Đánh giá Asus ExpertCenter E5 AiO 24: không mất công setup, bạn có mọi thứ với 23 triệu
Asus ExpertCenter E5 sở hữu ngoại hình hầm hố nhưng hiện đại, bên trong là tất cả những gì người dùng cần ở một chiếc bộ máy tính mà không phải mất công setup.
Trải qua thời gian đại dịch, mọi sản phẩm liên quan đến laptop, PC, tablet, … đều được thúc đẩy mạnh mẽ, máy tính All in One cũng không phải ngoại lệ. Một nhóm người dùng cần thiết bị mua về có thể làm việc được ngay, không mất công setup, mà lại có thiết kế cứng cáp, màn hình hiển thị lớn, máy tính All in One từ đó là lựa chọn sáng giá nhất. ExpertCenter E5 là mẫu máy mới nhất được Asus giới thiệu tại thị trường Việt Nam, chứa đựng nhiều sự độc đáo mà phải sử dụng mới nhận ra được.
Gân guốc nhưng tiện lợi
Ngay lần đầu chạm mặt, bạn sẽ đồng ý ngay rằng Asus ExpertCenter E5 có thiết kế nhìn khá gân guốc, chủ yếu là những đường thẳng cắt xẻ mạnh, chân đế to, một vài chi tiết vân chéo không thể làm bớt đi vẻ cứng cáp của sản phẩm này. Toàn bộ máy là màu đen ‘bất tận’, hơi nhàm chán nhưng đặt trong không gian nào cũng không sợ bị ‘lạc quẻ’.
Đến ngay với thứ mình thích nhất của máy tính All in One, đó chắc chắn là sự tiện lợi khi chỉ cần cắm điện, chẳng cần phải làm gì nữa cả. Chân đế vặn bằng tay chứ không cần tới tua vít. Nhớ thời mình vẫn dùng PC, sau khi lắp được một bộ case đã vất vả lại còn nối bao nhiêu dây, đi dây gọn gàng thì dùng máy tính All in One ‘khỏe’ hơn cực nhiều.
Mình không thích phần chân đế quá to này, màn hình Asus ProArt ở nhà mình cũng bỏ luôn chân đế để thay bằng tay arm. Nhưng công bằng mà nói, chân đế này rất linh hoạt, nếu bạn thấy nó đủ thẩm mỹ thì chẳng việc gì phải bỏ đi. Nó có thể nâng hạ biên độ 150mm, xoay ngang trái phải đến tận 45 độ, ngửa trước sau, thậm chí xoay ngang 180 và dọc 90 nên phù hợp nhiều tư thế cũng như mục đích sử dụng.
Cần gạt che camera vật lý.
Cạnh trên của màn hình được đặt module bao gồm webcam tùy chọn đến 12MP để phục vụ video call hoặc họp online, camera hồng ngoại để mở khóa nhanh. Còn phiên bản mình dùng chỉ có webcam 1MP. Một nút gạt vật lý để yên tâm sử dụng. Micro cũng được tích hợp, có công nghệ khử ồn 2 chiều Asus AI Noise-cancelling, thu âm tốt, âm thanh ấm áp, trong trẻo.
Video đang HOT
Điều thú vị hơn cả chính là ổ đĩa quang bên cạnh phải, trong khi laptop hay PC gần như loại bỏ đã lâu. Trang bị này phục vụ những doanh nghiệp yêu cầu bảo mật cao, an toàn hơn so với USB thông thường.
Cạnh trái có 2 cổng USB-C (1 cổng Thunderbolt 4, PD), đầu đọc thẻ nhớ 3 trong 1, hỗ trợ thẻ SD, MMC, MS, 1 USB 3.2 Gen 1 type A, 1 giắc combo mic/tai nghe 3.5mm và nút nguồn. Mặt sau có thêm 4 cổng USB-A (2x USB 3.2 Gen 1, 2x USB 2.0), HDMI out 2.0a và LAN RJ45.
