Đánh giá Microsoft Lumia 625 – Lumia còn lại gì nếu không còn Nokia?
Vẫn là những sai lầm về mặt hệ điều hành khiến cho điện thoại Windows Phone đang rất khó sử dụng.
Dù ra mắt trên thế giới từ rất lâu, nhưng mãi cho tới tận gần đây Lumia 625 mới chính thức đổ bộ vào thị trường Việt Nam. GenK chúng tôi đã có cơ hội được dùng thử một chiếc Lumia 625 với nắp lưng màu da cam rất hợp với xu thế thích màu sắc của giới trẻ.
Là sản phẩm được Nokia tung vào thị trường để chen giữa 2 phân khúc tầm thấp và tầm trung đang do 2 sản phẩm là Lumia 520 và 720 nắm giữ, Lumia 625 vẫn giữ cấu hình ngang ngửa với Lumia 720 nhưng có màn hình 4,7 inch hướng tới đối tượng người dùng thích màn hình lớn. Vẫn là những hình ảnh quen thuộc từ màu sắc, thiết kế cho tới cả hệ điều hành liệu Lumia 625 có tạo nên được sự đột phá gì mới cho Nokia? Hãy cùng tìm hiểu.
Từ phần cứng của Nokia
Đã trở thành một thương hiệu được định hình từ rất lâu trong lòng người tiêu dùng Việt Nam về độ bền bỉ, hầu hết tính đến thời điểm này lượng máy điện thoại chạy Windows Phone bán ra trên thị trường Việt Nam đều thu về từ cái mác “nồi đồng cối đá” của Nokia.
Chính vì vậy câu chuyện về chất lượng phần cứng trên chiếc 625 này không có nhiều thứ phải nhắc đến, có chăng chỉ là mẫu mã thiết kế của Nokia bao nhiêu năm nay hình như vẫn chưa có nhiều thay đổi cho đến tận khi phải bán mình cho Microsoft, các mẫu Lumia vẫn chưa có nhiều sự khác lạ về phong cách thiết kế.
Nắp lưng
Dù rằng nắp lưng của Lumia 625 có thể tháo rời được nhưng vì sau khi tháo nắp lưng cũng không thể tháo được thêm gì nữa kể cả Pin của máy và do nắp lưng được thiết kế ôm sát lên tận viền màn hình nên khi cầm 625 chúng ta có cảm giác đang sử dụng một sản phẩm làm bằng nhựa nguyên khối và tất nhiên với sản phẩm của Nokia thì sự chắc chắn và đầm tay là điều không bao giờ thiếu.
Màn hình
Đây chính là điểm khác biệt hiếm hoi của Lumia 625 so với 720 với kích thước màn hình được nâng hẳn lên tới 4,7 inch, trở thành chiếc smartphone dòng lumia có màn hình lớn nhất từ trước tới nay đồng thời đây cũng là bằng chứng cho thấy công ty này đã buộc phải gia nhập cuộc đua màn hình lớn vốn là cuộc đua riêng của những thành viên nhà Android.
Điều đáng buồn là dù sử dụng màn hình kích thước lớn, nhưng độ phân giải vẫn ngang bằng Lumia 720 (480 x 800) nên việc thể hiện hình ảnh kém sắc nét hơn trên Lumia 625 là điều không thể tránh khỏi.
Mặt kính bảo vệ của Lumia 625 vẫn là mặt kính Gorilla Glass 2 nổi tiếng với khả năng chống trầy xước mạnh mẽ nhưng công nghệ màn hình Clear Black là thứ khiến cho 2 màu đen trắng trên điện thoại thể hiện chân thực và hoạt động tốt dưới nắng đã bị loại bỏ để giảm bớt chi phí so với 720.
Loa ngoài và loa thoại
Loa ngoài chỉ có kích thước 2×4 mm rất nhỏ nằm ở giữa mặt lưng của máy, với kích thước đó nếu không có vật cản nào thì âm lượng vừa đủ nghe, nhưng rất dễ bị bịt mất vì nằm ở vị trí ngón tay hay chạm phải. khi bị bịt thì âm lượng gần như biến mất hoàn toàn.
Về loa thoại, vấn đề cũng tương tự do cửa loa quá nhỏ nên dễ bị nghe không rõ khi nghe điện thoại mà vành tai che bớt mất một phần cửa loa.
Video đang HOT
Camera không phải điểm nhấn
Thực sự mà nói, Camera sau của Lumia 625 không hề xứng đáng đối với một chiếc điện thoại có mức giá 5,7 triệu đồng như hiện nay. Với mức giá này có rất nhiều lựa chọn có thể cho chất lượng hình ảnh tốt hơn hẳn sản phẩm này. Tất nhiên cảm biến hình ảnh của Lumia 625 cũng có đôi nét đáng chú ý đặc biệt là ở khả năng thể hiện màu sắc.
