Danh ca Paolo Tuấn: Từng rửa chén thuê, làm bồi bàn khi sang Mỹ sinh sống
Danh ca Paolo Tuấn có những trải lòng về hành trình làm nghề, đồng thời tiết lộ cuộc sống trong những ngày đầu sang Mỹ.
Paolo Tuấn tham gia chương trình Đời nghệ sĩ, lên sóng trên VTV9 ngày 22.9. Ảnh: BTC
Chia sẻ trong Đời nghệ sĩ, Paolo Tuấn nói dù yêu thích ca hát, song sao nam 4X vẫn chưa từng nghĩ đến việc trở thành một ngôi sao. “Tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện mình sẽ nổi tiếng. Việc trở thành ca sĩ là một điều tình cờ khi khán giả chào đón mình một cách nồng nhiệt. Từ đó, tôi bắt đầu theo nghiệp ca hát và tôi nghĩ đây là định mệnh”, ông bày tỏ.
Hơn chục năm sau đó, ông cùng gia đình Nam tiến. Nhắc lại kỷ niệm lần đầu đứng trên sân khấu trình diễn nhạc rock, danh ca Paolo Tuấn bồi hồi: “Năm 15 tuổi, tôi cùng một vài người bạn lên hát tại một phòng trà ở TP.HCM. Tình cờ nhạc sĩ Nguyễn Ngọc ngồi bên dưới, ông ấy ngỏ lời muốn tôi gia nhập ban nhạc mà con trai ông ấy đảm nhận vai trò guitar. Tôi nhận lời và rủ thêm một vài người bạn của mình để thành lập nhóm chuyên hát nhạc rock”.
Thời điểm hoạt động với ban nhạc, sao nam 4X lấy nghệ danh Thanh Tuấn. Mỗi lần xuất hiện, ông hay trình diễn những ca khúc nhạc Pháp và Âu Mỹ. Không lâu sau đó, trong lúc lưu diễn tại Đà Nẵng, quản lý của một vũ trường tại TP.HCM liên hệ với giọng ca Chúc em may mắn và ngỏ lời hợp tác. Kể từ đó, nam nghệ sĩ chính thức hoạt động độc lập và nghệ danh Paolo Tuấn ra đời.
Video đang HOT
Danh ca Paolo Tuấn thừa nhận hát nhạc ngoại quốc chỉ để “bán”. Ảnh: BTC
Suốt những năm tháng “sống” với nhạc ngoại quốc, danh ca Paolo Tuấn thừa nhận: “Hát nhạc ngoại quốc chỉ để bán, tôi là người Việt Nam nên phải hát nhạc Việt Nam. Khi hát nhạc Việt, tôi có rất nhiều cảm xúc, hoàn toàn khác biệt so với những ca khúc nhạc ngoại quốc mà tôi đã từng hát. Nhạc Việt Nam thật sự rất hay, rất lãng mạn và lời bài hát dễ đi sâu vào trong tim người nghe”.
Sau khi sang Mỹ định cư, danh ca Paolo Tuấn đã thu âm loạt ca khúc tiếng Việt để gửi tặng đến những khán giả yêu âm nhạc và giọng hát của mình. Để thích nghi với một đất nước xa lạ, ban đầu ông gặp nhiều khó khăn và phải mưu sinh bằng nhiều nghề khác nhau như rửa chén, bồi bàn… Không lâu sau đó, ông đi hát tại một phòng trà và lọt vào mắt của một bầu sô ở Mỹ, mời gọi về ban nhạc để thỏa sức đam mê.
Dù ở nơi xứ người hàng chục năm, thế nhưng sao nam 4X vẫn một lòng hướng về âm nhạc Việt Nam. Nam danh ca thừa nhận âm nhạc của giới trẻ hiện nay rất bắt tai, cuốn hút. “Hiện tại, tôi đang có dự định hát lại những ca khúc của giới trẻ vì những ca khúc này có giai điệu rất đặc biệt. Tuy nhiên, tôi hát lại nhưng vẫn giữ phong cách âm nhạc của mình”, nam khách mời trải lòng.
Kim Tử Long: Từng khóc trên sân khấu vì bị cắt vai chính năm 19 tuổi
Là khách mời trong 'Đời nghệ sĩ', Kim Tử Long có những phút trải lòng về những vui buồn khi theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật.
Kim Tử Long là khách mời trong Đời nghệ sĩ, lên sóng ngày 15.9 trên VTV9. Ảnh: BTC
NSƯT Kim Tử Long thừa nhận hơn nửa đời người hoạt động nghệ thuật, anh luôn trăn trở sau những đêm diễn hát không được trọn vẹn, không như bản thân mong muốn. "Mỗi lần đi hát hay tham gia một vở diễn, nếu thành công tôi sẽ rất vui và hãnh diện nhưng nếu vở diễn đó không đạt như mong muốn, tôi lấy đó làm kinh nghiệm để cố gắng", anh nói.
