Đánh giá Animus Stand Alone: Fan Dark Souls sẽ muốn chơi thử game này
Nếu là một fan cứng của Dark Soul và đủ độ lượng để bỏ qua những vấn đề “có vẻ là nhỏ” thì đánh giá Animus Stand Alone: Fan Dark Souls hoàn toàn là một game xứng đáng để bạn bổ xung vào bộ sưu tập trên điện thoại
Ngành công nghiệp game Nhật Bản, có thể ví nó như… Attack on Titan vậy. Nó giống như một thành phố, một nơi tách biệt với thế giới. Nó lập dị, nó kỳ quái, nó khó hiểu và nó bí hiểm. Vậy nên nếu có một tựa game nào “đập vỡ bức tường” và tìm đường chui ra ngoài thế giới, nó sẽ trở thành hiện tượng. Có thể kể đến những cái tên như Metal Gear Solid, Pokémon và Dark Souls… ĐÚNG VẬY, chính là DARK SOULS. Trong bài viết này mình sẽ nói về một tựa game bị ảnh hưởng hay đúng hơn là bị “lậm nặng” phong cách Dark Souls, chính là Animus Stand Alone.
Bản thân Mọt tui không phải fan cứng của Dark Souls nhưng lại bị nghiện cái phong cách của dòng game này, thứ khiến tôi phải tiêu tốn vài trăm giờ cuộc đời, lao mình vào những cuộc đi săn đẫm máu trong BloodBorne và Nioh. Chính vì thế, ngay khi nhìn thấy Animus Stand Alone, tôi đã không khỏi ngăn mình móc hầu bao để trải nghiệm tựa game này. Ngay từ đầu vốn không đặt nhiều kỳ vọng vì đây chỉ là một game Mobile, tuy nhiên có lẽ suy nghĩ đó không thực sự đúng lắm, ít nhất là với trường hợp của Animus Stand Alone.
Được phát triển bởi 10Birds, một studio game có trụ sở tại Gangnam, Seoul, Hàn Quốc. Cũng giống như Dark Souls, game sẽ hướng dẫn cho game thủ những thao tác cơ bản bằng… một con Boss. Chẳng cần dẫn chuyện dài dòng, chẳng thèm quan tâm việc game thủ có bắt kịp tốc độ của game hay không, mọi sai lầm đều phải trả giá, quá thận trọng hoặc quá liều lĩnh đều có thể khiến game thủ bỏ mạng. Chào mừng đến với Animus Stand Alone.
Trong thế giới của Animus Stand Alone, người chơi cần phải sớm làm quen với việc mình sẽ phải nằm xuống vài chục thậm chí vài trăm lần. Về cơ bản, người chơi sẽ có 2 nút tấn công, một nút đỡ đòn, một nút để lăn và một nút để sử dụng bình máu. Do đặc trưng của việc điều khiển trên mobile mà việc chiến đấu trong game có vẻ “xương” hơn bình thường rất nhiều. May mắn là thanh thể lực trong game khá là dày nên game thủ có thể tự tin khi lao vào trao đổi chiêu thức mà không sợ mất sức quá nhanh.
Bất cứ game nào ăn theo phong cách chơi của Dark Souls thì phải đảm bảo một trải nghiệm tương xứng như thế. Trong Animus Stand Alone, người chơi không thể cứ thế lao lên “xỉa nhau” với đám quái mà không trả giá được. Dù quái trong game di chuyển khá “ngu” và dễ bắt bài, song nếu không biết đọc tình huống, chống đỡ hoặc né kịp thời thì ngắm màn hình đen là chuyện khó tránh. Game có khoảng 5 độ khó với nhiệm vụ khác nhau. Thời lượng chơi khá dài và đặc biệt, người chơi càng mạnh thì Boss cũng sẽ mạnh theo.
Cách giao chiến trong game khá giống Dark Souls, ngoại trừ việc trong game sẽ có thêm tính năng combo để làm đầy thanh năng lượng. Cụ thể, mỗi khi chiến đấu, bên dưới người chơi sẽ hiện ra một dòng combo mà người chơi phải thi triển đúng theo thứ tự combo yêu cầu. Nếu thực hiện thành công, thanh năng lượng sẽ được nạp đầy, người chơi lúc này có thể kích hoạt kĩ năng đặc biệt của vũ khí đang cầm và làm choáng mục tiêu trong vài giây.
