Đánh cù cùng người Mông
Sân vận động bản Hua Tạt, Vân Hồ chiều nay ồn ã, nhộn nhịp bởi tiếng khèn mùa xuân, tiếng bạc trắng hoa xòe tinh tang trên bộ quần áo xanh, đỏ vang lên sau mỗi bước chạy và bởi cả tiếng con cù va vào nhau, tiếng hò reo, cười nói khi kết thúc mỗi vòng cù.
Động tác đánh cù đòi hỏi sức mạnh và sự chuẩn xác
Mỗi khi Tết đến Xuân về, tôi vẫn thường theo anh bạn đồng nghiệp vào bản ăn Tết cùng đồng bào. Năm nay, địa điểm chúng tôi chọn là bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, Sơn La. Trong khi anh bạn còn mải mê khởi động để đá bóng giao lưu với thanh niên bản Hua Tạt, tôi xông xáo xuống sân vận động chơi đánh cù. Lân la hỏi han từ người chơi đến khán giả, được biết: mỗi người sở hữu một bộ cù gồm một sợi dây dài chừng hai mét gắn cố định một đầu vào thanh gỗ nhỏ dài chừng 0,5m và một con cù đẽo hình đầu đạn, bán kính 3-5cm, làm bằng gỗ tốt, cứng, nặng (thường là gỗ trai).
Mải mê tìm hiểu, chụp ảnh, tôi giật mình khi một con cù lao vù vù sượt qua mang tai. Còn chưa kịp định thần thì Tráng A Chu, một người dân trong bản đã lôi tôi ra ngoài đám đông đó. Anh bảo: “Anh em đánh mạnh lắm, nhỡ mà trúng là vỡ đầu đấy”. Rồi nhân thể anh giải thích cách chơi luôn. Trò này, người Mông gọi là Đàu Ta lái (chơi quay, hay chơi cù). Nhóm người chơi sẽ chia làm hai đội không hạn chế thành viên. Đội thứ nhất thả cù, đội thứ hai đứng ở vạch, tìm cách ném con cù của mình đánh trúng và làm đổ các con cù của đội thứ nhất, nếu ném trúng và con cù còn tiếp tục cù là thắng cuộc, ném trượt tất nhiên sẽ thua.
Video đang HOT
Cái thú vị nhất của cuộc chơi chính là việc thả cù và đánh cù diễn ra qua ba vòng. Vòng thứ nhất thả cù cách vạch ném chỉ chừng 3m, vòng thứ hai thả cù cách vạch 10m, vòng thứ 3, cù thả cách vạch ném đến 20m. Vòng ném thứ ba bao giờ cũng là vòng thử thách nhất, và cái tài khéo, cái mạnh khỏe của người đàn ông Mông được chứng tỏ chính là ở vòng này. Khi đội thả cù đã thả xong, tất cả đứng dạt ra nhìn những con cù đang quay tít trong mảnh đất rộng, mọi ánh mắt của cổ động viên, của khán giả, của những cô gái mười tám, đôi mươi dồn cả vào những cánh tay chắc nịch phía đội đánh cù. Những chàng trai thân hình vạm vỡ thoăn thoắt quấn cù, chạy đà, vung tay thả cù, giật que đánh con cù thật mạnh, thật xa. Chỉ vài con cù trúng đích, khiến cù đối thủ văng xa mới được tung hô, cả người chơi lẫn khán giả đều thích thú, hả hê cười. Mà từ trẻ con cho đến thanh niên đều chơi đánh cù không biết chán, hai đội cứ thế đổi vị trí ném và đánh cho nhau, ai mệt thì ra nghỉ, ai mới đến lại đem cù nhập bọn, đến bữa thì nghỉ uống rượu rồi lại chơi.
