Dáng Xuân trên vùng chiến khu xưa
Đứng trên núi Thổ Sơn, phóng tầm mắt dõi theo dòng sông Lô lịch sử, những cây cầu: Tân Hà, Nông Tiến, Bình Ca, An Hòa và mới đây là cầu Tình Húc vừa được khánh thành với thiết kế năm trụ tháp hình ngọn đuốc, biểu tượng thắp sáng truyền thống quê hương cách mạng như gắn quyện vùng đất bên sông với trung tâm đô thị của tỉnh.
Đã thấy một vóc dáng hiện đại của vùng chiến khu xưa.
Một góc thành phố Tuyên Quang.
Tuyên Quang vinh dự được Bác Hồ, Trung ương Đảng chọn làm căn cứ cách mạng, lãnh đạo toàn dân tộc tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng Tám giành chính quyền về tay nhân dân, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Tuyên Quang một lần nữa được chọn là trung tâm lãnh đạo kháng chiến. Tuyên Quang giờ đây như một “bảo tàng cách mạng”, với gần 600 di tích, cụm di tích lịch sử – văn hóa, là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch văn hóa và sinh thái, một điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách gần xa.
Video đang HOT
Tiếp bước truyền thống, đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn, trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đề ra ba khâu đột phá, đó là: Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp hỗ trợ; phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa hiệu quả, bền vững, tập trung một số sản phẩm chủ lực; khai thác tiềm năng để phát triển du lịch. Sau 5 năm thực hiện, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 6,45%; bình quân thu nhập của người dân đạt 44,57 triệu đồng, tăng 1,55 lần so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm hơn 3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Nét nổi bật là đã khai thác hiệu quả tiềm năng vốn có trong sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản, nhất là công nghiệp chế biến gỗ; liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ với phát triển vùng nguyên liệu theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững. Kinh tế lâm nghiệp phát triển khá nhanh và vững chắc với tỷ lệ che phủ của rừng hơn 65%, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC hơn 27.700 ha. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt hơn bốn triệu m3, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy, bột giấy của tỉnh. Sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Bước đầu khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển sản xuất hàng hóa tập trung hướng tới sản xuất an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm và gắn với nhu cầu thị trường, nhất là một số sản phẩm chủ lực như: chè, cam, cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng theo phương châm “nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” đã kiên cố hóa 1.004 km kênh mương; xây dựng 934 nhà văn hóa xã, thôn, tổ dân phố; bê-tông hóa 633 km đường giao thông nội đồng. Diện mạo nông thôn nơi đây đã có nhiều đổi mới, thu nhập bình quân người dân nông thôn đạt 2,67 triệu đồng/người/tháng, toàn tỉnh có 47 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Là tỉnh giàu truyền thống cách mạng, nơi hội tụ, giao thoa những sắc thái văn hóa của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía bắc với cảnh quan thiên nhiên “sơn thủy, hữu tình”, Tuyên Quang đã xây dựng và thực hiện đồng bộ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung quy hoạch tổng thể khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào; khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm; khu du lịch sinh thái Na Hang. Duy trì các sản phẩm du lịch đặc trưng, hình thành và phát triển một số loại hình du lịch lễ hội, du lịch lịch sử, văn hóa; du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh… Công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Tuyên Quang đạt hiệu quả tích cực, thu hút được một số doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào du lịch, dịch vụ tại tỉnh. Đồng thời tổ chức liên kết, hợp tác liên vùng, liên tỉnh và quốc tế để khai thác, phát triển du lịch…, dần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
Nhiệm kỳ 2020-2025, một trong năm nhiệm vụ trọng tâm được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang xác định là “Tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ngang tầm nhiệm vụ”. Thực hiện nghiêm quy chế làm việc, chế độ tự phê bình và phê bình, nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, phân công cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số. Các cấp ủy chủ động thường xuyên đánh giá rà soát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện: Các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, chương trình đã ban hành để xem xét kỹ hơn, khoa học hơn những nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu và những nội dung đã chỉ đạo, hiệu quả đem lại để kịp thời bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp phát sinh, khả thi, đột phá trong thời gian tới. Coi trọng kiểm tra, giám sát, thanh tra, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, kỷ cương hành chính nhà nước. Đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, bảo đảm tính đồng bộ, liên thông trong giải quyết công việc.