Giọng ca cải lương cũng thừa nhận "làm nghệ sĩ thì ai cũng phải trải qua một lần bị đì". Tuy nhiên, khi bản thân vượt qua được thì nghĩ rằng sân khấu là thánh đường. Kim Tử Long kể thời điểm học tại trường nghệ thuật, anh từng được nghệ sĩ Đức Lợi "chọn mặt gửi vàng" vào vai hoàng tử trong Tấm Cám. Nam nghệ sĩ nhớ lại: "Tôi đã chuẩn bị mọi thứ để lên diễn, nhưng đến sát giờ, ông trưởng đoàn mới nói rằng đêm nay tôi không được diễn vai này, hỏi ra thì mới biết là tôi chưa đủ thủ tục để trình diễn".
Chưa hết buồn vì bị cắt vai diễn trước giờ lên sân khấu, giọng ca 6X còn nghẹn ngào khi được đưa vào "thế vai" quân sĩ. Anh chia sẻ: "Khi tôi đứng hầu cho người thủ vai Hoàng tử, tôi bật khóc và thầm nghĩ: "Tại sao người ta lại đối xử với tôi như vậy". Tôi đã học tuồng và mời ba mẹ, bạn bè đến ủng hộ". Từ sự cố này, Kim Tử Long quyết tâm học, trau dồi kiến thức để bản thân trở nên tốt hơn.
Kim Tử Long không đặt nặng vai chính, vai phụ mà luôn nỗ lực hết mình khi nhận lời tham gia dự án. Ảnh: BTC
Sau khi tốt nghiệp, chủ nhân ca khúc Một kiếp người rơi vào trường hợp "dở khóc dở cười" khi được nghệ sĩ Phùng Há giao vai diễn "tấu hề" dù trong suốt nhiều năm anh được bạn bè, thầy cô nhận xét là "kép hát chuẩn nhất, giỏi nhất và sáng nhất". Song chính lời dạy của bậc tiền bối khiến anh nhớ mãi: "Trong một kịch bản, không có vai diễn nào là nhỏ, mà chỉ có khi con thể hiện vai diễn đó, khán giả có chú ý và nhớ đến mình hay không thôi, đó là những điều cần làm của người nghệ sĩ".
Nam nghệ sĩ cũng thừa nhận bản thân tham gia nhiều thể loại nhưng những vai diễn mang tính "tấu hài" lại rất được công chúng đón nhận. "Nghệ sĩ Vũ Linh từng mời tôi vào vai trong vở Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài nhưng vì đây không phải là kép chính nên anh ấy ngại. Tuy nhiên, anh bất ngờ khi tôi sẵn sàng mà không chút suy nghĩ. Sau khi tôi hát xong, khán giả rất thích và nghệ sĩ Vũ Linh cũng đã dành nhiều lời khen", nam nghệ sĩ kể lại.
NSƯT Kim Tử Long nghẹn ngào nhắc lại khoảnh khắc mẹ mất nhưng phải lên sân khấu biểu diễn. Ảnh: BTC
Một kỷ niệm khó quên trong hành trình hoạt động nghệ thuật của Kim Tử Long là khi phải nén nỗi đau mất người thân để biểu diễn trên sân khấu. Anh nhớ lại: "Đêm đó tôi xin vắng mặt vì mẹ mất. Thế nhưng bầu sô không chấp nhận, năn nỉ tôi đến trình diễn vì nếu không có tôi, khán giả sẽ nổi giận đập đồ. Sau khi được ba động viên, tôi đến địa điểm nhưng không thể nào trình diễn được vì nỗi buồn mất mẹ, hoa mắt, giọng bị nghẹt mũi, khàn tiếng nhưng tôi không hiểu có một nguồn năng lượng nào, tự nhiên khán giả vỗ tay là tôi trình diễn rất trôi chảy".
Từ những thăng trầm khi bước chân vào con đường nghệ thuật, chủ nhân ca khúc Một kiếp người rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân và nhắn nhủ đến thế hệ tiếp nối: "Các bạn đừng bao giờ nghĩ rằng đóng kép chính thì mới có thể nổi tiếng. Tôi không nổi tiếng từ kép chính mà đi lên từ một vai diễn hề. Tôi nghĩ, thế giới nghệ thuật rất bao la, nếu học được một vai nào, trải nghiệm được vai nào, đó đều là một sự hãnh diện".
NSƯT Kim Tử Long nhớ lại khoảnh khắc mẹ mất mà vẫn phải lên sân khấu diễn Trong chương trình Đời nghệ sĩ, NSƯT Kim Tử Long hé lộ những khó khăn, thử thách thuở mới bước chân vào sự nghiệp ca hát. NSƯT Kim Tử Long nhớ lại thời còn học tại trường nghệ thuật Trần Hữu Trang, anh được cố nghệ sĩ Đức Lợi "chọn mặt gửi vàng" vào vai hoàng tử trong vở Tấm Cám. Thế nhưng,...