Đánh giá cấp độ dịch theo kiểu mới, Hà Nội có bao nhiêu khu vực “nguy cơ cao”?
UBND TP. Hà Nội vừa công bố đánh giá cấp độ dịch theo tiêu chí mới của Bộ Y tế.
Theo đó:
Số xã/phường/thị trấn cấp độ 4: 0.
Số xã/phường/thị trấn cấp độ 3: 13.
Số xã/phường/thị trấn cấp độ 2: 49.
Số xã/phường/thị trấn cấp độ 1: 517.
Trong tuần qua có 13 xã, phường, thị trấn được đánh giá cấp độ dịch ở mức cấp độ 3 (vùng cam – nguy cơ cao), phân bố theo các quận, huyện, thị xã như sau: Ba Đình 1 đơn vị, Chương Mỹ 2 đơn vị, Đan Phượng 1 đơn vị, Đống Đa 2 đơn vị, Gia Lâm 1 đơn vị, Hoàn Kiếm 2 đơn vị, Nam Từ Liêm 1 đơn vị, Thanh Trì 1 đơn vị, Thanh Xuân 1 đơn vị, Thường Tín 1 đơn vị.
13 xã, phường cấp độ 3 cụ thể như sau: Ba Đình (Thành Công), Chương Mỹ (Đông Phương Yên, Hữu Văn), Đan Phượng (Hạ Mỗ), Đống Đa (Phương Liên, Quốc Tử Giám), Gia Lâm (Phú Thị), Hoàn Kiếm (Đồng Xuân, Phúc Tân), Nam Từ Liêm (Phú Đô), Thanh Trì (Tân Triều), Thanh Xuân (Kim Giang), Thường Tín (Liên Phương).
Ở mỗi xã, phường, thị trấn, UBND thành phố đưa ra các tiêu chí gồm mức độ lây nhiễm, khả năng đáp ứng và cấp độ dịch. Tuy nhiên, theo thông báo này, UBND TP. Hà Nội không đánh giá cấp độ dịch trên quy mô cấp thành phố và cấp các quận, huyện, thị xã.
Trước đó, ngày 27/1, Bộ Y tế ban hành Quyết định 218, hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″.
Quyết định này thay thế Quyết định 4800 trước đó. Theo Bộ Y tế, các địa phương đánh giá cấp độ dịch, kiểm soát nguy cơ sớm nhất, gọn nhất ở quy mô cấp xã nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả; phát hiện sớm sự bất thường để xử lý đúng, trúng, hiệu quả. Phát huy tính chủ động của chính quyền địa phương, tránh tư tưởng buông tay, giao phó cho y tế.
Cộng dồn đợt dịch thứ tư tại Hà Nội, tính từ ngày 29/4/2021 đến nay, toàn TP ghi nhận 126.211 ca Covid-19.
Hồ Gươm biến thành "trường đua" xe đạp, chật ních người đi bộ tập thể dục
Những ngày gần đây, người "nghiện" vận động vẫn tìm cách "lách luật" bất chấp các quy định cấm hoạt động thể dục thể thao, tụ tập đông người ở Hà Nội. Tuy nhiên, không ít người có giải pháp vừa tốt cho sức khỏe vừa an toàn cho bản thân và cộng đồng.
Khung giờ từ 5-7h sáng những ngày gần đây, bất kể ngày thường hay cuối tuần, các tuyến phố xung quanh hồ Gươm thu hút hàng nghìn người đạp xe, chạy bộ đổ về tập thể dục sớm.
6h30 sáng ngày 1/6, khu vực khuôn viên vỉa hè, vườn hoa bao quanh hồ Gươm bị cấm các hoạt động thể dục thể thao và tụ tập đông người nên người dân "lách luật" bằng cách hoạt động dưới lòng đường bao quanh hồ.
Video đang HOT
Tận dụng khoảng thời gian sáng sớm thời tiết mát mẻ, chưa có nhiều phương tiện ôtô, xe máy qua lại, người dân đã biến hồ Gươm thành "trường đua" xe đạp mỗi sáng sớm. Làn đường trong phố Lê Thái Tổ chật kín người và xe đạp.
Đoàn xe đạp đi ngang qua banner lớn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh Covid-19 đặt tại Tượng đài Quyết tử.
Hình ảnh những người đi bộ, tập thể dục buổi sáng ngồi nghỉ trên vỉa hè trước cửa Nhà hát Múa Rối Thăng Long. Khẩu trang hời hợt, không đủ giãn cách an toàn.
Trước đó nhiều ngày, tình trạng tương tự diễn ra tại nhiều công viên, vườn hoa, đường ven hồ ở Hà Nội. Mặc dù các địa điểm trên đều có biển cảnh báo, rào chắn cứng... nhưng không có nhiều tác dụng (Ảnh: Thanh Tùng)
Đường ven hồ Tây chật ních người và xe mỗi buổi sáng và chiều những ngày cuối tháng 5 (Ảnh: Đỗ Linh).
Khu vực đường ven hồ Giảng Võ trở thành điểm tập yoga, dưỡng sinh và đường chạy bộ dù đã có lệnh cấm hoạt động (Ảnh: Thanh Tùng).
