là thứ người chơi game theo đuổi. Cũng dễ hiểu bởi ở thế hệ GPU Ampere này, Nvidia thực sự đã giúp phần cứng PC đi trước yêu cầu phần cứng của game.
Phần đèn đóm RGB của chiếc RTX 3090 này cũng đã được giảm thiểu tối đa với 1 dải led nhỏ phía trên logo GeForce RTX và điểm vài nét led ở quanh chiếc quạt tản nhiệt giữa. Có vẻ các hãng sản xuất giờ đây đã bắt đầu giảm thiểu RGB lòe loẹt. Là một người không thích RGB, tôi thực sự trân trọng xu hướng cắt giảm này.
Mặt sau của chiếc Gaming X TRIO này được trang bị 3 cổng DisplayPort 1.4a và 1 cổng HDMI 2.1 để sẵn sàng đón đầu công nghệ.
Với kích thước khủng, có thể thấy chiếc RTX 3090 này chiếm một phần lớn diện tích của case. Các linh kiện còn lại, kể cả tản nhiệt CPU siêu to nạc như Noctua NH-D15 cũng trông bình thường đi nhiều khi đặt cạnh. Hay khi đặt lên một chiếc bo mạch chủ ATX, chiếc bo mạch chủ này cũng trở nên nhỏ bé.
Một điểm thiếu sót của chiếc RTX 3090 Gaming X TRIO này so với các đối thủ trực tiếp là chỉ sở hữu 1 BIOS. Bởi vậy, chiếc card này không được tích hợp công tắc gạt chuyển chế độ BIOS mà phải lên trang chủ của MSI để tải về và chọn giữa chế độ Tiếng ồn thấp (mặc định) hoặc Nhiệt độ thấp.
Cấu hình thử nghiệm:
-CPU: Intel Core i7-10700K
-RAM: Corsair Vengeance LPX 2×16GB 3200MHz CL16
-Mainboard: MSI MEG Z490i Unify
-SSD: Samsung PM981a 1TB
-Tản nhiệt CPU: Noctua NH-D15
-PSU: Corsair SF750 Platinum
Về hiệu năng, độ vượt trội của RTX 3090 nói chung và RTX 3090 Gaming X TRIO nói riêng là không phải bàn cãi và gần như không có đối thủ. Tuy nhiên, việc quá mạnh như vậy cùng mức giá gấp đôi RTX 3080 liệu có đáng tiền? Để giải đáp, đối thủ hôm nay của RTX 3090 sẽ chính là người em của nó.
Đầu tiên là 2 bài thử thông dụng của Unigine, Superposition. Hiệu năng của RTX 3090 vượt hơn so với đàn em tới 20%
Tiếp đến là loạt các bài thử Firestrike Ultra, Time Spy và Port Royal của 3DMark. Mức hiệu năng chênh lệch rơi vào khoảng 12-15%.
Về hiệu năng dựng hình 3D với các bài thử như Indigo và V-Ray, sức mạnh của RTX 3090 bứt lên so với RTX 3080 khoảng 20-25%.
Hiệu năng chơi games AAA ở độ phân giải 4K cùng mức thiết lập cao nhất của bộ đôi card đồ họa khủng này cho thấy giờ đây việc chơi games 4K đã trở thành một “bình thường mới”. Cách đây 2 năm, một chiếc card đồ họa hàng khủng như RTX 2080 Ti còn đang phải chật vật với độ phân giải này thì RTX 3080 và RTX 3090 đã làm được khá thoải mái, thậm chí còn hướng tới mức FPS cao để phù hợp với các loại màn hình tần số quét cao 144hz trở lên. Trong khi đó, mức chênh lệch về hiệu năng của 2 chiếc card đồ họa này cao nhất cũng chỉ 25%. Những tựa game tối ưu kém như RDR2 chỉ cho mức chêch lệch 1-2 FPS.
Mức điện năng tiêu thụ cao nhất của RTX 3090 Gaming X TRIO là 370W/giờ, cao hơn 20W so với mức tiêu chuẩn của Nvidia. Nhiệt độ hoạt động của card cao nhất chỉ 71 độ C ở nhiệt độ phòng 25 độ C.Khi card có nhiệt độ dưới 50 độ C thì quạt sẽ ngừng quay để đảm bảo độ ồn tối ưu nhất.
Quả thực, dù được dùng card siêu khủng, siêu mạnh thì thích thật đấy nhưng quả thực số tiền chênh lệch giữa RTX 3090 và RTX 3080 là quá lớn so với mức hiệu năng mang lại. Có thể các nhà phát triển phần mềm chưa thể tối ưu được lượng nhân CUDA khủng của RTX 3090 mà các công cụ dựng hình 3D chưa cho thấy được sự khác biệt. Hiệu năng chơi games cũng tương tự, nhất là khi RTX 3080 đã có thể chiến games 4K max settings thoải mái và 8K vẫn còn là một điều khá xa vời. Chắc đến lúc màn hình 8K phổ cập thì người ta đã chuyển sang dùng RTX thế hệ tiếp theo rồi. Nếu chỉ có nhu cầu chơi game thì RTX 3080 sẽ là lựa chọn tối ưu hơn cả.
