Đánh bom rung chuyển Bangkok: Giải mã những bí ẩn
Nhiều người tin rằng, vụ đánh bom rung chuyển Bangkok đêm 17.8 mang mục đích chính trị, hòng phá hoại nền kinh tế và khuấy đảo bất ổn ở Thái Lan. Giả thuyết này được củng cố khi Thủ tướng Thái Lan ám chỉ phe Áo Đỏ đứng sau vụ đánh bom. Nhưng liệu thảm kịch này có bắt nguồn từ đông cơ chính trị trong nước?
Giáo sư Pavin Chachavalpongpun ở Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuôc Đại học Kyoto nhận định, mức độ và tính chất của vụ đánh bom chết chóc ở Bangkok đêm thứ Hai (ngày 17.8) chỉ ra rằng, thảm kịch này có thể không phải bắt nguồn từ đông cơ chính trị trong nước. Nhận định của vị giáo sư này dựa trên những điểm mấu chốt bao gồm:
Mục tiêu tấn công – Đầu mối quan trọng
Nhiều người có thể không chú ý đến địa điểm của vụ đánh bom, song đây có thể đầu mối quan trọng, mang ý nghĩa lớn.
Các nhà điều tra tìm kiếm và thu thập các manh mối tại đền Erawan – nơi xảy ra vụ đánh bom khiến hàng trăm người thương vong đêm 17.8
Đền Erawan là môt điểm du lịch rất nổi tiếng ở Bangkok. Tọa lạc ở trung tâm thủ đô Bangkok, đền thờ Hindu này luôn thu hút hàng nghìn người đến tham quan và hành lễ mỗi ngày. Đêm xảy ra vụ đánh bom, có rất nhiều khách du lịch và tín đồ Phật giáo tập trung tại ngôi đền này.
Do đó, ngồi đền Erawan là mục tiêu lý tưởng trong trường hợp thủ phạm vụ đánh bom muốn thảm sát nhiều người và muốn gây tiếng vang tối đa.
Trong khi đó, văn hóa Thái Lan rất tôn trọng Phât giáo cũng như các tín ngưỡng khác. Do đó, thông thường các phần tử cực đoan người Thái sẽ không chọn môt nơi thờ tự, tôn giáo làm mục tiêu tấn công.
Video đang HOT
Đây là một căn cứ để suy đoán, thủ phạm vụ tấn công có thể không phải là người Thái Lan. Điều này cũng có nghĩa, nếu vụ đánh bom mang đông cơ chính trị bên trong nước Thái, thì kẻ chủ mưu sẽ không chọn đền Erawan.
Vượt quá mức đô bạo lực chính trị
Vụ đánh bom đã gây mức đô thiêt hại quá lớn với ít nhất 22 người thiệt mạng cùng hơn 100 người khác bị thương.
Thi thể các nạn nhân được đắp khăn trắng nằm la liệt tại hiện trường vụ đánh bom.
Theo Giáo sư Pavin Chachavalpongpun, nếu thủ phạm vụ tấn công muốn khuấy động một chương trình nghị sự trong nước, thì không cần phải đổ máu nhiều đến thế. Việc tàn sát quá nhiều người dường như vượt quá mức độ bạo lực chính trị.
Gần đây Thái Lan có xảy ra môt số vụ ném lựu đạn làm môt số người bị thương và động cơ của những vụ này được cho là mang màu sắc chính trị. Tuy nhiên, mức độ bạo lực của những vụ này chỉ dừng lại ở đó, không đến mức đổ máu nhiều như lần này.
Trước đây, giao lộ Ratchaprasong, gần hiện trường vụ đánh bom đêm 17.8 cũng là địa điểm xảy ra các vụ bạo lực chính trị nhưng ở mức độ nhỏ hơn rất nhiều.
Giả thuyết về phe ly khai miền Nam và người Duy Ngô Nhĩ
Một số chuyên gia cho rằng, vụ đánh bom làm rung chuyển Bangkok đêm 17.8 bắt nguồn từ xung đôt giữa chính phủ cầm quyền với phe ly khai Hồi giáo ở miền nam Thái Lan.
