Đánh giá máy chiếu di động ViewSonic M2e: nhỏ gọn, cơ động, hình ảnh đẹp
Khi mà rạp chiếu phim chưa hoạt động trở lại thì một chiếc máy chiếu di động nhỏ gọn như ViewSonic M2e bỗng nhiên trở nên rất cần thiết nhưng nó còn làm được nhiều điều hơn thế.
Dịch bệnh vẫn chưa dứt điểm, rạp chiếu phim cũng không biết khi nào mở lại vậy để thưởng thức một số bộ phim trên màn ảnh rộng cùng bạn bè và gia đình thì phải làm thế nào? Máy chiếu di động là lựa chọn phù hợp bởi dễ dàng mang theo và không mất công setup nhiều. ViewSonic M2e là một lựa chọn sáng giá bạn nên cân nhắc.
Thiết kế
ViewSonic M2e có ngoại hình lai giữa dòng máy chiếu xem phim tại nhà và máy chiếu di động với kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ. M2e nặng 1 kg, ngoại hình vuông vức làm liên tưởng tới Mac mini của Apple nhưng dày hơn và nhẹ hơn.
Ở mặt trước của M2e là thấu kính với đèn LED có tuổi thọ 30.000 giờ. Các cảm biến giúp cho chiếc máy chiếu này lấy nét tự động. Mặt sau là rất nhiều cổng kết nối gồm HDMI, USB-C để nhận tín hiệu vào; khe microSD và cổng USB-A để kết nối bộ nhớ ngoài; cổng ra âm thanh 3,5 mm. Kết nối không dây có AirPlay hoặc Bluetooth.
Phía dưới máy có chân đế điều chỉnh độ ngửa để thay đổi phương thẳng cùng với lỗ vít để gắn chân đế. ViewSonic cũng rất tâm lý khi tặng kèm túi đựng qua đó đề cao khả năng di động của chiếc máy này.
Trải nghiệm người dùng
ViewSonic M2e không được đầu tư nhiều về việc hỗ trợ ứng dụng điều này thể hiện ổ việc máy chạy Android tùy chỉnh không có Google Services mà chỉ có kho ứng dụng Android Aptoide để cài đặt ứng dụng do hãng cài vào. Thế nên ứng dụng khá hạn chế, một số ứng dụng xem phim trực tuyến có thể tìm thấy là Netflix, Prime Video nhưng sau khi cài đặt xong, trải nghiệm cũng không ngon.
Video đang HOT
Netflix không được phát triển để sử dụng với điều khiển nên khả năng điều hướng và tìm kiếm khá khó chịu. Những ứng dụng như Disney hoặc Hulu lại càng không dùng được do không có Google Services.
Thế nhưng sử dụng chiếc máy này, mình thấy cũng không cần quá quan tâm đến điều đó bởi thứ mình sử dụng nuhiều nhất là phản chiếu màn hình screen mirroring từ smartphone hay tablet, vậy mới là di động, tiện lợi hơn nhiều việc chứ trông chờ vào ứng dụng. Bởi máy chiếu di động là bạn sẽ không để nó nguyên ở một chỗ nên mỗi lần sang chỗ mới lại phải kết nối mạng từ đầu khá mất thời gian.
Trên iOS bạn có thể kết nối nhanh chóng qua AirPlay, chỉ cần một nút bấm, trên Android thì phức tạp hơn chút khi phải tải ứng dụng Google Home. Lúc này mình dễ dàng share những nội dung hay trên YouTube, VieOn, … tuy nhiên ở một số nền tảng yêu cầu bản quyền cao như Netflix vẫn chưa thể dùng qua phương án này. Ngoài ra, bạn cũng có thể truyền màn hình qua cáp 2 đầu USB-C nhưng khi đó màn hình smartphone phải luôn bật.
USB cũng là phương án có thể sử dụng nhưng có một cách hay nhất khi dùng ViewSonic M2e là sử dụng kèm thiết bị trình chiếu điển hình là Chromecast để điều hướng dễ dàng hơn, hỗ trợ các ứng dụng hỗ trợ 4K như Netflix và YouTube.
Chất lượng hình ảnh
Mặc dù có thân hình nhỏ bé nhưng M2e có thể phát video từ 80 đến 100 inch khá ấn tượng. Trên M2e, khoảng cách tối ưu là từ 0,8 đến 2,7 mét, độ phân giải FullHD với tỷ lệ khung hình 16:9. Hình ảnh sắc nét, màu sắc rực rỡ và độ tương phản nổi bật là điểm cộng ngay khi mở chiếc máy này lên.
Bạn cũng có thể kết nối PC để chơi game trên M2e qua cổng HDMI nhưng tất nhiên độ trễ của nó khó có thể đáp ứng những tựa game nhập vai đòi hỏi độ chính xác cao, còn game nhẹ nhàng thông thường thì không vấn đề gì, kích thước lớn khiến trải nghiệm chơi game nâng cao rất nhiều.