Ngoài ra, ảnh chụp bằng ứng dụng Camera gốc của Lumia 625 cũng có 1 điểm khá lý thú khắc phục yếu điểm của Sensor chất lượng không cao này. Đó là khi lấy nét ảnh, hình hảnh thu được thực sự từ Camera sẽ hơi mờ do Camera chỉ có 5MP nhưng sau khi bắt hình, ảnh sẽ tự động được áp thêm 1 bộ lọc Sharpen để làm sắc nét biên dạng vật thể trên ảnh, nêu ở các ảnh chụp có nhiều chi tiết nhỏ, ảnh thường trông hơi giả nhưng bù lại ở những ảnh chụp thường thì biện pháp này lại giúp Lumia 625 cho ra một bức ảnh tốt hơn ban đầu.
Một số ảnh chụp từ Camera sau của Lumia 625:
Màu sắc lên sáng đẹp và không có hiện tượng sai màu.
Sau khi bộ lọc Sharpen được áp dụng.
Điều kiện ánh sáng yếu.
Đến Windows Phone của Microsoft
Kể từ thời đại của Windows Phone 7, hệ điều hành này đã trở thành hệ điều hành kém hiệu quả nhất trong số 3 ông lớn là iOS, Android và Windows Phone. Ngay kể cả sau khi ra mắt Windows Phone 8 với rất nhiều cải tiến mà Microsoft cho thêm vào để cải thiện những chức năng chưa có, nhưng dường như sự nhàm chán và chất lượng app trên Windows Phone vẫn chưa có nhiều khởi sắc. Dưới đây là một số vấn đề ở Windows Phone mà đến tận hiện nay Microsoft vẫn chưa giải quyết được.
Đầu tiên là bộ gõ tiếng Việt
Windows Phone cho đến tận ngày nay vẫn chưa hỗ trợ bộ gõ kiểu Telex cho bàn phím, đã từng có 1 số ứng dụng được thiết kế để “lách luật” và cho phép gõ Telex trên hệ điều hành này nhưng nó chỉ sử dụng được trong phạm vi của app đó chứ không phải mọi vị trí nhập liệu.
Hiện nay người dùng Windows Phone vẫn đang phải làm quen với kiểu gõ truyền thống của Windows để nhập nội dung tiếng Việt. Trong khi bộ gõ tiếng Việt kiểu Telex cũng đã có mặt trên hệ điều hành bảo thủ về thiết kế như iOS.
Ứng dụng thiết yếu chưa giải quyết hết lỗi
Có thể rất nhiều người từng cảm thấy lạ lẫm khi mà Facebook được đồng bộ cả vào phần tin nhắn điện thoại của Windows Phone, nhưng sau một thời gian sử dụng những rắc rối đã xuất hiện như hiện tượng Status “râu ông nọ cắm cằm bà kia” đã khiến cho Microsoft phải tự dựng lấy một App Facebook riêng với giao diện tương tự như App Facebook trên Android, nhưng các tính năng vẫn rất thiếu thốn.
Hệ thống Notification không hiệu quả
Một nhược điểm được hứa hẹn sẽ thay đổi trong Windows Phone 8.1 nhưng ở WP8 thì các thông báo cuộc gọi nhỡ, tinh nhắn, status facebook có liên quan vẫn đang được hiện lên dưới dạng thanh Toaster cũ, nghĩa là thông báo chỉ hiện ra vài giây khi có thông báo sau đó sẽ biến mất và để lại 1 con số nhỏ ở các ô Tile của các ứng dụng có thông báo. Tuy nhiên đâu phải ứng dụng nào cũng được chúng ta ghim vào Home? vậy thì những thông báo còn lại nếu không được xem ngay lúc thông báo tới thì sẽ không có thông báo nào cho các bạn thấy nữa.
Những gì mà tôi kể ra ở trên vẫn là những bất cập mà bất cứ ai đã dùng Windows Phone vẫn đang phải chịu đựng, và những người dùng WP mặc nhiên cho rằng muốn dùng WP thì phải chấp nhận những khác biệt mà hệ điều hành này mang lại. Vậy thì WP có gì đặc biệt mà khiến chúng ta phải chịu đựng?
Đó chính là độ mượt mà đến kỳ diệu mà có thể đến cả iOS cũng chưa thể so sánh kịp, nó khác hoàn toàn với Android khi mở nhiều ứng dụng, cơ chế quản lý và giải phóng RAM của máy khiến cho máy luôn trong tình trạng hoạt động tốt, cảm giác giật lag là không có một phần là vì Windows Phone một phần cũng vì Lumia 625 có cấu hình không phải hạng xoàng.