Nhờ việc kích hoạt kĩ năng đặc biệt mà phong cách chơi của Animus Stand Alone sẽ thay đổi liên tục. Từ thụ động phòng thủ đợi dòng lệnh, chờ đợi cơ hội kẻ địch lơ là, xuất kỹ năng chuẩn xác, tích đầy thanh năng lượng, kích hoạt kỹ năng để phá chiêu đối phương và đến cuối là lao vào khô máu với kỹ năng đang được kích hoạt. Cứ như vậy, tốc độ game sẽ diễn ra tùy theo phong cách chơi của mỗi người, có lúc chậm rãi cẩn thận nhưng có lúc sẽ tấn công điên cuồng bất tận, đó chính là điểm hấp dẫn của Animus Stand Alone.
Do giới hạn về phần cứng nên Animus Stand Alone không thể xây dựng cả một thế giới mở rộng lớn như Dark Souls mà thay vào đó, game xây dựng rất nhiều bản đồ nhỏ theo kiểu phụ bản. Nhờ vậy, nhà phát triển 10Birds có thể thoải mái hơn trong việc chăm chút vào những mảng khác như đồ họa game và các tính năng khác. Các phụ bản trong game sẽ có những con Boss nhỏ cùng trang bị có tỉ lệ rớt nhất định. Tất nhiên, giống như Dark Souls mỗi trang bị và vũ khí sẽ có cách dùng khác nhau cũng như cách thi triển combo khác nhau.
Một điểm cộng lớn cho game chính là việc tối ưu hình ảnh. Do xây dựng trên nền tảng engine Unity nên game có chất lượng đồ họa rất tốt. Các màn chơi được thiết kế mang lại cảm giác rộng lớn dù không gian thực thì rất hẹp, song độ chi tiết của khung cảnh, tương phản ánh sáng cùng đổ bóng đều phối với nhau rất hài hòa, không mang lại cảm giác khó chịu khi chơi lâu dài. Bối cảnh game thực sự đã được làm rất chi tiết để mang lại cảm giác u tối, lạnh lẽo giống như Dark Souls vậy. Nếu chỉnh mức đồ họa cao nhất, người chơi sẽ khá bất ngờ khi một game trên mobile lại có chất lượng hình ảnh đẹp như vậy.
Âm thanh trong Animus Stand Alone được làm rất tốt, các bản nhạc khi giao chiến rất hợp tai, không gây cảm giác xao nhãng giúp người chơi có thể tập trung xử lý tình huống. Tiếng giáp trụ kêu lẻng xẻng khi đi lại, tiếng gươm va vào khiên, tiếng kiếm cứa vào da thịt, tiếng gào rú của lũ quái vật đều được làm rất tốt. Tuy nhiên, hình âm mà tốt thì dễ dẫn đến việc ngốn phần cứng điện thoại, bằng chứng là chỉ cần chơi game tầm 30 phút là máy sẽ nóng kinh dị.
Dẫu trải nghiệm trong game có thỏa mãn đến đâu, dẫu Animus Stand Alone đã cố gắng chiều lòng fan Dark Souls đến đâu thì những lỗ hổng vẫn cứ lòi ra không ít. Đầu tiên chính là việc game vẫn bắt người chơi phải trả phí để mua thêm các item trong game trong khi bản thân trò chơi không hề miễn phí. Tính năng cloud save rất hay bị treo và lỗi crash khi giao chiến với Boss. Mặc dù game không quá nặng nhưng vẫn đôi lúc xảy ra trường hợp giật nhẹ khi chơi. Và như đã nói, game gây nóng máy rất nhanh dù để cấu hình All Low.
Nếu là một fan cứng của Dark Soul và đủ độ lượng để bỏ qua những vấn đề “có vẻ là nhỏ” ở trên thì đánh giá Animus Stand Alone: Fan Dark Souls hoàn toàn là một game xứng đáng để bạn bổ xung vào bộ sưu tập trên điện thoại. Game hiện đang được bán trên Google Play với giá 92.000 đ.
Link tải game:
iOS https://itunes.apple.com/us/app/animus-stand-alone/id1282288783?mt=8
Android https://play.google.com/store/apps/details?id=com.tenbirds.animus&hl=vi
Theo motgame
Đánh giá Shadow of the Tomb Raider hay dở tại người chơi?
Chắc chắn nhiều bạn đang thắc mắc hay là hay, dở là dở làm gì có chuyện người chơi lại quyết định được nội dung game, vậy hãy cùng Game8 khám phá nhé!
