Đang truy bắt tội phạm, xe cảnh sát Mỹ chịu thua vì hết điện
Xe điện Tesla bị coi là tội đồ khiến cảnh sát Mỹ không thể bắt tội phạm trong cuộc truy đuổi trên cao tốc cuối tuần trước.
Cảnh sát Fremont (California) năm 2018 đã mua một chiếc Tesla Model S 85 rồi chuyển đổi thành xe cảnh sát. Chiếc xe điện thường xuyên được sử dụng làm xe tuần tra. Thế nhưng, vụ truy đuổi cuối tuần trước đã biến cảnh sát thành trò cười.
Chiếc Tesla Model S 85 được cảnh sát Fremont mua với giá 61.478 USD từ Tesla. Ảnh: thedrive.
Theo tờ East Bay Times, viên sĩ quan cảnh sát Jesse Hartman đang bám rất sát nghi phạm chạy trốn tối hôm 20/9. Cuộc rượt đuổi rất hăng vì nghi phạm trên chiếc Toyota Avalon giống với kẻ đang bị truy nã.
Cuộc rượt đuổi trên cao tốc I-680 có lúc lên tới 177 km/h với hai xe hỗ trợ ở tít phía sau Jesse Hartman. Sau 8 phút truy đuổi, viên cảnh sát chợt nhận ra nguy cơ. Đó là chiếc Tesla Model S chỉ chạy được thêm được 10 km.
Hartman đành thoát khỏi cao tốc để tìm trạm sạc điện cho chiếc xe. Nhiệm vụ truy đuổi giao phó cho các xe phía sau.
Video đang HOT
Chiếc xe điện này đắt hơn xe cảnh sát Ford Explorer.
Cảnh sát tuần tra cao tốc California đã tìm thấy chiếc Toyota Avalon đâm vào dải phân cách mềm, không xa nơi Jesse Hartman rẽ khỏi cao tốc. Tài xế để lại chiếc xe và biến mất, hiện cảnh sát vẫn truy tìm.
Vụ xe hết điện được cảnh sát Fremont giải thích sau đó. Thông thường, chiếc Tesla Model S được sạc pin trong lúc chờ giao ca. Chiếc xe chỉ còn 50% pin khi viên cảnh sát Jesse Hartman nhận xe, nên mới hết điện trong lúc truy đuổi tội phạm.
Cảnh sát Fremont mua chiếc Tesla Model S 85 đời 2014 trực tiếp từ Tesla với giá 61.478 USD, sau đó tốn thêm gần 20.000 USD chuyển đổi thành xe cảnh sát. Số tiền đắt hơn mua một chiếc xe cảnh sát Ford Explorer mới.
Sở dĩ cảnh sát Fremont mua xe Tesla Model S vì nghĩ rằng nó sẽ giúp tiết kiệm chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng. Tuy nhiên, chiếc xe điện có khoảng cách di chuyển 426 km này rõ ràng không đáp ứng nhu cầu trong một số trường hợp.
Con số 426 km chỉ duy trì khi xe còn mới. Theo thời gian, khoảng cách di chuyển giảm dần xuống còn 354 km. Ngoài ra, mỗi ca làm việc kéo dài 11 tiếng của cảnh sát sẽ tiêu tốn khoảng 50% pin của Tesla Model S.
Theo Zing
"Trá hình" BMW X5, chất thải duy nhất của chiếc SUV này chỉ là nước!
Có hình dáng của một chiếc X5 thế hệ mới, nhưng chiếc BMW i Hydrogen Next lại vận hành bằng hệ động lực sử dụng công nghệ pin tế bào nhiên liệu hydro.
Trong thời gian qua, người ta chỉ biết đến kế hoạch tương lai của BMW thông qua những chiếc xe điện và hybrid. Nhưng khi đến với IAA 2019, bạn sẽ được biết đến một hướng đi khác. Đó chính là những chiếc xe pin nhiên liệu hydro (FCV). Và BMW đã chọn i Hydrogen Next để quảng bá cho công nghệ FCV của mình. Về cơ bản, đây là một chiếc BMW X5 thế hệ hiện tại được tùy biến bới động cơ điện và bình nhiên liệu hydro. Các nguyên tử hydro sẽ phản ứng với oxi trong không khí để tạo ra điện, và chất thải duy nhất của quá trình này là nước.