Kết hợp chất lượng gia công tuyệt vời của Nokia với những thứ hơi “khác người” của Windows Phone thì có lẽ Lumia 625 là một chiếc điện thoại tốt nếu như chúng ta bỏ qua được những nhược điểm mà Windows Phone chưa khắc phục được.
Tổng kết
Ưu:
- Máy thiết kế đẹp, trẻ chung.
- Vỏ ốp lưng thay đổi dễ dàng tiện lợi, có nhiều màu sắc.
- Cấu hình cao cấp với giá trung cấp khiến cho Lumia 625 hoạt động mượt mà ngay cả khi mở nhiều ứng dụng.
- Có sức thu hút mạnh với người dùng mới
- Màn chống xước cao cấp.
Nhược:
- Chưa có bộ gõ Telex
- Loa bé dễ bị mất tiếng do bịt tay hoặc đặt trên đệm.
- Camera chất lượng trung bình.
Theo VNE
Cận cảnh Lumia 1020, smartphone cuối cùng của Nokia
Một trong hai chiếc smartphone sở hữu camera độ phân giải lớn nhất và cũng là thiết bị đặt dấu chấm hết cho Nokia.
Sau PureView 808 thì Nokia đã chính thức ra mắt chiếc smartphone thứ hai của họ với trang bị camera độ phân giải siêu cao, lên tới 41 Megapixel với tên gọi Lumia 1020. Không chỉ có phần cứng tốt hơn người anh 808, Lumia 1020 còn được trang bị hệ điều hành Windows Phone tối ưu hơn cho màn hình cảm ứng. Và cũng chính 1020 đã đặt dấu chấm hết cho Nokia với vai trò nhà sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) sau khi hãng bị mua lại bởi Microsoft chỉ vài ngày trước đây.
Bên cạnh bộ phận camera được nâng cấp gần như toàn diện so với những chiếc smartphone cùng mang thương hiệu Lumia trước đây như 920, 925 thì phần cứng của 1020 gần như vẫn được Nokia giữ nguyên. Họ vẫn chỉ trang bị cho thiết bị này bộ xử lý lõi kép Snapdragon S4 xung nhịp 1,5 GHz của năm 2012 cùng với nhân đồ họa Adreno 225 mang từ 920 sang cho 1020 và một chút nâng cấp nhỏ với 2 GB bộ nhớ RAM để cải thiện khả năng đa nhiệm.
Màn hình của Lumia 920 mang trong mình công nghệ ClearBlack AMOLED kích thước 4,5 inch độ phân giải 768 x 1280 với công nghệ PureMotion HD và được bảo vệ bởi mặt kích cường lực Gorilla Glass thế hệ ba. Trong cuộc chạy đua smartphone hiện tại thì các thông số của màn hình này gần như chắc chắn không thể nào khiến các sản phẩm đối thủ phải khiếp sợ. Tuy nhiên, khả năng hiển thị của Lumia 1020 vẫn khá tốt nhưng không thật sự xuất sắc khi so sánh với giá bán ra của nó.
Với Lumia 1020, chúng ta có các tùy chọn 32/64 GB dung lượng lưu trữ, camera sau 41 MP, camera trước 1,2 MP và nguồn pin dung lượng 2.000 mAh. Smartphone này hỗ trợ các chuẩn kết nối tiêu chuẩn bao gồm LTE, NFC, Bluetooth 3.0 và định vị toàn cầu GPS. Dù có cảm biến hình ảnh lớn nhưng thật đáng ngạc nhiên là 1020 lại mỏng hơn và cũng nhẹ hơn so với Lumia 920.
Mặt lưng với camera PureView 41 MP chiếm khá nhiều diện tích.
Phần thân dưới của máy có loa ngoài, micro thoại và cổng microUSB.
Cạnh trái là các phím tăng giảm âm lượng, nguồn và chụp ảnh nhanh.
Khay gắn SIM, giắc tai nghe 3,5 mm và micro thứ hai đặt trên đỉnh máy.
Phía trên màn hình chúng ta có logo nhà mạng AT&T, biểu tượng Nokia, loa thoại và một số cảm biến cùng camera trước.
Cạnh phải trống trơn.
Sử dụng Lumia 1020 để làm máy ảnh du lịch cùng chân máy (tripod) mini.
Theo VNE
Nokia 515 chính thức ra mắt: Vỏ nhôm, pin cực bền, giá 3 triệu đồng Nokia 515 sở hữu camera 5 MP. Mới đây, Nokia đã chính thức giới thiệu một chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Series 40 mới mang tên Nokia 515 (có cả phiên bản 1 SIM và bản 2 SIM). Một điểm nhấn khác biệt của 515 là toàn bộ vỏ máy được làm hoàn toàn bằng nhôm, bên cạnh đó, màn hình...