Cũng đã khá lâu rồi kể từ khi phiên bản tiền nhiệm Rise of The Tomb Raider ra mắt người chơi vào tháng 02/2016, có lẽ chưa bao giờ người hâm mộ lại mong chờ sự trở lại của cô nàng bá tước kiêm luôn khảo cổ gia và trộm mộ Lara Croft đến như vậy.
Với Shadow of the Tomb Raider, một lần nữa Lara Croft lại có dịp mang những cuộc phưu lưu đầy hào hứng đến với người hâm mộ trên thế giới.
Góc nhìn của một nhà khảo cổ đam mê thám hiểm đầy mê hoặc
Đồng hành cùng Lara Croft, người chơi sẽ dấn thân vào những cánh rừng yên bình tại Peru nhưng cũng chẳng mất bao lâu để người chơi cảm thấy ngỡ ngàng vì vẻ đẹp nơi đây. Lê gót chân theo "nữ bá tước", khung cảnh liên tục thay đổi, người chơi sẽ thấy thật bất ngờ khi vừa loay hoay tìm đường trong một khu rừng rậm rạp đã lập tức có mặt tại một khu phế tích, những vùng đồng quê rộng lớn hay thậm chí là treo mình trên vách đá hiểm trở dấn thân vào những hang sâu hiểm trở mà chẳng người nào có thể đặt chân đến được.
Điểm thú vị là những địa điểm này đều có liên quan đến những địa danh và sự kiện xảy ra ngoài đời thực, đôi khi chúng được biến tấu để mang lại những trải nghiệm "quen mà lạ" kích thích trí tò mò của người chơi. Phải thừa nhận rằng Square Enix rất biết cách tạo hứng thú cho người chơi thông qua những yếu tố khám phá xen lẫn "một nửa sự thật".
Đơn cử như những chi tiết về sự kiện đoàn thám hiểm kinh đô Z tại Amazon mất tích một cách bí ẩn vào năm 1927 trong đó có 2 thành viên là Jack Fawcett và Percy Fawcett đã được tận dụng để cuộc phiêu lưu của cô nàng Lara Croft chân thực hơn...
Nhưng chỉ có vậy thì cũng chưa đủ, Shadow of the Tomb Raider tận dụng khá tốt bối cảnh rộng lớn với nhiều lăng mộ lớn nhỏ, các tàn tích cổ kính và cả khu rừng rậm rạp cùng các cụm dân cư đông đúc được xây dựng quá đỗi chi tiết vừa thu hút người chơi vừa tạo nên những trải nghiệm giải đố thú vị hơn.
Ở những khu dân cư đông đúc, nếu chịu khó bỏ thời gian nghiên cứu ngôn ngữ bản địa sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giải các câu đố hóc búa sau này. Dĩ nhiên các yếu tố môi trường quen thuộc như săn bắt, hái lượm, chế tác, leo trèo cũng được giữ nguyên vì đây vốn là cái chất làm nên sự thú vị của Tomb Raider. Tuy vậy, việc leo trèo trong Shadow of the Tomb Raider tỏ ra khá tuyệt vời chỉ với một cải tiến nhỏ mà đội ngũ phát triển đã lồng ghép thêm vào.
Thay vì chăm chăm tìm những vệt sơn hay cột sáng chỉ cho người chơi biết đâu là nơi có thể "bấu víu" hay trèo lên thì Shadow of the Tomb Raider cho phép người chơi tắt tất cả những thứ làm giảm tính khám phá ấy đi bằng cách tăng độ khó trong mục "Exploration" và "Puzzle" lên mức cao nhất. Giờ đây, một thế giới mở đúng nghĩa đang chờ kĩ năng quan sát của bạn khám phá, quả là một trải nghiệm tuyệt vời.
Gameplay chiến đấu cân bằng cực hấp dẫn
Để tạo nên sự cân bằng trong lối chơi của Shadow of the Tomb Raider, đội ngũ phát triển đã xây dựng một lối chơi thiên về hành động lén lút nhiều hơn. Lara Croft giờ đây cũng giống bao người khác rất sợ bị ..."đạn bắn". Tất nhiên nhận định trên có phần hài hước nhưng thực tế là giờ nữ bá tước sẽ có máu giấy hơn rất nhiều so với các bản game trước.
Vậy nên lựa chọn số một của người chơi sẽ là dựa theo địa hình ẩn nấp và diệt địch càng "gọn" càng tốt. Hiển nhiên Shadow of the Tomb Raider sẽ không để người chơi dễ dàng thực hiện ý đồ khi số lượng kẻ địch khá vượt trội về số lượng và dĩ nhiên được trang bị tận răng.