M2e là sản phẩm đầu tiên của ViewSonic được trang bị cảm biến ToF hỗ trợ lấy nét tự động, chỉ mất khoảng 1 giây, máy đã lấy nét rất chính xác, đem tới sự tiện lợi khi sử dụng, không cần phải căn chỉnh bằng mắt giống máy chiếu thông thường, chị em cũng có thể sử dụng được.
Chất lượng âm thanh
Hệ thống loa của M2e có công suất 3W và được tối ưu bởi Harman Kardon. Chất âm tất nhiên không thể kỳ vọng nhiều nhưng điểm cộng là âm lượng khá lớn dành cho không gian nhỏ khoảng 30 – 40 m2. Bật loa to cũng không thấy bị rè, không gây khó chịu và hướng âm thanh khá chuẩn tới người dùng.
Nhưng tuyệt vời nhất là bạn kết nối với loa Bluetooth bên ngoài, chất lượng sẽ ngon hơn rất nhiều. Combo M2e kết hợp với Chromecast và loa Bluetooth là trọn vẹn nhất. Trải nghiệm người dùng mượt mà của Chromecast, chất lượng hình ảnh tuyệt vời của M2e và âm thanh lớn của loa Bluetooth, tất cả đều kết hợp để mang đến trải nghiệm rạp chiếu tại gia đáng giá. Nếu không thích kết nối Bluetooth có thể dùng cổng 3,5mm để nối ra hệ thống giải trí cao cấp hơn. Nhưng với mình Bluetooth là đủ để đạt được nhu cầu di động.
Điểm cần cải thiện
Mặc dù có khả năng lấy nét rất nhanh nhưng đó chỉ là phương dọc còn máy chưa thể cân được phương ngang tốt nên người dùng cần để máy cao tương đương với tầm mắt hoặc căn góc lại trong phần cài đặt nếu không muốn hình ảnh bị méo. Độ sáng của M2e chưa cao, tối đa đạt 1.000 lumens, thấp hơn nhiều sản phẩm đối thủ vốn có độ sáng từ 1.200 lumens trở lên vì thế phòng chiếu cần rất lý tưởng để phát huy hết điểm mạnh là màu sắc cho M2e.
Máy chiếu di động tự lấy nét trong 1 giây
ViewSonic M2e cho hình ảnh 100 inch độ phân giải FullHD, khả năng tự động lấy nét trong 1 giây nhờ cảm biến ToF.
M2e là mẫu máy chiếu mới nhất trong dòng sản phẩm giải trí của ViewSonic, ra mắt hồi tháng 3 năm nay. Sản phẩm cải thiện ở khả năng lấy nét tự so với người tiền nhiệm M2, nhờ cảm biến ToF đặt ở chính giữa phía trước.
Máy hiện được bán tại Việt Nam với mức giá khoảng 20 triệu đồng, cùng phân khúc với một số mẫu máy chiếu như Vivitek Qumi Q6, Jmgo N7, ngang bằng một số mẫu Smart TV 65 inch độ phân giải 4K.
Sản phẩm lai giữa dòng máy chiếu xem phim tại nhà và máy chiếu di động với kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ. M2e nặng 1 kg, kích thước các chiều đều dưới 20 cm, chỉ nhỉnh hơn một chút so với một chiếc TV Box. Bản thân máy chiếu cũng được trang bị hệ điều hành và có thể cài thêm các ứng dụng bên ngoài để sử dụng độc lập như một Smart TV.
Tuy nhiên, khác với các dòng máy chiếu di động khác, M2e không kèm pin, mà người dùng có thể cấp nguồn qua pin dự phòng với điều kiện pin có công suất tối thiểu 45W, hỗ trợ Power Delivery.
Khi sử dụng tại nhà, phương án tối ưu là dùng nguồn riêng 19V, qua giắc tròn phía sau. Toàn bộ các cổng kết nối của máy chiếu cũng được đặt ở cạnh này.
So với các loại khác, số cổng kết nối của M2e chỉ ở mức đủ dùng, với các cổng cơ bản, như HDMI, USB-C để nhận tín hiệu vào; khe microSD và cổng USB-A để kết nối bộ nhớ ngoài; cùng cổng ra âm thanh 3,5 mm. Thiết bị không có cổng RJ45 để cắm dây mạng hay cổng âm thanh chất lượng cao Optical. Bù lại, việc nhận tín hiệu còn có thể thực hiện qua kết nối không dây AirPlay hoặc Bluetooth.
Khác với bản M2 sử dụng một module Wi-Fi gắn rời ở cạnh đáy, M2e tích hợp sẵn kết nối này. Mặt dưới của máy chiếu chỉ gồm một chân chống để điều chỉnh độ nghiêng, một lỗ để gắn tripod, ba chân đế cao su có thể tháo ra để lắp giá treo, cùng các khe tản nhiệt.
