Đang trốn lệnh truy nã vẫn hoạt động tín dụng đen với lãi suất “cắt cổ”
Hoạt động dưới hình thức tín dụng đen, đối tượng đã tiến hành cho vay nặng lãi với lãi suất trung bình lên tới 300%/năm.
Tại thời điểm bị bắt, đối tượng đang có quyết định truy nã của cơ quan CSĐT công an thành phố Hà Nội.
Theo đó, ngày 13/6, cơ quan CSĐT Công an TP Đồng Hới đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với bị can Nguyễn Vĩnh Long (SN 1999, trú tại 16 ngách 201/4, Đê Tô Hoàng, Cầu Dền, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Đây là đối tượng hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi với lãi suất trung bình từ 200% đến 300%/ năm. Trước đó, ngày 29/5/2019, Long đã vào chợ Đồng Hới đòi tiền và gây rối trật tự nơi công cộng.
Đối tượng truy nã Nguyễn Vĩnh Long bị Công an thành phố Đồng Hới bắt
giữ về hành vi gây rối trật tự công cộng
Video đang HOT
Qua quá trình điều tra, phát hiện Long có quyết định truy nã số 75 ngày 29/3/2019 của cơ quan CSĐT công an TP Hà Nội về tội gây rối trật tự công cộng.
Khám xét tại chỗ ở của Long, cơ quan công an đã tạm giữ một số sổ sách có liên quan đến hoạt động tín dụng đen trên địa bàn thành phố Đồng Hới và các địa phương khác của tỉnh Quảng Bình. Ngoài ra còn có dụng cụ sử dụng ma túy.
Hiện vụ việc đang được mở rộng điều tra.
Nguyễn Cường
Theo baovephapluat
Phạt tù nhóm tín dụng đen truy bức con nợ đến tự tử
Với lãi suất cắt cổ 3%/ngày, nhóm tín dụng đen đã đẩy hàng chục người vay lâm vào tình trạng khó khăn, túng quẫn, thậm chí có người phải tự tử.
Ngày 10-6, TAND huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) đã tuyên phạt Đỗ Văn Trọng 24 tháng tù; Trương Văn Tiến, Hà Văn Quyết 15 tháng tù và Nguyễn Ngọc Long 9 tháng tù, cùng về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự.
Ngoài ra tòa còn phạt bổ sung Trọng 100 triệu đồng, Quyết và Tiến mỗi bị cáo 30 triệu đồng và buộc nộp lại tiền đã thu lợi bất chính gần 1 tỉ đồng để sung vào công quỹ.
Theo cáo trạng, từ ngày 14-8-2018 đến ngày 28-11-2018, Đỗ Văn Trọng, Trương Văn Tiến (đều 23 tuổi) ở cùng thôn Đa Gu Ri, xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, Hà Văn Quyết (28 tuổi) ở thôn 15, xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã góp vốn với nhau bằng tiền để cho nhiều người tại các xã Đa Mi, La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc, xã La Ngâu, huyện Tánh Linh (Bình Thuận), xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh (Lâm Đồng ) vay.
Cả nhóm dùng số tiền 425 triệu đồng cho nhiều người vay đa số với lãi suất 30.000 đồng/1.000.000 đồng/ngày và thuê Nguyễn Ngọc Long (20 tuổi) ở xã Hòa Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng hàng ngày đi thu tiền lãi, tiền gốc của người vay và được trả tiền công 6 triệu đồng/tháng.
Trong quá trình góp vốn và cho vay, Đỗ Văn Trọng là người quản lý, điều hành, theo dõi sổ sách, quyết định việc cho vay, cân đối chia tiền hưởng lợi thu được trong ngày theo tỷ lệ góp vốn của từng người, Hà Văn Quyết và Trương Văn Tiến chủ yếu trực tiếp cho vay và cùng Nguyễn Ngọc Long thu tiền gốc, lãi hàng ngày của các người vay. Đỗ Văn Trọng, Hà Văn Quyết và Trương Văn Tiến soạn thảo sẵn hợp đồng kiêm phiếu chi tiền hoặc giấy vay tiền, khi có người cần vay thông thường liên hệ qua điện thoại di động của một trong ba người hoặc gặp trực tiếp.
