Đánh giá khảo sát Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng
Ngày 6/7, Đoàn chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đã làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng, đánh giá khảo sát hoạt động Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.
Đoàn chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đến trải nghiệm điểm di sản mới “Hòn đá mồ côi” tại thung lũng Bản Hau, xã Cao Thăng ( Trùng Khánh).
Ông Guy Martini, Cố vấn cao cấp, Chủ tịch Hội đồng mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO cho rằng, sau 2 năm (2018-2020) Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng đi vào hoạt động, Ban Quản lý Công viên, các cấp chính quyền địa phương và người dân đã tích cực thực hiện các khuyến nghị, quy định của UNESCO về gìn giữ, bảo tồn nguyên trạng các điểm di sản trên cả 3 tuyến. Theo đó, di sản địa chất cổ và diện mạo địa chất cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng được gìn giữ, không có tình trạng bị xâm lấn. Các điểm di tích lịch sử, di tích quốc gia đặc biệt được đầu tư hạ tầng khang trang làm tăng thêm giá trị di sản. Đồng bào các dân tộc thiểu số gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc trong cuộc sống đời thường, nhiều vùng đã sản xuất nông sản theo hướng sản xuất hữu cơ, có sản phẩm chất lượng bán ra thị trường…
Khảo sát gần 50 điểm di sản trên tuyến thứ 4 huyện Thạch An và thành phố Cao Bằng, Đoàn phát hiện ra nhiều điểm di sản địa chất cổ, văn hóa bản địa đặc sắc riêng biệt của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng như: các điểm di tích hóa thạch cổ, tầng đứt gãy địa chất trên 250 triệu năm, hệ thống hang động đẹp, độc đáo…
Video đang HOT
Đoàn chuyên gia khuyến nghị các cấp chính quyền, cơ quan chức năng tỉnh Cao Bằng cần quan tâm hơn tới việc giữ gìn vệ sinh môi trường các điểm di sản; chú trọng khai thác các giá trị văn hóa bản địa từ sản xuất nông nghiệp với những cây con đặc hữu từng vùng, không gian kiến trúc nhà sàn, nhà trình tường, văn hóa văn nghệ dân gian, điểm hang động độc đáo như: “Mó nước thần” (huyện Quảng Hòa), rừng dẻ (huyện Trùng Khánh), làng nghề làm giấy bản (xã Phúc Sen), làng nghề làm đường phên Bó Tờ (Quảng Hòa), nghề làm thạch đen (Thạch An)…
Cùng với đó, tỉnh Cao Bằng cần có những giải pháp để tăng sức hấp dẫn của các tour du lịch trải nghiệm Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng; tạo việc làm, sinh kế cho đồng bào các dân tộc thiểu số, khuyến khích người dân tích cực bảo vệ, gìn giữ các giá trị di sản địa chất và văn hóa bản địa…
Đoàn chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO khảo sát vườn cây hạt dẻ tại Bản Khẩy, xã Chí Viễn (Trùng Khánh).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Lê Hải Hòa cho biết, thời gian tới, UBND tỉnh Cao Bằng tiếp tục chỉ đạo các cấp, sở, ngành, địa phương thực hiện tốt các khuyến nghị của UNESCO. Đồng thời, tỉnh khẩn trương xúc tiến chỉ đạo thực hiện phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng gắn với các chương trình kích cầu du lịch của tỉnh; chủ động phối hợp với Đoàn chuyên gia xúc tiến hoàn thiện thủ tục để mở rộng thêm tuyến thứ 4, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng…
Trước đó, từ ngày 1 – 5/7, Đoàn chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đã đến khảo sát ba tuyến của Công địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng (Khám phá Phia Oắc – Vùng núi của Những đổi thay; Trở về nguồn cội; Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên) và khảo sát tuyến thứ 4 (huyện Thạch An và thành phố Cao Bằng).
Tinh khiết sắc trắng hoa lê vùng cao
Tại Cao Bằng, các mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa đều có một vẻ đẹp riêng.
Song vào thời điểm trời đất chuyển mình từ xuân sang hạ, khi tháng Ba, tháng Tư về cũng là lúc miền non nước hữu tình đẹp tuyệt vời bởi màu hoa lê trắng tinh khiết phủ khắp núi rừng.
Hoa lê nở rộ bên những nếp nhà sàn.
Với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của đồng bào vùng cao mến khách, cung đường khám phá non nước Cao Bằng được xem là một trong những cung đường đẹp nhất của Việt Nam.
Men theo Quốc lộ 4 quanh co, từ Lạng Sơn lên Cao Bằng qua huyện Thạch An, hay theo Quốc lộ 34 từ Thành phố vào đến các huyện: Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, du khách có thể bắt gặp cả vạt đồi trắng muốt hoa lê. Hoa lê được trồng trên rừng, lưng chừng đồi, ven đường, thậm chí là trước cổng làng hay cạnh nhà dân. Khi cơn mưa phùn mùa xuân vừa dứt và nắng ấm dần lên, cũng là lúc hoa lê bung nở trắng trời. Loài hoa này không chỉ đẹp mà còn biểu trưng cho sự thanh khiết, bình yên và ấm áp trong cuộc sống.
Người ta vẫn ví hoa lê đẹp như nàng công chúa của núi rừng, vừa e ấp dịu dàng, vừa tỏa sáng trong lành như sớm mai. Hoa lê không rực rỡ, không kiêu sa nhưng làm mê đắm lòng người khi mang một sắc trắng thuần khiết đầy mộng mơ, dường như đặc biệt hòa hợp với cảnh vật thiên nhiên vùng sơn cước. Những triền đồi trồng đầy lê vào mùa hoa nhìn từ xa trắng xóa như những đám mây, đậu xuống ấp ôm bản làng rồi ngủ quên không chịu về. Làn sương giăng mờ mịt càng làm cho những vạt hoa lê trắng thêm tinh khôi và huyền ảo.
Bông hoa trắng muốt xinh đẹp nhưng lại nở trên cành cây khô khốc, xù xì. Khi mới chớm nở, nụ hoa điểm chút màu phớt hồng ngây thơ. Lạc bước giữa những đồi hoa lê, du khách tưởng mình đã đặt chân đến một miền cổ tích, nơi chỉ có sự tuyệt mỹ của thiên nhiên và giây phút tĩnh lặng của tâm hồn. Bên mái nhà sàn mộc mạc, bình dị của đồng bào, màu hoa lê điểm xuyết cho cả một vùng đồi núi hoang sơ. Những cánh hoa mỏng manh níu chân người lữ khách phương xa thêm luyến lưu, xao xuyến.
Đến Cao Bằng mùa này, du khách có nhiều hơn một chuyến đi. Những sản vật tươi lành ở miền đất sơn thủy hữu tình cùng dấu ấn riêng về một nơi đa sắc màu văn hóa, và không thể thiếu những khoảnh khắc đẹp đến nao lòng bên mùa hoa lê đầy thương nhớ, mỗi năm chỉ nở duy nhất một lần.
Chợ phiên vùng cao - nơi lưu giữ văn hóa truyền thống Từ ngàn xưa, Cao Bằng được mệnh danh là kho tàng của các giá trị văn hóa đặc sắc độc đáo, trong đó có giá trị chợ phiên của các dân tộc anh em với 55 phiên chợ huyện, chợ liên xã của 9 dân tộc, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng biệt của non nước Cao Bằng. Chợ phiên...