Một dàn tản nhiệt khác cũng được đặt ở cạnh trái, trong khi loa và đèn chiếu được đặt toàn bộ phía trước.
Hệ thống tản nhiệt của M2e hoạt động khá hiệu quả. Thử với thời gian chiếu liên tục khoảng 2 tiếng, nhiệt độ trên thân máy chiếu vẫn ở mức khoảng 40 độ C, không quá nóng. Tuy nhiên, quạt gió hoạt động liên tục có thể gây tiếng ồn, át đi phần nào âm thanh của loa.
Hệ thống loa được đặt ở một hướng, có công suất 3W và được tối ưu bởi Harman Kardon. Loa cho chất âm ấm, âm lượng đủ để thưởng thức phim trong không gian nhỏ khoảng 30 - 40 m2. Khi chiếu phim ngoài trời hoặc cần chất lượng âm thanh cao hơn, người dùng nên kết nối với các dàn loa chuyên dụng với công suất lớn.
M2e cũng là sản phẩm đầu tiên của ViewSonic được trang bị cảm biến ToF hỗ trợ lấy nét tự động. Thử nghiệm ở khoảng cách chiếu dưới 3 mét, máy chiếu này có thể tự động lấy nét trong tích tắc, trong khi các phiên bản trước thường mất khoảng 3 - 4 giây cho thao tác này.
Khi người dùng điều chỉnh góc chiếu, M2e có thể tự động căn lại các góc (keystone) để hình chiếu không bị méo. Tính năng tự động này thường mất khoảng 2 - 3 giây, kết quả ở mức "xem được" chứ chưa thực sự vuông hoàn hảo, đặc biệt khi chiếu với góc nghiêng lớn. Người dùng có thể điều căn góc lại trong phần cài đặt nếu muốn.
Trong hình là giao diện màn hình chính của máy. Người dùng có thể cài thêm các ứng dụng xem YouTube, Netflix để xem video, hoặc chiếu hình ảnh từ smartphone kết nối không dây.
Ống kính trên máy chiếu là loại tiêu cự cố định. Khoảng cách giữa máy chiếu và màn chiếu ở càng xa thì hình ảnh càng lớn. Trên M2e, khoảng cách tối ưu là từ 0,8 đến 2,7 mét, khi đó hình ảnh thu được sẽ tương đương với những TV từ 30 inch đến 100 inch, độ phân giải FullHD với tỷ lệ khung hình 16:9.
Điểm hạn chế của sản phẩm là độ sáng. Viewsonic M2e có độ sáng tối đa đạt 1.000 lumens, thấp hơn nhiều sản phẩm đối thủ vốn có độ sáng từ 1.200 lumens trở lên. Điều này khiến M2e chỉ hoạt động tốt nhất trong điều kiện phòng tối hoặc ban đêm, không thích hợp để sử dụng dưới ánh sáng mạnh.
Mẫu máy chiếu di động của ViewSonic tích hợp công nghệ Cinema Super Color , độ phủ màu đạt 125% dải màu Rec.709. Hình ảnh thu được thích hợp cho nhu cầu xem phim, trình chiếu hình ảnh, nhờ màu sắc sống động, tương phản cao. Người dùng cũng có thể dùng M2e để chơi game do độ trễ thấp khi kết nối qua cổng HDMI.
Ở tầm giá 20 triệu đồng, ViewSonic M2e sẽ cạnh tranh với nhiều mẫu máy chiếu Trung Quốc vốn có độ phân giải lên tới 4K.
Tuy nhiên, sản phẩm có lợi thế về sự gọn nhẹ, tính di động cao, tính năng lấy nét hoạt động nhanh và hình ảnh thu được chất lượng tốt. M2e sử dụng công nghệ LED cho tuổi thọ cao và khả năng khởi động nhanh hơn Tuy nhiên, máy chiếu vẫn chưa thể thay thế được TV, do gặp hạn chế dưới ánh sáng mạnh. Nếu sử dụng khi dã ngoại, người dùng cần trang bị thêm cục sạc tiêu chuẩn.
Xiaomi Laser Cinema 2 ra mắt: máy chiếu Dolby Vision đầu tiên trên thế giới, giá 2033 USD Xiaomi mới đây đã ra mắt mẫu máy chiếu cao cấp mới tên là Xiaomi Laser Cinema 2, đây là máy chiếu đầu tiên trên thế giới hỗ trợ Dolby Vision ở 4K. Xiaomi Laser Cinema 2 mới ra mắt có thể chiếu màn hình 100 inch từ khoảng cách 20cm cách tường. Nhưng kích thước mở rộng sẽ vào khoảng 40 đến...