Điều khiến cá nhân mình ưng ý nhất là khả năng ẩn thân của Lara Croft được gia tăng một cách sát thực tế đến kinh ngạc, người chơi có thể trét bùn lên người nữ bá tước giúp nàng khó phát hiện hơn trong môi trường rừng rậm. Chỉ một thoáng hạ gục kẻ địch là cô nàng sẽ tự giấu xác chúng vào các bụi cỏ khó phát hiện khiến những kẻ còn lại nơm nớp lo sợ.
Tiến 3 bước nhưng lùi 1 bước
Đây thực tế là hiện tượng đáng buồn của Shadow of the Tomb Raider, nếu khởi đầu khiến người chơi hào hứng bao nhiêu thì càng về cuối game khi những yếu điểm dần bộc lộ thì thất vọng càng nặng nề bấy nhiêu.
Cốt truyện nhạt nhòa khiến nhiều fan không hài lòng
Về khía cạnh xây dựng cốt truyện thì có lẽ đây là một phiên bản sẽ khiến nhiều người thất vọng bởi cách dẫn dắt nội tâm nhân vật Lara Croft thiếu đi sự tinh tế cần thiết.
Nếu ở những phiên bản trước, người chơi sẽ cảm thấy nữ bá tước trong những cuộc phiêu lưu của mình dù mạnh mẽ, kiên cường nhưng sâu thẳm trong cô luôn có một nỗi buồn, một chút tiếc nuối, dằn vặt vì những cái chết bi thương không chỉ từ những người vô tội mà từ chính những kẻ cô đã hạ sát.
Còn với những nét hoàn toàn mới trong Shadow of the Tomb Raider thì hầu như chẳng thể nào cảm nhận được chút mềm yếu nào từ một nhà thám hiểm đại tại luôn trân trọng giá trị cổ vật và nhiều đồng cảm nào cả. Cô chỉ đơn thuần hóa thân thành một thợ săn lạnh lùng sẵn sàng dẹp bỏ những chướng ngại trên hành trình của cô, thậm chí ở phiên bản này Lara Croft có lẽ còn trở thành kẻ "phản anh hùng" khi nỗi ám ảnh với sự xâm lăn của Trinity khiến một lần nữa cô đặt bản thân và người vô tội vào vòng nguy hiểm.
Shadow of the Tomb Raider đầy những lỗi cẩu thả
Có thể nói đây là điều khiến Shadow of the Tomb Raider tự giẫm vào chân mình khi game đầy những lỗi khó chịu mà không ai có thể tưởng tượng được chúng lại xuất hiện ở một tựa game được xem là bom tấn vào năm 2018.
Điển hình là việc góc camera quay linh tinh khi người chơi đang leo trèo hay việc những lỗi vân bề mặt xuất hiện trên các vách đá khiến người chơi được dịp phi thân thẳng xuống đáy vực một cách oan uổng.
Đã vậy, cách mà Lara ẩn mình với những bức tường dây leo cũng chẳng thể gọi là "ẩn" được, phải bị thiểu năng hay đui thì mới không nhận ra có người đang nấp một cách thô kệch ở đấy. May mắn thay vì AI của kẻ thù trong Shadow of the Tomb Raider chắc chắn dùng từ "ngu đần" vẫn còn chưa lột tả hết được khả năng tư duy thảm thương của chúng.
Hay dở tại người chơi ?
Đây có lẽ là cái kết buồn nhất khi chốt lại cho một bom tấn vốn dĩ rất được trông ngóng từ cộng đồng, thay vì mang đến cho người chơi những trải nghiệm tuyệt vời nhất như thường lệ thì Shadow of the Tomb Raider lại khiến nhiều người thất vọng vì những sai lầm không đáng có.
Nếu là một người chơi không quá khó tính thì Shadow of the Tomb Raider vẫn là một tựa game hay và rất đáng chơi nhưng trên phương diện một fan lâu năm của Tomb Raider thì có lẽ đây là phiên bản "dở" nhất kể từ 2010 đến nay.
Theo game8
Đánh giá Soulcalibur VI sự trở lại đầy thuyết phục của một huyền thoại sau 6 năm "thất lạc" Sự trở lại sau 6 năm "luyện công" của Soulcalibur có được giới game thủ đối kháng đón nhận nhiệt liệt? Soulcalibur VI là sự trở lại đầy mong đợi của dòng game Soulcalibur sau nhiều năm vắng bóng trên đấu trường đối kháng thế giới. Khác với những dòng game đối kháng khác, cái tên này là một trong những tựa game...