“Đánh cược” đời người với tử thần
Bên trên là những tảng đá khổng lồ có thể lăn xuống thình lình, bên dưới là vực sâu lởm chởm đá nhọn chỉa lên, công nhân lơ lửng giữa sườn đồi để khoan từng vỉa đá…
Cảnh tượng trên không phải trong trò chơi điện tử, mà là cảnh thật ở công trình khai thác đá lộ thiên (đá núi đồi). Lần nào đi ngang dãy núi Cô Tô ở huyện Tri Tôn, An Giang chúng tôi cũng nổi da gà trước cảnh tượng này.
Như thời tiền sử
“Làm công nhân mỏ đá, nhất là ở khâu khoan đá thì phải chấp nhận rủi ro cao. Trời kêu ai nấy dạ chứ biết tính sao!”, một công nhân mỏ đá ở huyện Tri Tôn, nói như thể &’đánh cược” đời mình.
Chấp nhận rủi ro để mưu sinh
Ông Nguyễn Đắc Hiền, Phân viện trưởng Phân viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động TP.HCM, cho biết, sau những lần khi đi khảo sát các mỏ đá ở An Giang, Kiên Giang ông cũng bị ám ảnh cảnh công nhân đu dây khoan đá lơ lửng giữa sườn đồi.
“Nhìn họ làm việc cứ như thời… tiền sử”, ông Hiền lắc đầu rồi nói tiếp: “Nếu khai thác đúng kỹ thuật, các mỏ đá phải làm từ trên đỉnh xuống. Thế nhưng nhiều nơi do muốn lấy đá nhanh nên họ cứ “cạp” từ dưới lên, hoặc “cạp” ngang sườn núi. Mỏ đá khai thác không đúng thiết kế thì tai nạn xảy ra là điều tất yếu. Còn công nhân, vì miếng cơm manh áo nên họ chấp nhận nguy hiểm. Nếu xảy ra tai nạn lỗi chính là do chủ mỏ đá chứ không phải công nhân”.
Nhìn bức ảnh công nhân mỏ đá làm việc cheo leo trên sườn núi, ông Đặng Hữu Diệp, chuyên gia về địa chất công trình ở TP.HCM, cũng thốt lên: “Các khối đá bên trên có thể lăn xuống đầu công nhân bất cứ lúc nào. Làm việc như thế thì làm sao tránh khỏi tai nạn”.
“Thật sai lầm khi nhiều người cứ nghĩ rằng các khối đá cứng nên rất khó bị trượt lở. Thực tế, trong khối đá có rất nhiều khe nứt, khi bị tác động bởi việc nổ mìn, gió mưa, các khối đá có thể bị tách ra và xảy ra trượt lở. Thậm chí cả một núi đá cũng có thể bị dịch chuyển. Vì thế ở nước ngoài, phía trên khu vực khai thác họ đều giăng lưới thép để ngăn đá lăn xuống bên dưới”, ông Diệp nói.
Tai nạn chết người triền miên
Video đang HOT
Còn lại cái chân trái yếu ớt và một con mắt phải mỏi mờ vì tuổi tác, ông Bùi Ngọc Tuyến (SN 1959) cựu công nhân ở mỏ đá Hóa An ( xã Hoá An, TP. Biên Hòa, Đồng Nai), chỉ biết bám vào nghề đan lồng chim kiếm sống.
Tai nạn và số người chết ở các mỏ lộ thiên xảy ra nhiều hơn
“Giờ con cái lớn rồi nên bớt khổ, chứ lúc trước mình là lao động chính, phải nuôi vợ và hai con nhỏ nên khổ sở trăm bề”, ông Tuyến nhớ lại vụ tai nạn ở mỏ đá cách đây nhiều năm: “Hôm đó, sau khi nổ mìn xong, thấy một đống đá lớn còn sót lại nên mình lấy khoan ra khoan, không ngờ khoan trúng tảng đá còn sót kíp nổ… Lúc tỉnh dậy thì thấy cái chân phải bị bay mất còn một con mắt trái thì tối thui”.
Dù bị thương tật, cuộc sống khó khăn nhưng ông Tuyến được xem là người may mắn vì ở mỏ đá mỗi khi xảy ra tai nạn, rất khó có người sống sót. Theo ông Nguyễn Đình Trường, nguyên Phó Chánh thanh tra Nhà nước về an toàn lao động (Bộ LĐTB&XH), tai nạn lao động xảy ra ở các mỏ đá hầu như thường xuyên, mỗi năm cả nước có đến chục vụ và vụ nào cũng chết người.
“Ở các mỏ lộ thiên thì thường xảy ra tình trạng đá sập đè chết nhiều người. Còn ở các mỏ dưới mặt đất thì thường liên quan đến thuốc nổ. Tôi nhớ có vụ, công nhân chủ quan bỏ kíp nổ trong túi áo nhảy hố, kíp phát nổ thế là mất mạng. Có công nhân cầm kíp nổ thổi chơi, kíp phát nổ cũng mất mạng…”, ông Trường kể.
Ông Trường cho biết, tai nạn ở các mỏ đá thường có hai dạng: tai nạn liên quan đến vấn đề kỹ thuật trong khai thác (thường xảy ra ở mỏ lộ thiên, mỏ khai thác thủ công) và tai nạn liên quan đến việc sử dụng thuốc nổ (thường xảy ra ở mỏ dưới mặt đất). Trong đó, tai nạn và số người chết ở các mỏ lộ thiên xảy ra nhiều hơn.