Những tháng gần đây ở khu vực miền nam Thái Lan liên tục nổ ra các cuộc tấn công sử dụng thiết bị nổ tự chế (IED) được cho là do các phần tử Hồi giáo ly khai thực hiện. Chỉ tính riêng trong tháng 7 đã có tới 27 vụ tấn công kiểu như vậy ở khu vực này.
Thực tế trên khiến nhiều người nghi ngờ có khả năng lực lượng này muốn tiếp tục gây sức ép với chính quyền và nhằm vào trung tâm thủ đô Bangkok sẽ giúp họ gây tiếng vang lớn hơn.
Cảnh sát dò tìm manh mối tại hiện trường vụ đánh bom
Tuy nhiên, cho tới nay bạo lực chính trị liên quan đến phe ly khai Hồi giáo chỉ giới hạn trong ba tỉnh ở miền nam nước này chứ chưa bao giờ lan tới thủ đô Bangkok.
Ngoài ra, Tư lệnh lục quân Thái Lan, Tướng Udomdej Sitabutr cũng đã tuyên bố, loại bom được sử dụng để tấn công ngôi đền Erawan ở trung tâm Bangkok đêm 17.8 không phải là loại bom mà phiến quân Hồi giáo ly khai ở miền nam thường dùng.
Chưa kể, thời gian qua, chính phủ Thái Lan đã đẩy mạnh các đợt trấn áp phiến quân Hồi giáo ly khai làm suy yếu lực lượng này đáng kể. Do đó, việc thực hiện vụ tấn công đẫm máu ở Bangkok dường như là quá sức đối với lực lượng này.
Môt số người khác cũng suy đoán khả năng vụ đánh bom có liên quan đến người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc. Nhóm người này được cho là đang giân dữ trước viêc chính phủ Thái Lan trục xuất hàng trăm người tị nạn Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc gần đây. Do đó, vụ đánh bom Bangkok có thể là môt vụ trả thù.
Tuy nhiên, thhông thường các mạng lưới khủng bố quốc tế thường lên tiếng nhân trách nhiêm về các vụ tấn công mà chúng thực hiện khá nhanh. Hiên chưa ai đứng ra nhân trách nhiệm thực hiên vụ đánh bom Erawan.
Thất bại của tình báo Thái Lan
Một điều rõ ràng duy nhất hiện nay là vụ đánh bom đẫm máu tại trung tâm thủ đô Bangkok cho thấy, rõ ràng là tình báo của Thái Lan đã hoạt động không hiệu quả.
Theo Giáo sư Pavin Chachavalpongpun, an ninh ở Bangkok khá lỏng lẻo, chính quyền dường như cho rằng một vụ tấn công đẫm máu như vậy sẽ không thể xảy ra ở đất nước sùng bái đạo Phật.
Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan cũng đã thừa nhận, các đơn vị tình báo của nước này không hề nhận được thông tin cảnh báo nào về vụ đánh bom đêm 17.8.
Hiện chính phủ cầm quyền đã lên tiếng cáo buộc “các nhóm chống đối chính phủ ở đông bắc Thái Lan”, ám chỉ phong trào Áo Đỏ ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đứng sau vụ tấn công. Theo ông Pavin Chachavalpongpun, có thể giới lãnh đạo Thái Lan đang tận dụng tình hình này để khẳng định tính hợp pháp của họ và biện minh cho việc tiếp tục nắm giữ quyền lực.
Tuy nhiên, Giáo sư Pavin Chachavalpongpun cũng nhấn mạnh, không có giả thuyết nào kể trên có tính thuyết phục hoàn toàn.
Theo ông, dù thủ phạm là ai, thì vụ đánh bom đêm 17.8 cũng có nguy cơ làm xói mòn lòng tin vào sự an toàn nơi công cộng ở Thái Lan và ảnh hưởng lớn đến niềm tin của du khách cũng như các nhà đầu tư vào nền kinh tế quốc gia Đông Nam Á này.
Nếu cuộc tấn công cuối cùng là nhằm khuấy động một nghị trình chính trị trong nước, thì nó thực sự cho thấy một sự chuyển hướng rất cực đoan ở Thái Lan.
Theo Danviet