Đánh con tàn nhẫn chỉ vì 20.000 đồng
Đi bán vé số bị thiếu 20.000 đồng, hai chị em T. bị người cha dùng dây trói vào chân giường rồi lấy khúc cây gần bằng nắm tay đánh túi bụi.
Ngày 5.4, em Huỳnh Thị T. T, 16 tuổi, ngụ ấp Ninh Thọ, xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh đã phải bỏ nhà ra đi, trốn chui trốn nhủi trong nhà một người không quen biết. Khi chúng tôi gặp T, trên hai đùi, hai bắp chân và hai đầu gối của em còn chi chít vết roi. Em quệt nước mắt kể: “Em con cũng bị đánh y như vậy. Chỉ vì tụi con nộp tiền bán vé số thiếu 20.000 đồng”.
Đùi trái, đùi phải của em T hằn rõ vết thương
Theo lời kể của cô bé tội nghiệp: nhà T. nghèo nhưng có tới 6 anh chị em. Anh lớn nhất của T. đã 22 tuổi, còn em út mới 6 tuổi. T. là con thứ tư trong gia đình, học hết lớp 6 là nghỉ, mấy năm nay cô bé ở nhà đi bán vé số dạo. Mẹ T. cũng đi bán vé số dạo ở tận Long An từ khoảng 5 năm nay, hai ba tháng mới về thăm nhà một lần.
Cha T. ở nhà trồng bắp và làm thuê. Mấy năm nay, chiều nào cũng vậy, cha T. dùng xe máy chở T., em gái và đứa em trai kế tên Huỳnh N. Tr. Gi, năm nay đã 12 tuổi mà “học hoài không lên khỏi lớp 1″ và cả đứa em út tên Huỳnh T. B. L. còn đang học mẫu giáo đến các quán ăn, quán nhậu để bán vé số. “Cha thả tụi con ở gần quán, rồi đứng đó chờ. Tụi con bán xong, ra đưa tiền cho cha rồi cha chở đi bán ở quán khác”- T giải thích.
Hỏi nguyên nhân dẫn đến việc mấy chị em bị đòn lần này, T. cho biết: Chiều 5.4, cha T. đi trả tiền cho đại lý vé số, phát hiện bị thiếu 20.000 đồng. Tức giận, vừa về tới nhà, ông kêu chị em T. ra tra vấn: “Tại sao thiếu tiền? Đứa nào ăn cắp, không khai tao đánh tới chết”. Hai chị em T. nói không biết tại sao. Theo T. suy đoán có lẽ tại đứa em út còn nhỏ, chưa biết mặt tiền, nên bị người ta gạt hay là nó thối lộn tiền cũng nên.
Thế nhưng cha T. thì không chấp nhận lý do gì, ông lấy dây cột bò trói chân hai chị em T. và Gi vào chân giường rồi lấy khúc cây gần bằng nắm tay đánh túi bụi. Sau đó, ông ta bảo hai đứa con tội nghiệp phải đi kiếm cho ra 20.000 đồng đó “không thôi tao bóp cổ chết mẹ luôn”. Nhưng hai chị em T. biết tìm đâu cho ra. Chiều tối, khi được cha chở đi bán vé số, lợi dụng lúc cha đứng ngoài đầu hẻm chờ, T. thừa lúc ông sơ ý, cắm cổ chạy đại vô nhà người ta để trốn.
T cho biết hiện các vết thương của em vẫn còn rất đau nhức. Em dự tính xin chủ nhà cho ở ké vài ngày chờ cho bớt đau rồi sẽ… “trốn xuống Sài Gòn” kiếm việc làm thuê cho các quán ăn.
Hông trái của em Gi cũng bị bầm tím
Chị Lê Thị B. K. chủ quán ăn gia đình- nơi em T. “tị nạn” kể lại: “Có một lần, tôi đang ngồi trông chừng quán thì thấy con bé bị cha nó rượt chạy qua ngang trước cửa quán và dùng nón bảo hiểm phang nó. Sau đó, cha nó lên xe, chở hai đứa nhỏ em nó đi, bỏ nó đi bộ một mình. Chạy được một đoạn, không hiểu sao, ổng ngừng lại cho nó lên xe.
