Đánh bóng hình ảnh để lừa đảo, nữ “đại gia ảo” lãnh án chung thân
Phùng Thị Nghệ tự “đánh bóng” mình thành một nữ “đại gia”, sau đó đưa ra các thông tin gian dối, việc kinh doanh cây xăng, kinh doanh ngoại tệ, thành lập ngân hàng… để kêu gọi hai nữ doanh nhân tại TP Hồ Chí Minh góp vốn với số tiền lên đến hơn 1.200 tỷ đồng.
Ngày 27/5, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt bị cáo Phùng Thị Nghệ (SN 1986, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Việt Hưng Phát) án chung thân về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Đồng thời, buộc Nghệ phải bồi thường toàn bộ số tiền còn chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.
Theo cáo trạng, Phùng Thị Nghệ từng có thời gian làm việc tại ngân hàng, sau đó nghỉ việc, kinh doanh tự do về bất động sản và xe hơi. Năm 2018, Nghệ thành lập Công ty Money Exchange, chuyên thu đổi ngoại tệ tại các trung tâm thương mại nhưng để em trai đứng tên (người đại diện theo pháp luật).
Bị cáo Phùng Thị Nghệ tại tòa.
Từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020, việc kinh doanh các quầy thu đổi ngoại tệ không hiệu quả. Để có tiền trang trải mặt bằng, lương nhân viên…, Nghệ phải vay mượn nhiều người với lãi suất cao. Năm 2021, Nghệ lâm vào tình cảnh khó khăn, phải dừng toàn bộ việc kinh doanh ngoại tệ, bất động sản, xe cũng không bán được nhưng vẫn phải trả lãi ngân hàng.
Cáo trạng xác định, Phùng Thị Nghệ đã đưa ra các thông tin gian dối như: góp vốn kinh doanh xăng dầu, mua bán USD, góp vốn thành lập ngân hàng, làm đáo hạn ngân hàng, thành lập quỹ tín dụng… và hứa trả lợi nhuận cao để huy động nguồn tiền.
Nghệ nhiều lần kêu gọi bà N.N.L. góp vốn “kinh doanh xăng dầu và thành lập ngân hàng tư nhân”. Tổng cộng từ 2019 – 2022, Nghệ đã nhận của bà L. tổng cộng gần 602 tỉ đồng. Tương tự, Nghệ cũng nhận góp vốn của nữ đại gia khác là bà T.B.T. số tiền hơn 606 tỉ đồng. Quá trình giao nhận tiền vay, Nghệ để chồng hoặc nhân viên trực tiếp nhận hoặc qua chuyển khoản.
Trong quá trình hợp tác, Nghệ đã dùng tiền của người này trả lợi nhuận cho người kia. Cụ thể, Nghệ đã chuyển cho bà L. hơn 443 tỷ đồng, chuyển lại cho bà T. hơn 416 tỷ đồng. Đến tháng 4/2021, Nghệ không còn khả năng chi trả. Lúc này bà T., bà L. đã tìm hiểu và phát hiện Nghệ không có kinh doanh xăng dầu, thu đổi ngoại tệ hay xin giấy phép thành lập ngân hàng nên đã tố cáo Nghệ đến cơ quan chức năng. Ngày 23/6/2021, Nghệ bị bắt giữ.
Cơ quan điều tra xác định Phùng Thị Nghệ Nhà đã lừa đảo, chiếm đoạt của hai bị hại tổng cộng hơn 1.200 tỷ đồng (căn cứ xác định trách nhiệm hình sự), nhưng đã chuyển cho họ lần lượt gần 443 tỉ và 416 tỉ đồng “lợi nhuận”. Do đó, hậu quả thiệt hại Nghệ gây ra đối với bà L. là hơn 162 tỉ đồng; bà T. là hơn 185 tỷ đồng. Tổng cộng Nghệ đã chiếm đoạt của 2 bị hại hơn 322 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong vụ án này, ngoài 2 bị hại, N.N.L và T.B.T bị Nghệ lừa hơn 1.200 tỷ đồng, còn có 8 người khác ở nhiều tỉnh, thành tố cáo Nghệ chiếm đoạt khoảng hơn 500 tỉ đồng. Công an TP Hồ Chí Minh đã tách thành vụ án khác để điều tra xử lý.