“Nguyên nhân chính là do các mỏ thực hiện không đúng quy phạm kỹ thuật về an toàn trong khai thác. Nếu khai thác mỏ lộ thiên như ở miền Bắc, miền Trung và miền Tây phì phải phạt “phạt ngọn”, “cắt tầng”, “dọn chân” thì mới an toàn. Thế nhưng trên thực tế hầu như không có đơn vị nào thực hiện đúng. Như vụ sập mỏ Lèn Cờ ở Nghệ An vừa rồi là do họ không “phạt ngọn” nên đá trên đỉnh mới đổ sập xuống. Còn các nơi khác do không không cắt tầng nên công nhân không có chỗ đứng, phải đu dây cheo leo nguy hiểm…”, ông Trường nói.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vụ sập mỏ đá: Đã đưa được 14 thi thể ra ngoài
Theo thông tin tại hiện trường, tính đến thời điểm 14h20" chiều nay, 1.4, đã có 14 thi thể được lực lượng cứu hộ đưa ra khỏi đống đá khổng lồ và giao cho gia đình làm lễ mai táng.
Lực lượng cứu hộ dùng 2 cần cẩu, lật được một khối đá lớn ra và cho biết họ đã nhìn thấy rất nhiều chân, tay và quần áo của công nhân bị đá đè nhưng chưa thể đưa họ ra được vì còn vướng một khối đá khác.
Phương án được lực lượng cứu hộ tiến hành để chuyển khối đá lớn như tòa nhà cao tầng này là dùng cưa máy cắt dần, rồi dùng cẩu lớn để dịch chuyển khối đá, đưa các thi thể ra ngoài.
Hàng ngàn người dân đến xem lặng người khi những thi thể không còn nguyên vẹn được lực lượng cứu hộ đưa ra khỏi đống đá khổng lồ.
Tại hiện trường, dưới chân mỏ đá Lèn Cờ, lực lượng cứu hộ cùng với các phương tiện cứu hộ đang nỗ lực tìm kiếm.
Hàng ngàn người dân đến xem lặng người khi những thi thể không còn nguyên vẹn được lực lượng cứu hộ đưa ra khỏi đống đá khổng lồ.
Ông Hồ Đức Phớc chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết: "Sau khi nhận được tin vụ sập mỏ đá, chúng tôi đã huy động lực lượng bộ đội công binh, Công an, y tế... cùng các phương tiện cứu hộ như kích 120 tấn, máy khoan cắt, cẩu 50 tấn tới hiện trường để phối hợp với lực lượng cứu hộ huyện Yên Thành tìm kiếm nạn nhân".
Tình đến 14h20" chiều nay, lực lượng cứu hộ đã tìm được 14 thi thể. Hiện trong đống đá hàng trăm tấn vẫn còn 15 người bị mắc kẹt.
Theo nhận định của nhiều người thì với khối lượng đất đá quá lớn, những tảng đá nặng hàng tấn rất khó để di chuyển bởi vậy hi vọng sống sót của hàng chục công nhân và người làm thuê ở mỏ đá Lèn Cờ là rất mong manh.
* Vào khoảng 7h30 phút sáng nay, 1.4, tại mỏ đá Lèn Cờ, xóm Hợp Thành, xã Nam Thành, Yên Thành (Nghệ An) đã xảy ra vụ sập mỏ đá, hơn 40 người đã bị vùi sâu trong những tảng đá khổng lồ.
Những người chứng kiến vụ tai nạn kể lại:
Vào khoảng 7h sáng nay, 1.4, hơn 40 công nhân của công ty TNHH khai thác đá Chín Mến đang làm việc dưới chân mỏ đá Lèn Cờ thì bất ngờ mỏ này "cựa mình" làm một tảng đá khổng lồ nặng hàng trăm tấn rơi từ trên cao xuống.
Vụ tai nạn nghiêm trọng làm cho hơn 40 người bị vùi sâu dưới những khối đá khổng lồ. Theo những người chứng kiến vụ việc thì có ít nhất 30 người bị chết, nếu sống sót chỉ là trường hợp hi hữu.
>> Cận cảnh vụ sập mỏ đá kinh hoàng tại Nghệ An
Sau khi vụ tai nạn xảy ra UBND huyện Yên Thành đã huy động lực lượng chức năng Công an, Quân đội, y tế cùng với các phương tiện cứu hộ, cứu nạn trực tiếp đến hiện trường đào bới đưa được 5 người bị thương đi cấp cứu tại bệnh viện. Đồng thời, đến 9h30 cùng ngày đã đưa được xác 2 nạn nhân ra khỏi hiện trường về nhà an táng.
Nỗi đau xé lòng của những người thân
Theo quan sát của phóng viên, tại hiện trường, đá sập đổ xuống chân núi thành những đống lớn, một máy múc, 5 xe tải bị đá đè bẹp dúm.
Sự liên kết của núi chỉ là đất và đá phấn. Có thể do việc khai thác đá ở đây không tuân thủ theo các quy trình kỹ thuật về an toàn lao động (khai thác theo kiểu hàm ếch) nên tai nạn đáng tiếc đã xảy ra.
Hiện lực lượng chức năng cứu hộ cứu nạn huyện Yên Thành đang huy động toàn bộ lực lượng lực đào bới để tìm kiếm những người còn lại.
* tiếp tục cập nhật thông tin...
Theo Tiến Dũng (Dân Việt)
Cận cảnh vụ sập mỏ đá kinh hoàng tại Nghệ An Sáng nay, 1.4, hơn 40 công nhân đang làm việc dưới chân mỏ đá Lèn Cờ thì bất ngờ mỏ này "cựa mình" làm một tảng đá khổng lồ nặng hàng trăm tấn rơi từ trên cao xuống... Lực lượng chức năng đang tiến hành tìm kiếm thi thể nạn nhân Hiện trường kinh hoàng vụ sập mỏ đá Nỗi đau của gia...