Video đang HOT
Nhưng khi nó ngồi lên xe, ổng lại cầm nón bảo hiểm táng vào đầu, lưng con bé hai cái. Mấy ngày sau, khi nó vào quán bán vé số, tôi mới hỏi thăm về việc nó bị đánh. Thấy tội nghiệp tôi mới dặn nó, nếu có bị cha đánh thì vào đây trốn. Thế là tối hôm qua, tôi đang bán thì nghe người nhà nói có một con bé bán vé số chạy trốn sau hè. Tôi kêu lên hỏi chuyện nó mới khóc, kể lại chuyện hai chị em nó bị cha đánh vì mất 20.000 đồng. Nó xin ở lại vài ngày nên tôi cho nó ở”.
Phần vé số em T. bán chưa hết, vợ chồng chị K. phải chia nhau ra đi bán phụ và giữ hộ tiền cho em. Để tránh phiền phức, chị K. đã cẩn thận trình báo với Công an phường và Công an xã Ninh Sơn – nơi gia đình em T trú ngụ. Thương cô bé, chị K. cũng muốn giúp đỡ bằng cách nhận em vào phụ việc trong quán nhưng vì T. chưa tới tuổi trưởng thành nên chị cũng còn e ngại.
Chiều 6.4, chúng tôi cùng hai công an viên xã Ninh Sơn đến nhà T. thì thấy cha của em đang nằm đu đưa trên võng. Ông khai tên Huỳnh Ngọc Hùng, năm nay 43 tuổi, ông thừa nhận về việc đã trói và đánh hai con, biện minh là do mình nóng tánh.
Người cha bạo hành này vẫn còn tỏ vẻ rất hậm hực, kể lể: “Mỗi ngày, tôi nhận vé số, rồi chia ra cho ba đứa con đi bán. Bán xong, về nhà tôi lấy dây thun cột tiền lại thành từng xấp, mỗi xấp 100.000 đồng. Nhưng không hiểu vì sao, khi đến nơi trả tiền thì có hai xấp bị thiếu, mỗi xấp một tờ 10.000 đồng”. Ông quả quyết là do mấy đứa con lấy cắp. Khi chúng tôi hỏi ông có bắt gặp tận tay không thì ông trả lời: “Không! Chỉ đoán vậy thôi”.
Trận đòn không chỉ khiến một mình em T bị “bầm giập” mà cả Gi- cậu bé 12 tuổi cũng “te tua” theo chị bởi các vết thương trên mình. Cậu bé vén áo cho chúng tôi xem, bên hông trái của em còn hằn rõ vết bầm tím. Bên bắp chân phải của em cũng vậy. Những vết thương còn nhìn thấy khá rõ trên làn da non nớt.
Công an xã Ninh Sơn đã lập hồ sơ đề nghị xử phạt hành chính ông Hùng 1 triệu đồng về hành vi ngược đãi con, đồng thời đề nghị lãnh đạo xã chỉ đạo các đoàn thể, ngành chức năng có liên quan thường xuyên đến giáo dục, nhắc nhở ông Hùng không được tiếp tục vi phạm.
Theo Tây Ninh Online
Chuyện những người "trốn" Tết Sài Thành
Cuối năm vật giá leo thang, công việc thất thường mà lương thưởng "bọt bèo", nhiều công nhân đành đón những chuyến xe về cố hương ăn tết sớm.
Còn gần hai tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng tại các bến xe khách lớn nhỏ ở TP.HCM đã có khá nhiều hành khách tất tả đón xe trở lại quê nhà. Hầu hết họ đều là công nhân, người lao động thời vụ, lao động tự do quyết định bỏ việc, nghỉ chờ việc hay cộng dồn phép năm, tạm nghỉ việc... để về đón tết ở cố hương vì cuộc sống khá chật vật ở TP cùng với nỗi lo lắng chuyện tàu xe đi lại khó khăn khi cận tết.