Nữ 'doanh nhân thành đạt' lừa hơn nghìn tỷ đồng mua biệt thự, xe sang
"Nổ" có nhiều cây xăng, quầy thu đổi ngoại tệ và chuẩn bị thành lập ngân hàng, Phùng Thị Nghệ dụ 2 người phụ nữ chuyển cho mình hơn 1.200 tỷ đồng.
Ngày 24/5, TAND TPHCM mở phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Phùng Thị Nghệ (38 tuổi, ngụ quận 7, TPHCM) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo truy tố, sau khi nghỉ việc tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Nghệ chuyển sang kinh doanh bất động sản, mua bán xe. Đến năm 2018, người phụ nữ này thành lập Công ty Money Exchange nhưng để em trai đứng tên. Công ty của Nghệ chuyên thực hiện thu đổi ngoại tệ.
Từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc kinh doanh các quầy thu đổi ngoại tệ không hiệu quả mà vẫn phải trả tiền mặt bằng, trả lương nhân viên... nên Nghệ phải vay mượn tiền với lãi suất cao để duy trì.
Tới cuối năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát mạnh, Nhà nước thực hiện giãn cách xã hội nên hệ thống thu đổi ngoại tệ của Nghệ phải đóng cửa hoàn toàn.
Bị cáo Phùng Thị Nghệ tại tòa. Ảnh: T.L
Quầy thu đổi ngoại tệ đóng, bất động sản đóng băng, xe cộ không bán được mà nợ lãi phải trả..., nhưng Nghệ vẫn "nổ" mình có nhiều cây xăng, quầy thu đổi ngoại tệ và với nhiều mối quan hệ xã hội khác. Thậm chí, Nghệ còn nói đang làm hồ sơ thành lập ngân hàng tư nhân...
Tin tưởng vào mác "doanh nhân thành đạt" của Phùng Thị Nghệ, bà Nguyễn Nhật Linh và bà Trương Bạch Tuyết (cùng cư trú tại quận 7) đã nhiều lần chuyển cho Nghệ để hợp tác kinh doanh xăng dầu, với tổng số tiền hơn 1.200 tỷ đồng. Trong đó, bà Linh chuyển 606 tỷ đồng, bà Tuyết 602 tỷ đồng.
Sau khi lừa được 2 nạn nhân, Nghệ đem số tiền này để trả nợ vay trước đó và mua các bất động sản có giá trị cao tại nội khu Thái Hưng và khu nhà Chateau Phú Mỹ Hưng (quận 7, TPHCM). Nghệ cũng mua hàng chục ô tô hạng sang thuộc dòng Mercedes, Porsche Macan.
Về việc mua sắm nhà và xe hạng sang, Nghệ khai mục đích để xây dựng hình ảnh là doanh nhân thành đạt nhằm dễ lừa đảo.
Đến năm 2022, Nghệ không còn khả năng trả lợi nhuận nên các bà Linh, Tuyết đã làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo ra công an.
Cơ quan tố tụng xác định bị cáo đã chiếm đoạt của 2 bị hại hơn 1.200 tỷ đồng, đây là căn cứ xác định trách nhiệm hình sự đối với bị cáo. Tuy nhiên, hồ sơ cũng thể hiện, quá trình kêu gọi "hợp tác", Nghệ đã chuyển lại "lợi nhuận" cho bà Tuyết hơn 416 tỷ đồng, bà Linh hơn 443 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra xác định sau khi trừ đi số tiền 2 người bị hại đã nhận lại từ Nghệ thì bị cáo còn phải bồi thường cho bà Tuyết hơn 185 tỷ đồng, bà Linh hơn 162 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong một quan hệ dân sự mua bán biệt thự trị giá 75 tỷ đồng tại Phú Mỹ Hưng, bà Tuyết đã nhận của Nghệ 25 tỷ đồng. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của bị cáo, cơ quan điều tra cấn trừ vào thiệt hại và xác định trách nhiệm bồi thường của Nghệ cho bà Tuyết còn hơn 159 tỷ đồng.