Trong khi đó, phần thiết kế bên ngoài nhìn chung là không có gì khác biệt ngoại trừ các chi tiết trang trí màu xanh dương đại diện cho thương hiệu BMW i. Ngoài ra, các chi tiết này cũng xuất hiện trên cửa hút gió trước của xe với hiệu ứng 3D khá bắt mắt. Bên cạnh đó, bộ mâm hợp kim của I Hydrogen Next cũng tô điểm bằng các nét chấm phá với màu sắc tương tự. Và vì là một chiếc xe điện nên model này cũng không hề có ống xả.
Đáng tiếc là các thông số kỹ thuật của chiếc xe đã không được BMW đưa ra. Tuy nhiên, hãng này đã nhấn mạnh vào những đặc tính nổi bật của FCV. Đó là sự kết hợp giữa xe điện và xe hơi sử dụng động cơ đốt trong (ICE) truyền thống. Chúng hoạt động rất yên tĩnh và không phát thải như EV nhưng có khả năng tái nạp nhiên liệu nhanh và phạm vi hoạt động rộng của xe ICE. Không những vậy, công nghệ này cũng không ảnh hưởng đến sự tiện nghi, thoải mái, phù hợp cho nhu cầu kéo hàng và rất ít bị tác động bởi thời tiết.
Nhưng để vận hành một chiếc xe như vậy, chúng ta cần có một hệ thống trạm bơm hydro hoàn chỉnh. Và ở phần lớn các quốc gia hiện nay, nền tảng cơ sở hạ tầng dành cho FCV vẫn chỉ ở mức sơ khai. Vì thế, để triển khai những chiếc xe loại này, chỉ có các nhà sản xuất ô tô là chưa đủ. Dự kiến, BMW sẽ bắt đầu tung ra những chiếc xe chạy pin nhiên liệu kể từ năm 2025. Đó là mốc thời gian sớm nhất và chưa có gì chắc chắn. Bởi lẽ, mọi thứ phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường cũng như điều kiện tổng quan chứ không nằm ở rào cản về công nghệ.
Để chứng minh tính khả thi của những chiếc xe pin nhiên liệu, BMW Group đã bắt tay với Toyota vào năm 2013 để phát triển một hệ thống động lực sử dụng công nghệ này. Đến năm 2015, chương trình này bước sang giai đoạn thử nghiệm với một đội nhỏ gồm những chiếc BMW 5 Series GT được hoán cải với hệ thống nói trên. Cũng chỉ 1 năm sau, hai bên đã ký kết một thỏa thuận hợp tác mới nhằm phát triển các thế hệ kế tiếp của công nghệ pin nhiên liệu cũng như các thành phần mô-đun đi kèm.
Còn trong năm 2017, BMW và Toyota đã cùng với 11 ông lớn hoạt động trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải và công nghiệp để đưa ra sáng kiến mang tên Hydrogen Council (Hội đồng hydro). Mục tiêu là nhằm hình thành một tầm nhìn chung và hướng tới tương lai với tham vọng dài hạn về một cuộc cách mạng xoay quanh hydro. Đến tháng 6 năm nay, số thành viên của Hydro Council đã đạt đến con số 60.
Ngoài BMW và Toyota, có không ít tên tuổi trong lĩnh vực ô tô cũng đang theo đuổi công nghệ pin nhiên liệu. Nổi bật nhất trong số đó là Hyundai với những khoản đầu tư khổng lồ cùng bản kế hoạch khá đồ sộ, không chỉ tập trung phát triển các mẫu FCV mà còn hệ thống hạ tầng và bộ phận sản xuất. Còn Mercedes-Benz cũng đã tung ra một số mẫu FCV của riêng mình. Mới đây nhất là GLC F-Cell, chiếc FCV kiêm PHEV đầu tiên trên thế giới.
Theo Nghe nhìn Việt Nam
Hatchback Honda E bộc lộ nhiều ứng dụng hiện đại nổi bật Có thể chia sẻ niêm vui với gã sản xuất xe ô tô nổi tiếng Honda rằng, cuối cùng, họ cũng đã tìm ra các chi tiết tốt nhất trên chiếc hatchback điện dễ thương của mình. Nhiều người dân Mỹ tham dự triển lãm ô tô Frankfurt 2019 tại Đức đã cảm thấy buồn vì họ không được nhìn thấy nhiều hơn...