"Mới đầu tháng chạp mà công ty đã hết việc. Mỗi tuần làm chỉ có một, hai ngày, lương thì teo tóp, còn thưởng tết chẳng nghe nói gì nên đành về quê sớm. Qua năm quay vào TP tính tiếp..." - anh Hồ Đức Thành (quê ở Thanh Hóa), công nhân Công ty may Kiến Hòa, Q.12, thổ lộ như vậy khi đứng đón xe về quê trên đường xuyên Á gần ngã tư Bình Phước.
Trăm đường... về ăn tết sớm
Trường hợp anh Thành không phải là cá biệt. Từ Quảng Trị vào làm công trình xây dựng tại Q.Gò Vấp nhưng công trình dở dang vì hết vốn, không có việc nên anh Nguyễn Thanh Nam đã tự bắt xe về quê ăn tết sớm với gia đình.
Tại cầu vượt Sóng Thần, nhiều công nhân đã đón xe về quê ăn tết sớm
"Ăn chực nằm chờ trong này ngán quá, không có việc thì về quê chứ vài bữa nữa vé xe đắt đỏ, công ty không chịu thanh toán thì khổ, cứ về quê trước cho chắc ăn" - anh Nam lắc đầu ngán ngẩm.
Một nhóm hơn 30 công nhân làm nghề đóng tàu biển ở Q.Bình Thạnh phải sống trong cảnh không lương sáu tháng nay do công ty làm ăn khó khăn.
Một công nhân bức xúc: "Theo hợp đồng lao động, một ngày tụi này sẽ được trả 170.000 đồng/người, nhưng đến nay đã sáu tháng tôi chưa nhận được một đồng lương nào. Hợp đồng lao động thử việc của tôi đã hết hạn gần bốn tháng mà vẫn chưa ký lại, phải xin tiền trợ cấp của bố mẹ ngoài quê. Vay mượn mãi cũng oải, tính bỏ việc thì tiếc công sức mình làm suốt nửa năm, lần lữa mãi rồi quyết định về quê, chứ tình hình thế này có ở lại cũng mù mịt".
Ngồi lặng lẽ trong căn phòng trọ chật chội, Nguyễn Thị Thanh (21 tuổi, công nhân Công ty may Minh Hoàng, Q.Thủ Đức) xếp hành trang, buồn xo: "Cuối năm công ty hết việc, bọn tôi không phải tăng ca. Hơn một tháng nay hôm nào tôi cũng được về sớm từ lúc 4g chiều. Tăng ca thì mệt mỏi thật, nhưng không được tăng ca còn buồn hơn. Tết đã cận kề mà việc chẳng có, đành về quê chứ ở lại cận tết giá vé xe cao, tiền đâu mà về".
Cũng lý do tương tự, Lê Thị Thu (19 tuổi, quê Đồng Hới, Quảng Bình) và hàng chục công nhân đồng hương tại Công ty sản xuất giày Phước Thành (Q.Bình Tân) đã quyết định nghỉ việc, về quê... ăn tết vì "với đồng lương hơn 1,2 triệu đồng/tháng, em không biết sống sao với thời giá như hiện nay. Cận tết rồi mà chẳng dành dụm được đồng nào. Giờ chỉ còn cách về quê ăn tết sớm hơn mọi năm, kẻo mấy ngày nữa không mua được vé tàu xe thì còn khổ hơn. Đầu năm lại xuôi vào Nam tìm việc mới". Nhiều công nhân quê ở miền Bắc, miền Trung đồng cảnh ngộ như Thu cũng chọn giải pháp nghỉ việc, về quê sớm.
"Trốn" tết Sài Gòn
Mới rằm tháng chạp nhưng hơn một nửa số người bán hàng rong ở khu vực đường Nguyễn Văn Cừ (Q.1, TP.HCM) đã tất tả về quê. Cuối năm, giá trái cây mua vào tăng, trong khi khách quen chủ yếu là học sinh, sinh viên nay đã về quê gần hết nên vẻ mặt người nào cũng buồn xo.