Sau trận bóng đá, cũng vừa bữa trưa, cả bản dừng chơi để ăn Tết với thịt lợn, bánh dày, rau cải mèo. Đầu giờ chiều, sân vận động lại nhộn nhịp, lần này thì tôi mượn được cù, lại được hướng dẫn chơi hẳn hoi.
Lần thứ nhất, nhập bọn với đội thả cù, cách thả đơn giản thôi. Quấn cù vào đầu dây rồi phải khom người, hạ thấp trọng tâm, hai tay đặt thấp, tay thả cù phối hợp với tay cầm que giật cù sao cho xoay càng tít càng tốt. Cù của tôi bị đội đánh cù đánh văng xa tít, đổ kềnh. Đến lần thứ hai, tôi được đánh cù. Phần này cực kỳ khó khăn, phải kết hợp chạy đà, tay cầm cù giơ cao quá đầu, tay cầm dây đặt dưới, rồi ra sức mà ném, mà giật cù sao cho trúng cù đối thủ, và cù mình vẫn còn quay. Đem hết sức bình sinh chạy, ném, giật đến đau vai, mỏi gối mà tôi vẫn không giành được phần thắng.
Liên tục quấn cù, đánh cù mà không biết mệt, động tác đẹp mềm dẻo, mạnh mẽ, phải chăng đó là lý do khiến người dân nơi đây luôn dẻo dai, mạnh khỏe trước khắc nghiệt của cuộc sống.
Thành Đạo
Theo ANTD
Tái hiện lễ giã bánh dày Mochi Nhật Bản tại Hà Nội
Giã bánh dày Mochi vào ngày đầu tiên của năm mới là một tục lệ và là một nét đẹp văn hoá của người Nhật Bản với ước muốn cầu mong sự may mắn, sức khoẻ và thịnh vượng.
Giã bánh dày Mochi
Theo thông tin từ nhà tổ chức, vào lúc 14h00 ngày 1-1-2014, tại Khách sạn Nikko (84 Trần Nhân Tông, Hà Nội) sẽ diễn ra Lễ truyền thống Nhật Bản "Giã bánh dày Mochi" đón chào năm mới 2014.
Không giống như các nước châu Á khác, người Nhật tổ chức lễ hội mừng năm mới vào dịp Tết Dương lịch với nhiều tập tục và nghi lễ độc đáo, trong đó có lễ "Giã bánh dày Mochi". Đây là một tục lệ và là một nét đẹp văn hoá của người Nhật Bản với ước muốn cầu mong sự may mắn, sức khoẻ và thịnh vượng.
Bánh dày Mochi truyền thống được làm hoàn toàn từ gạo nếp ngọt và dẻo (người Nhật gọi là gạo Mochi). Gạo được ngâm qua đêm và nấu chín thành cơm. Sau đó cơm được giã nhuyễn trong một chiếc cối gỗ lớn bởi 2 người trong trang phục truyền thống (một người giã, một người đảo và làm ướt) cho đến khi đạt độ dẻo nhất định thì được đưa ra nặn thành những miếng tròn vừa ăn.
Được biết, Ban Tổ chức sẽ tái hiện nguyên vẹn một lễ giã bánh dày Mochi theo đúng phong cách truyền thống của người Nhật. Bên cạnh đó, công chúng còn có cơ hội thưởng thức rượu sake sau khi nghi lễ "Đập bình rượu Sake" kết thúc. Lễ truyền thống Nhật Bản mở cửa tự do để mọi người dân vào tham quan, tìm hiểu.
Theo ANTD
Lão nông hiến tặng hơn 2.000m2 đất xây trạm y tế Ngày 25/12, ông Nguyễn Văn Duyên, Bí thư Đảng ủy xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) cho biết, xã đang phối hợp với Trung tâm Y tế huyện khảo sát khu đất xây dựng Trạm Y tế xã đạt chuẩn y tế quốc gia, do một người dân hiến tặng. Theo ông Nguyễn Văn Duyên, xã Phong Nẫm là xã cù...