Về tổng thể, MSI GeForce RTX 3090 Gaming X TRIO vẫn là một chiếc card đồ họa cực mạnh với khả năng chỉ cần cắm và chạy mà vẫn có hiệu năng cao nhất. Đối tượng khách hàng của chiếc card này nói riêng và GPU RTX 3090 nói chung sẽ khá hạn chế, tập trung vào những người dùng chuyên nghiệp với nhu cầu build máy trạm workstation để dựng video, hình 3D độ phân giải lớn hoặc chạy các model AI, máy học, các tác vụ vốn có thể tận dụng được lượng VRAM dồi dào tới 24GB. Mức giá bán tương đương một chiếc Honda Airblade tuy cao với người dùng phổ thông nhưng lại thực sự là một món hời cho dân chuyên nghiệp.
Không cần card đồ họa rời vẫn có thể chơi game 2 triệu GB của Microsfot, tuy nhiên hình ảnh sẽ trông như thế này đây
Một cách thưởng thức game độc đáo dành cho những bạn không có máy tính xịn.
Đúng như dự kiến từ trước, vào ngày 18/8 vừa qua, tựa game giả lập lái máy bay Microsoft Flight Simulator 2020 đã chính thức phát hành. Ngay sau khi đến tay game thủ, bom tấn 2 triệu GB đã ngay lập tức trở thành một chủ đề được cộng đồng game thủ bàn tán xôn xao, đa số game thủ đều rất thích Microsoft Flight Simulator 2020 vì tính chân thật của game. Tuy nhiên do đồ họa được mệnh danh là "Crysis phiên bản giả lập máy bay" cho nên rất nhiều game thủ đã cảm thấy ngao ngán khi ngay cả combo i9-9900K và RTX 2080 Ti gục ngã trước tựa game nặng "2 triệu GB" này.
Tuy nhiên, tựa game bom tấn nặng "2 triệu GB" này cũng phải chịu chung số phận với các tựa game đồ họa khủng khác khi bị Youtuber LowSpecGamer biến đồ họa sắc nét của Microsoft Flight Simulator 2020 với những chiếc máy bay bóng bẩy thành những khối vuông, trông ngớ ngẩn chẳng khác nào những tựa game phong cách hoạt hình vậy.
Youtuber LowSpecGamer đã sử dụng thủ thuật can thiệt vào tệp hệ thống của Microsoft Flight Simulator 2020 trong Windows 10 để tùy chỉnh những cài đặt đồ họa của game. VD như việc anh đã làm toàn bộ cây cỏ thành đồ họa pixel bằng việc điều chỉnh lệnh "VegetationLarge Enabled" thành O, hay cho toàn bộ các tòa nhà trong game biến mất bằng lệnh "Building Enabled 0". Game thủ có thể xem những hình ảnh và video thú vị về của Microsoft Flight Simulator 2020 sau khi bị biến thành "đồ họa Minecraft" qua bàn tay của Youtuber LowSpecGamer tại đây.
Microsoft Flight Simulator 2020
Sau khi điều chỉnh đồ họa của Microsoft Flight Simulator 2020 xuống mức thấp nhất có thể, Youtuber LowSpecGamer đã sử dụng CPU Ryzen 3200G đi kèm với card đồ họa tích hợp Vega 8 để trải nghiệm xem tựa game nặng "2 triệu GB" có thể chạy được trên cấu hình siêu yếu này không. Ban đầu có một thông báo cho biết mức cấu hình kia không đủ để được Microsoft Flight Simulator 2020, nhưng sau khi điều chỉnh thì Youtuber LowSpecGamer đã có thể chơi Microsoft Flight Simulator 2020 trên card đồ họa tích hợp với mức FPS loanh quanh 20 - 40FPS.
Được hé lộ vào tháng 11 năm ngoái, Flight Simulator 2020 là tựa game giả lập lái máy bay được mệnh danh nặng nhất lịch sử nhân loại với dung lương lên đến 2000 TB, tức là khoảng 2.000.000 GB. Theo nhà phát triển Microsoft, họ sẽ tái dựng toàn bộ bề mặt trái đất mà con người đang sống vào trong Flight Simulator 2020, từ thành phố, ngôi nhà, tòa cao ốc, sân bay, cảng biển... tất cả sẽ được tái hiện qua dữ liệu từ Bing map với sai số chỉ 3cm.
Microsoft đã hợp tác với Asobo để xây dựng toàn bộ thế giới, bao gồm khoảng 1,5 tỷ công trình kiến trúc và hàng nghìn tỷ cây xanh vào trong Microsoft Flight Simulator 2020. Người chơi thậm chí còn có thể bay qua nhà riêng của mình, thậm chí ngắm những địa danh, thành phố có thật ở trên cao như các phi công thực thụ, điều mà ít ai có thể làm được ngoài đời thật.
Card đồ họa NVIDIA Geforce RTX 3080 có gì khác so với RTX 2080 TI? Đầu tuần này, Nvidia bất ngờ tung ra card đồ họa GeForce RTX 3080 mới nhất. Và giờ công ty đã mang đến cái nhìn cận cảnh về hiệu suất chơi game 4K trên card. Nvidia sẽ bắt đầu bán ra card RTX 3080 vào ngày 17/9 tới Thông qua một đoạn video so sánh, Nvidia đã phô diễn hiệu năng của RTX...