Mặc dù không có loa Harman Kardon như Zen AiO 24 nhưng loa trên E5 AiO 24 có chất lượng ổn, không bị rè hay méo tiếng.
Màn hình chất lượng
ExpertCenter E5 AiO có hai phiên bản kích thước màn hình là 21.5″ và 23.8″, mình đang có ở đây phiên bản 23.8″, độ phân giải Full HD, tấm nền IPS LCD, tần số quét 60Hz, tỉ lệ 16:9, hiển thị 100% dải màu sRGB, độ sáng tối đa 250 nit, có lớp phủ chống chói. Viền tương đối mỏng, đạt tỉ lệ 85% thấp hơn một chút so với 93% của Zen AiO 24. Chưa hết, màn hình này có thể cảm ứng, khá là ăn chơi, dù rằng ít khi mình dùng tới nhưng thực tế những phần mềm thu ngân, check in lại rất cần thao tác này, tiết kiệm thời gian hơn.
Màu sắc có độ trong trẻo, trung thực, tương phản tốt, góc nhìn rộng nhưng nếu cần màn hình chất lượng cao, chỉnh sửa ảnh/video chuyên nghiệp. So với màn hình ProArt mình đang dùng thì màn hình này chưa thể so sánh về độ dịu mắt, dải tương phản cũng như độ no màu.
Một điểm đáng tiếc hơn nữa đó là mình không có phiên bản thêm màn hình phụ ngay phía sau mang tên VeriView. Theo Asus nói, màn hình này là công cụ đắc lực để phục vụ ở các quầy lễ tân để khách hàng có thể thấy được nội dung dễ hơn mà không cần màn hình rời. Mỗi khi cần ký xác nhận hay hiện QR Code thanh toán có thể hiển thị luôn.
Cấu hình
E5 AiO trang bị vi xử lý Intel Core i thế hệ thứ 11, phiên bản mình có đang chạy CPU Intel Core i5-11500B 6 nhân 12 luồng, GPU tích hợp Intel UHD Graphics, 8GB RAM DDR4 3200 MHz, 512GB M.2 PCIe SSD. Với cấu hình này, rõ ràng phù hợp cho người dùng văn phòng, Nếu nâng RAM lên khoảng 16GB, bạn có thể làm việc đa tác vụ, đa nhiệm thoải mái. Nhưng với mình, 8GB cũng khá đủ, chủ yếu mình dùng để chỉnh sửa ảnh Lightroom, dựng video đơn giản bằng Adobe Premiere, mở khoảng 20 tab trình duyệt, soạn văn bản. Máy hoạt động ổn định, không giật lag, không nóng.
Mình có thử chơi FiFa Oneline 4 vẫn rất ổn, không giật lag, tức là những game eSport nhẹ nhàng máy vẫn có thể cân được, chỉ có điều chơi sẽ không sướng như màn hình chuyên game, tần số quét cao, độ phân giải cao hơn.
Bàn phím và chuột không dây đi kèm cơ bản
Asus tặng kèm cả bàn phím và chuột không dây trong hộp cũng là điểm đáng khen. Mua máy về mà chưa kiếm được phím hay chuột phù hợp có thể dùng luôn, thỏa mãn niềm háo hức đồ mới. Điểm cộng lớn nhất khi được tặng kèm đó là thiết kế rất ăn nhập với nhau. Bàn phím full size phù hợp để làm việc. Tuy nhiên cả 2 phụ kiện này khó lòng đáp ứng nhu cầu cao. Chuột hơi nhẹ, cảm giác bấm không sướng còn phím dạng chiclet, không quá chắc chắn, hành trình ngắn, mặt phím hơi phẳng, không gõ được nhanh.