Đồng chí Chẩu Văn Lâm, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho biết, tỉnh Tuyên Quang sẽ nỗ lực cao nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Trước mắt, khẩn trương chỉ đạo xây dựng, triển khai các đề án, chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ 27 của Đảng bộ tỉnh nhất là các khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm; tập trung phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị động lực, công nghệ thông tin, triển khai ngay dự án xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đề án xây dựng 200 cây cầu và hơn 1.000 km đường giao thông nông thôn; thúc đẩy các dự án hạ tầng đô thị, hạ tầng du lịch, dịch vụ; chú trọng nông, lâm nghiệp hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu, cụm công nghiệp để thu hút, phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế, hiệu quả cao như: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, điện tử, may mặc, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy bảo đảm linh hoạt, thông suốt, kịp thời, hiệu quả, phù hợp, sát thực tiễn; phát huy tính chủ động của chính quyền trong quản lý, điều hành; nâng cao vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội trong tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Những ngày đầu xuân này, người dân vùng chiến khu cách mạng liên tiếp đón nhận những tin vui. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai bằng vốn đầu tư công; công nhận TP Tuyên Quang là đô thị loại II trực thuộc tỉnh. Đó là động lực thúc đẩy Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống quê hương cách mạng, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
HẢI CHUNG
Ngân sách Hà Nội thu về hơn 35 nghìn tỷ đồng trong tháng 1
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Vũ Duy Tuấn cho biết kết quả tổng thu ngân sách nhà nước tháng 1/2021 đạt 35.326 tỷ đồng, đạt 14,1% dự toán, bằng 108% so với cùng kỳ năm 2020.
Tháng 1 Hà Nội thu ngân sách nhà nước đạt hơn 35 nghìn tỷ đồng.
Báo cáo tại hội nghị trực tuyến giao ban thường kỳ tháng 1 năm 2021 của UBND TP Hà Nội diễn ra chiều qua (4/2), ông Vũ Duy Tuấn cho hay, năm 2020, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 287.555 tỷ đồng, đạt 103,1% dự toán, tăng 6,5% so với năm 2019. Kết quả tổng thu ngân sách nhà nước tháng 1 năm 2021 đạt 35.326 tỷ đồng, đạt 14,1% dự toán, bằng 108% so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2021 giảm 0,06% so với tháng trước và giảm 1,42% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 1 năm 2021, một số chỉ số phát triển kinh tế trên địa bàn Hà Nội đã tăng trưởng khá. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tháng 1 năm 2021 ước đạt 1.339 triệu USD, tăng 2,5% so tháng trước và tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 29,6% so với cùng kỳ năm 2020, phần lớn các ngành công nghiệp chủ lực có chỉ số sản xuất tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm trước.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 1 năm 2021 ước tính đạt 284,25 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2% so tháng trước và tăng 13,2% so cùng kỳ năm 2020. Tổng doanh thu ngành vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng ước đạt 12.019 tỷ đồng, tăng 5,8% so tháng trước và tăng 12,9% so cùng kỳ năm 2020. Thành phố cũng chuẩn bị tích cực các kế hoạch chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Trong tháng 1, khách quốc tế đến lưu trú tại Hà Nội ước đạt 26 nghìn lượt khách, tăng 3,9% so với tháng trước và bằng 7,5% so với cùng kỳ năm 2020. Khách nội địa ước đạt 39 nghìn lượt khách, tăng 1.6% so với tháng trước và bằng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, khách trong ngày đạt 22 nghìn lượt khách, tăng 1,8% và bằng 5,2.
Theo ông Vũ Duy Tuấn, trong tháng 1, thành phố có 6 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 1,8 triệu USD, trong đó 5 dự án 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 1 dự án liên doanh, liên kết. Điều chỉnh tăng vốn 2 dự án với số vốn bổ sung đạt 0,3 triệu USD. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 12,9 triệu USD. Kết quả thu hút FDI có sự sụt giảm so với cùng kỳ do vướng mắc chưa có Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2020. Về thu hút đầu tư trong nước, đã thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư 6 dự án với tổng số vốn là 1.219 tỷ đồng.
Cầu 852 tỷ nứt trụ sau khánh thành: Do bê tông? Kết quả kiểm tra trụ cầu Tình Húc bị nứt không thay đổi chiều dài và chiều cao nên có thể do bê tông chất lượng kém. Ngày 10/1/2021, trao đổi với Đất Việt về cây cầu Tình Húc bắc qua sông Lô (Tuyên Quang) bị nứt ở 4 trụ cầu sau ngày khánh thành, chuyên gia xây dựng cầu đường PGS.TS Trần...