Đối với 8 người khác ở nhiều tỉnh, thành tố cáo Nghệ chiếm đoạt hơn 500 tỷ đồng, Công an TPHCM đã tách thành vụ án khác để xử lý ở giai đoạn 2, do hết thời hạn điều tra.
Tranh luận về "góp vốn" hay "cho vay"
Tại phiên tòa, bị cáo Nghệ khai không kêu gọi góp vốn mà chỉ đưa ra và chia sẻ ý tưởng thành lập ngân hàng. Ngoài ra, bị cáo cho rằng những tin đã nhắn cho bà Linh, bà Tuyết là để vay tiền chứ không phải rủ góp vốn kinh doanh.
Bị cáo khẳng định các bà Linh, Tuyết chuyển tiền không phải để tham gia góp vốn kinh doanh mà thực chất là cho vay với lãi suất cao.
Tuy nhiên, bà Tuyết khai, vợ chồng bà và vợ chồng bị cáo Nghệ từng ngồi họp với nhau để bàn về việc thành lập ngân hàng, số vốn góp như thế nào.
Bào chữa cho bị cáo Nghệ, luật sư cho rằng các chứng cứ trong hồ sơ vụ án chưa đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Theo luật sư, lời khai của bị hại là lời trình bày chắp ghép các nội dung tin nhắn, trong đó không có nội dung huy động vốn.
Cũng theo luật sư, hồ sơ vụ án thiếu 13.350 tin nhắn chứa trong đĩa CD đính kèm Kết luận giám định nên chưa thể hiện hết bản chất vụ việc. Tin nhắn giữa bị cáo và các bị hại trong hồ sơ vụ án không đảm bảo được tính toàn vẹn của chứng cứ. Bảng kê dòng tiền giữa bị cáo và các bị hại do cơ quan điều tra lập chưa chính xác, không thể hiện đúng theo các sao kê do các ngân hàng cung cấp.
Luật sư cũng cho rằng hồ sơ vụ án có một số vi phạm tố tụng, về việc cơ quan CSĐT vượt quá hành vi đã khởi tố trong quyết định khởi tố bị can. Đồng thời, mẫu vật đưa đi giám định không niêm phong theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, luật sư của bị cáo còn trình bày việc bị hại có hành vi mang dấu hiệu của tội "Cưỡng đoạt tài sản", "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" và "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", nhưng chưa được điều tra làm rõ.
Vì vậy, luật sư đề nghị HĐXX trả hồ sơ vụ án để điều tra lại.
Trình bày quan điểm về vụ án, đại diện VKS cho rằng, căn cứ vào các tài liệu chứng cứ và lời khai của những người liên quan, bị cáo hoàn toàn không thực hiện hoạt động kinh doanh xăng dầu. Bị cáo không mở ngân hàng nhưng nhắn tin nói với các bị hại về việc "huy động 3.000 tỷ đồng để ký quỹ cho Ngân hàng Nhà nước".
Đại diện VKS nhận định hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, cần phải có bản án tương xứng để răn đe, phòng ngừa chung. Vì vậy, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo tù chung thân.
Do vụ án có nhiều vấn đề cần xem xét, HĐXX quyết định nghị án kéo dài, tới 9h sáng ngày 27/5 sẽ tuyên án.
Công an Vĩnh Long tìm bị hại của giám đốc Công ty vàng bạc Huỳnh Thắng Giám đốc Công ty TNHH MTV vàng bạc trang sức Huỳnh Thắng đã đưa ra nhiều thông tin gian dối, chiếm đoạt 986 lượng vàng 18K, tương đương hơn 35,7 tỷ đồng để sử dụng cá nhân và mua bất động sản. Ngày 26/4, Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, Cơ quan CSĐT đang thụ lý vụ án hình sự lừa đảo...