Đánh giá chung
Với phiên bản mình đang có, mức giá sẽ là 22,9 triệu đồng, mình thấy hoàn toàn xứng đáng. Bạn sẽ có một chiếc PC All in One không mất công setup phức tạp, mở ra là dùng luôn, có sẵn màn hình khá chất lượng, full combo cả chuột và bàn phím. Bảo mật cũng là thứ rất được quan tâm khi máy sở hữu công nghệ bảo mật hàng đầu, chip TPM 2.0 lưu trữ an toàn thông tin xác thực bằng cách mã hóa thông tin chi tiết của bạn. Một yếu tố nhân văn cũng nên được nhắc đến đó là ExpertCenter E5 AiO 24 đạt chứng nhận ENERGY STAR 8.0 và được xếp hạng EPEAT Silver về hiệu quả năng lượng, tuân thủ các yêu cầu về môi trường tại toàn bộ các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm.
Đánh giá Huawei MateBook 14: thay đổi nhỏ nhưng tinh tế, chất với mức giá 22 triệu
Huawei MateBook 14 đáp ứng đúng chuẩn laptop sang - xịn - mịn, xứng đáng với số tiền bỏ ra.
Khi Huawei MateBook 13 ra mắt vào tháng 9 năm 2020, đó là một sản phẩm được đánh giá rất cao nhờ mức giá siêu cạnh tranh và hiệu năng vượt trội với vi xử lý Intel Core i5-10210U (Kaby Lake-U). Tiếp nối sự thành công đó, Huawei tiếp tục ra mắt phiên bản cập nhật MateBook 14 với vi xử lý Intel Core i5 thế hệ mới.
Ngoại hình thời trang
Khi xu hướng thời trang và nhu cầu thẩm mỹ ngày một nâng cao, laptop cũng cần phải thay đổi, MateBook 14 biết bắt kịp xu hướng đó nhờ thân kim loại nguyên khối cùng thiết kế siêu mỏng nhẹ, nếu lô-gô Huawei làm nhỏ lại một chút thì có thể nói gần như hoàn hảo về vẻ ngoài. Những lỗ tản nhiệt và loa bố trí bên dưới, ẩn bên trong 2 quạt làm mát Huawei Shark Fin mỏng, ít tiếng ồn. Máy có khối lượng 1,49kg, độ mỏng 223,8mm đủ cho thấy đây là chiếc máy có yếu tố thời trang rất nhiều. Bản lề khá cứng cáp, mở máy bằng một tay, góc mở khoảng 120 độ.
Cổng kết nối gồm 1 cổng USB-C (truyền dữ liệu và sạc), 1 jack tai nghe 3.5mm, micro và 1 cổng HDMI ở cạnh trái cùng 2 cổng USB-A 3.2 Gen 1 bên cạnh phải. Rất tiếc sẽ không có khay thẻ SD hoặc microSD. Bàn phím có đèn nền trắng, nhìn tốt khi trời tối. Bàn phím dạng rút gọn không có Numpad, hành trình phím khoảng 1.5mm, mức trung bình trên laptop nhưng những ai quen dùng phím cơ sẽ phải làm quen một chút, bởi sẽ hơi ngắn và lướt không quá nhanh.
Touchpad lớn, cho cảm giác thoải mái, mượt mà với driver Windows Precision giống những laptop cao cấp. Một chi tiết không còn quá xa lạ nữa đó là webcam được giấu ngay dưới bàn phím, giữa hàng phím F. Đây không phải vị trí cho góc camera đẹp nhất nhưng rõ ràng nó là giải pháp để có màn hình gọn gàng hơn. Thứ duy nhất có thể nâng cấp cho chiếc máy này đó là ổ SSD, bên trong có sẵn một ổ 512GB, M.2 2280 NVME PCIe Gen 3 x4.
Màn hình chất lượng
Màn hình của MateBook 14 chắc chắn là điểm nhấn không thể nào bỏ qua khi chỉ với kích thước 14 inch, máy đã có độ phân giải 2K (2.560 x 1.440 pixel), tấm nền IPS LCD, độ sáng tối đa 300 nit, độ tương phản 1.500:1 và hỗ trợ 100% gam màu sRGB. Độ lệch màu E đạt 1,23, con số khá tốt cho một màn hình của laptop văn phòng, thậm chí còn tốt hơn một số chiếc laptop có mức giá gấp rưỡi. Thực tế cho thấy màu sắc trên màn hình MateBook 14 hiển thị hơi nhạt.