Anh Nam (quê ở Bình Định), người đã nhiều năm gắn bó với xe ổi trên con đường này, bộc bạch: "Một ký ổi mua vào đã hơn 5.000 đồng mà bán ra 6.000 đồng, tiền lời không đủ bù cho những bữa ế ẩm. Từ nay đến ngoài 20 tháng chạp, sinh viên một số trường quanh khu vực này về quê hết rồi nên càng ế hơn, chỉ còn cách vừa bán vừa cho. Ở lại chẳng những không có lời mà còn thấp thỏm lo âu vì vé xe từ 23 tháng chạp trở đi sẽ tăng cao. Vì vậy để tránh cảnh đi lại chen chúc, nhồi nhét và tiết kiệm tiền xe, hàng chục anh em đồng hương Bình Định (cùng ở trọ tại Thủ Đức) đã về quê hết. Còn lại một số người vẫn bám trụ thêm vài ngày mong vớt vát được đồng nào để về quê trang trải dịp tết. Tôi cũng đã chuẩn bị hành lý để về quê trước 20 tháng chạp".
Đồng cảnh ngộ với anh Nam, nhiều người nghèo mưu sinh bằng gánh hàng rong, bán vé số, bán báo dạo, đánh giày... cũng đang tất tả về quê trước 20 tháng chạp.
Chị Loan (quê Quảng Nam) - bán vé số ở khu vực Q.1, Q.3 - cho biết: "Cố ở lại cũng chẳng kiếm được là bao nên tốt nhất là về quê sớm, kẻo mấy nữa vé xe tăng giá thì méo mặt. Mẹ già và ba đứa con nheo nhóc đang mong mỏi ở quê nên cố gắng về càng sớm càng tốt, tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó".
Trầy trật
Về quê ăn tết sớm, nghĩa là được sum vầy với gia đình nhiều hơn. Nhưng với những công nhân phải về đón xuân... bất đắc dĩ ấy, câu chuyện ngày về và ngày trở lại đều nặng nỗi ưu tư. Diệu (18 tuổi, quê Quảng Nam) đã phải bôn ba qua năm công ty khác nhau mà chưa thể trụ lại ổn định ở nơi nào cả.
Vào Sài Gòn làm thợ may gia công cho một xưởng may tư nhân ở Q.Thủ Đức được gần một năm, Diệu phải tăng ca liên tục (từ 7g-22g) nhưng lương chỉ 1,3 triệu đồng/tháng. Bà chủ xưởng may lại tự đề ra "luật" khắc nghiệt: làm luôn ngày chủ nhật, người nào nghỉ ốm một ngày sẽ bị trừ ba ngày lương, khiến Diệu và nhiều công nhân khác phải đồng loạt nghỉ việc.
Sau đó ít lâu, Diệu theo bạn trai xuống Long An làm công nhân cho công ty nước giải khát hơn năm tháng nhưng lương cũng èo uột như chỗ làm cũ, đôi bạn lại dắt díu nhau đến huyện Hóc Môn tìm việc mới. Với đà này, sau những ngày tết đạm bạc với gia đình, chắc chắn Diệu phải lê la khắp nơi để tìm việc mà không dám chắc năm sau có phải... về cố hương ăn tết sớm nữa không.
Không chỉ những người mất việc mà cả những người đang có việc, việc về quê sớm còn vì lý do mức thưởng tết "bèo bọt" nên đành chấp nhận bỏ luôn để về. Khá nhiều công nhân làm việc trong các xưởng, doanh nghiệp tư nhân đang gặp khó khăn cho biết mức thưởng tết năm nay được công bố chỉ 400.000-500.000 đồng/người, công ty nào làm ăn thuận lợi mới dám thưởng công nhân tháng lương thứ 13. Cá biệt, có công ty quyết định sẽ "thưởng tết" cho công nhân bằng cách... bốc thăm.