Bãi giữa sông Hồng trở thành nơi tụ tập đông người để "giải nhiệt" nắng nóng mùa hè (Ảnh: Đỗ Linh).
Sân chơi, vườn hoa nhỏ ở Hà Nội vẫn diễn ra những hoạt động thể dục thể thao, tụ tập như chưa từng có lệnh cấm được ban hành.
Một nhóm người yêu cầu lông chăng dây giữa đường nội bộ khu dân cư để thi đấu. Nhóm thể dục thẩm mỹ khác thì "tụ" luôn trong sân vườn hoa của tổ dân phố.
Thành viên các câu lạc bộ nhảy đầm ven hồ vẫn tập luyện thường xuyên ở các vườn hoa quen thuộc. Nhưng với khẩu trang kiểu "thoáng khí" và cách tiếp xúc như trên thì không rõ là họ giãn cách và phòng dịch hiệu quả ra sao (Ảnh: Thanh Tùng).
Khi công viên, vườn hoa bị cấm, nhiều người "nghiện tập" buồn chân buồn tay không chịu nổi, tìm ra các địa điểm mới chưa có trong "danh mục cấm" để hoạt động. Ví dụ như trên mặt cầu vượt đi bộ ít người qua lại (Ảnh: Thanh Tùng).
Hay tập dưới hầm đi bộ trong lòng đất, cũng là nơi ít người chú ý (Ảnh: Thanh Tùng).
Trên vỉa hè bên dưới gầm cầu vượt (Ảnh: Thanh Tùng).
Thậm chí có người "ngứa ngáy" quá, đang đi xe máy và còn mặc nguyên áo chống nắng kín mít nhưng cũng phải ra "đu" người vài cái cho giãn gân cốt và đỡ "thèm" (Ảnh: Phạm Thành Long).
Với nhiều người, từ bỏ thói quen ra khỏi nhà để tập thể dục không quá khó và thậm chí còn an toàn cho bản thân trong những ngày dịch bệnh. Ban công, hành lang ngôi nhà tuy diện tích nhỏ nhưng lại là nơi rèn luyện "an toàn" nhất.
Chị Phạm Lan làm công việc dạy yoga tại các trung tâm và trường học, hiện tại đang thất nghiệp tạm thời do dịch bệnh Covid-19, từ lúc có lệnh cấm thu nhập của chị giảm 70%. Trong thời gian này, chị Lan mở lớp dạy online tại nhà (Ảnh: Thanh Tùng).
Do diện tích nhà chật hẹp, chị Lan phải tận dụng không gian phòng thờ làm phòng tập luyện và hướng dẫn học viên online. "Bình thường dạy ở trung tâm ngày 5-6 lớp nhưng giờ chỉ còn 1-2 lớp online. Tuy nhiên giải pháp này vừa an toàn cho chính mình và mọi người, vừa giúp học viên rèn luyện đều đặn, có cơ thể khỏe mạnh", chị Lan chia sẻ (Ảnh: Thanh Tùng).
Tương tự như chị Lan, anh Lê Văn Tuấn (Giảng Võ, Ba Đình) cũng lựa chọn tự tập tại nhà. Anh dọn dẹp phòng khách lấy không gian đủ cho tấm thảm tập và hai tiếng rèn luyện mỗi ngày (Ảnh: Đỗ Linh).
"Trước đây tôi hay cùng câu lạc bộ của mình sinh hoạt ngoài trời với các bài tập vận động, chạy bộ..., tôi cũng hướng dẫn những người có nhu cầu giảm cân, thải độc cơ thể. Hơn một năm nay do dịch bệnh, tôi cũng đã quen với hình thức livestreams chia sẻ kinh nghiệm, bài tập cho những người có nhu cầu nên không gặp khó khăn gì, thậm chí còn thu hút người theo dõi tập online đông hơn. Thậm chí tập tại nhà còn có thời gian chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa giúp bà xã", anh Tuấn kể (Ảnh: Đỗ Linh).
Từ ngày dịch bệnh đợt 4 bùng phát, hình ảnh người dân tập thể dục tại ban công các tòa nhà lớn, chung cư tập thể cũ... ngày càng xuất hiện nhiều hơn (Ảnh: Đỗ Linh)
Một phụ nữ tập dưỡng sinh buổi sáng ở sân chung cư vắng vẻ, tránh chỗ đông người.
Hai người phụ nữ hàng xóm của nhau tự tập tại nhà mỗi buổi sớm tại một tòa chung cư.
Người ở nhà riêng dưới mặt đất không có ban công thì cũng có cách riêng của mình với các bài tập trước cửa nhà (Ảnh: Đỗ Linh).
Một người đàn ông đạp xe thể dục buổi chiều trên đê Ngọc Thụy, tránh nơi đông người (Ảnh: Đỗ Linh).
Dự báo thời tiết 1/6: Hà Nội nắng cao điểm, nhiệt độ cán mốc 40 độ Dự báo thời tiết 1/6, những ngày này, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, miền Trung đang trải qua hình thái thời tiết rất khắc nghiệt khi nhiệt độ nhiều nơi cao hơn 40 độ. Đợt nắng nóng còn tiếp diễn trong những ngày tới. Tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/6), ở khu...