Một thứ khác đặc biệt là màn hình của chiếc máy này có tỷ lệ 3:2, giống màn hình MateView, tác dụng không gì khác giúp đọc nhiều nội dung hơn mà không cần cuộn trang quá nhiều. Khi sử dụng quen rồi, khi xem phim, video mình cũng không thấy khó chịu bởi 2 mảng đen lớn hơn bình thường ở trên và dưới. Hiệu quả làm việc mới là điều được quan tâm nhất với chiếc máy này.
Cấu hình làm việc hiệu quả
MateBook 14 trang bị vi xử lý Intel tên mã "Tiger Lake" Core i5 được sản xuất ở tiến trình 11nm gồm bốn nhân và tám luồng xử lý tốc độ 2,4GHz (cơ bản) đến 4,2GHz (đơn nhân) tích hợp đồ họa mới Intel Iris Xe và tùy chọn RAM 8GB (dual channel).
Về điểm số, máy đạt 3521 điểm PCMark 10, 2079 điểm Cinebench R20, 1273 SingleCore và 4413 MultiCore điểm Geekbench 5, 1220 điểm 3DMark Time Spy. Với cấu hình này, hằng ngày mình lướt web, mở 20 tab trình duyệt, xem Youtube, chỉnh ảnh trên Lightroom, xem phim, MateBook 14 đều đáp ứng tốt, không bị giật lag, tương đối mát mẻ. Thậm chí đôi lúc mình chơi Liên Minh Huyền Thoại hay FiFa Online 4 vẫn ổn, nhiệt độ có ấm lên, không đến mức khó chịu.
Thời lượng pin đủ dùng
MateBook 14 đi kèm viên pin 56Wh, dung lượng 7330mAh, một viên pin khá tiêu chuẩn cho kích thước laptop thế này. Thời gian sử dụng của mình vào khoảng trên 8 giờ với các tác vụ hỗn hợp. Tuy nhiên, mình cũng không quá quan tâm bởi máy có sạc nhanh 65W nên sạc đầy chỉ trong 1,5 giờ, 15 phút có thể đáp ứng 2,5 giờ sử dụng. Tính năng sạc ngược Power Off Reverse Charging cho phép máy hoạt động như một bộ sạc dự phòng khẩn cấp để sạc các thiết bị khác.
Đánh giá chung
Với MateBook 14, Huawei đã đem đến cho người dùng một chiếc laptop nhỏ gọn, trọng lượng và thời lượng pin ấn tượng và đặc biệt là thiết kế rất cao cấp, chất lượng so với mức giá 22 triệu đồng. Mình thực sự ấn tượng với chiếc máy này ngay lần đầu tiên và khi sử dụng cũng rất hài lòng, đáp ứng tốt gần như mọi nhu cầu của mình, những công việc văn phòng hằng ngày, máy hoạt động ổn định, mát mẻ. Ngoài ra, thông qua tính năng Huawei Share & PC Manager, người dùng có thể đồng bộ dữ liệu, đưa màn hình của máy tính bảng và điện thoại Huawei lên không gian làm việc của laptop.
ASUS mang ROG Strix SCAR 17 trang bị RTX 3080Ti đầu tiên về Việt Nam ROG Strix SCAR 17 là cỗ máy chiến Game cực khủng với vi xử lý Intel thế hệ 12, card đồ họa RTX 30 Series thế hệ mới và giải pháp tản nhiệt toàn diện đến từ ASUS ROG. Hôm nay (21/2), ASUS ra mắt Strix SCAR 17, dòng Laptop Gaming sử dụng card đồ họa NVIDIA GeForce RTX 3080Ti đầu tiên tại...