Anh Dũng (23 tuổi, công nhân Công ty H, Q.12) cho biết: "Cuối năm ngoái, công ty tôi tổ chức chương trình bốc thăm chọn quà tết. Ai hên được cái tivi hoặc vài triệu đồng tiền mặt, còn phần lớn là xui, chỉ nhận được gói bột ngọt. Năm nay cũng nghe nói tiếp tục thưởng kiểu này. Bèo bọt vậy, chẳng biết có nên chờ đợi không".
Mỗi người một hoàn cảnh, một nỗi niềm để phải hối hả rời TP. Hành lý nhẹ tênh mà tâm tư ai dường như cũng trĩu nặng trên đường về.
Ông Trương Lâm Danh, phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM, cho biết Tết Tân Mão 2011 có khoảng 1.500 công nhân hoàn cảnh khó khăn (ốm đau, bị tai nạn lao động; vợ, chồng hoặc con bị bệnh nan y; mất việc làm...) sẽ được chăm lo tết.
Ngoài ra, Liên đoàn Lao động sẽ trao tặng khoảng 5.000 vé xe và quà tết (150.000 đồng/phần quà) cho công nhân khó khăn về quê ăn tết, ưu tiên công nhân các vùng bị thiệt hại nhiều bởi bão lũ trong năm qua (từ Phú Yên trở ra). Ngày 23 tháng chạp, Liên đoàn Lao động TP sẽ tổ chức cho 500 gia đình (đoàn viên công đoàn) hoàn cảnh khó khăn được gặp mặt, vui xuân và nhận quà tết.
Hành lý về quê "Quà có thể ăn hết, còn dầu gội, xà bông có thể dùng lâu dài, thiết thực. Một phần tôi cũng mong muốn con gái bé nhỏ 11 tuổi của mình có thể tự tay làm những việc giản đơn như tắm rửa, giặt giũ, dọn dẹp cửa nhà khi mẹ đi xa" - chị Nguyễn Thị Châu (quê ở Bình Định) vừa kể chuyện vừa vội vã nhẩm đếm những tờ vé số ế ẩm cuối ngày. Chị Châu đếm những đồng tiền dành dụm để chuẩn bị về quê ăn tết với gia đình Ngồi lọt thỏm trong chiếc xe lăn, ít ai biết người phụ nữ khuyết tật 43 tuổi này đã làm lụng đủ nghề ở Sài Gòn để kiếm tiền gửi về quê nuôi con gái ăn học. Chị đang tất tả hành trang cho ngày về quê đón tết. "Tôi là chỗ dựa duy nhất của con, nếu không cố gắng thì sao có thể nuôi dạy con nên người. Thân mình cả năm chẳng bao giờ mua nổi cho mình một món đồ, nhưng nhất định trong hành lý về quê con gái phải có quần áo mới xúng xính với bè bạn". Trong hành trang về quê đón tết sớm của nhiều người đơn giản là cái túi xách, bên trong đựng hai bộ đồ cũ kỹ. Cô Hai, bán hàng rong ở khu vực ngã sáu Cộng Hòa (TP.HCM), cho biết: "Đi mang theo hai bộ đồ cũ, về cũng hai bộ đồ ấy. Quà cáp làm chi cho lỉnh kỉnh, để dành tiền về đưa gia đình nuôi ba con nhỏ ăn học, phụ chồng mua lạc, mua phân bón để làm ăn. Hi vọng sang năm mới cuộc sống khấm khá hơn".
Theo Tuổi trẻ
Người đàn ông hy vọng có tiền ghép lại hộp sọ Nước da đen sạm, một bên đầu hõm sâu, người đàn ông ngồi một mình trên chiếc võng trước hiên nhà, lặng lẽ đưa từng thìa cơm khó nhọc. Vừa ăn xong, anh cầm vội tập vé số bắt đầu 1 ngày mưu sinh với hy vọng dành tiền ghép lại hộp sọ! Người đàn ông mang cái tên rất đẹp - Trần...