Khi cho vay, trên hợp đồng hoặc giấy vay tiền Đỗ Văn Trọng, Hà Văn Quyết và trương Văn Tiến không ghi họ, tên, địa chỉ, chữ ký bên cho vay, không ghi ngày, tháng, năm, lãi suất và thời hạn vay... chỉ ghi họ, tên, địa chỉ, số tiền vay và chữ ký hoặc dấu lăn tay của người vay.
Đỗ Văn Trọng, Hà Văn Quyết và Trương Văn Tiến đã cho tất cả 33 người vay, trong đó có 32 người vay tiền với cùng mức lãi suất 30.000 đồng/1.000.000 đồng/ngày, tức lãi suất là 3%/ngày. Nếu người vay không có tiền để trả lãi trong ngày thì số tiền nợ lãi sẽ trả vào các ngày sau.
Từ quy định trên, trong quá trình điều tra đã chứng minh được số tiền vay, trả nợ gốc và lãi của từng người vay và tiền thu lợi bất chính của nhóm này lên đến gần 1 tỉ đồng.
Đối với trường hợp chị Hoàng Thị Huyền ngụ xã Đa Mi từ tháng 8 đến tháng 11-2018 đã trả lãi cho các ngày vay, tổng số tiền hơn 387 triệu đồng. Trong đó, tiền nhóm này thu lợi bất chính là hơn 350 triệu đồng và hiện còn nợ tiền gốc 170 triệu đồng.
Chị Huyền cho biết lúc đầu chỉ vay 10 triệu đồng của nhóm này để phụ vào việc sắm sửa cho tiệm cắt tóc, thuê đồ cưới của mình và nghĩ sẽ trả hết trong vòng một tháng. Tuy nhiên, trả một thời gian chị gặp khó vì dịch vụ cho thuê đồ cưới chỉ làm theo mùa, không đủ tiền trả.
Túng quẫn Huyền đã giấu gia đình đi vay mượn khắp nơi để trả lãi, đến khi không còn khả năng trả, thì nhóm này gợi ý tiếp tục cho vay thêm 10 triệu nữa nhưng trừ vào tiền lãi, số còn lại cộng vào tiền gốc.
Cứ như vậy, Huyền tiếp tục vay số tiền gốc lên tới 90 triệu đồng. Khi phát hiện vợ đi vay nặng lãi, chồng chị Huyền đi vay nợ của người thân để trả hết 90 triệu đồng. Thế nhưng khi trả hết thì nhóm tín dụng đen thông báo vẫn còn nợ 170 triệu đồng tiền lãi.
Ngày 29-11-2018 nhóm này gồm có năm thanh niên đến tiệm áo cưới ra "tối hậu thư" đến 14 giờ chiều cùng ngày phải trả 70 triệu đồng, số còn lại để sang ngày hôm sau. Theo chị Huyền, khách hàng tới cắt tóc khi thấy nhóm này đều sợ hãi bỏ đi, trong khi lúc đó nhìn đồng hồ hơn 12 giờ, sắp tới giờ trả nhưng không biết làm gì có tiền để trả.
Do quá áp lực, chị Huyền đã lấy chai thuốc trừ sâu uống để quyên sinh. Rất may nạn nhân được phát hiện đưa đi bệnh viện kịp thời. Chị Huyền khóc cho biết do dại dột nên dính vào tín dụng đen và nếu không được cứu sống thì hai con nhỏ của chị sẽ bơ vơ.
Chị Hoàng Thị Huyền được cấp cứu tại bệnh viện
Tuy nhiên theo cáo trạng, dù thời điểm này chị Huyền còn nợ tiền vay nhưng Đỗ Văn Trọng và đồng bọn chỉ đến lấy tiền lãi, không có hành vi nào khác mang tính tàn ác, ức hiếp hoặc làm nhục dẫn đến tự sát. Ngoài ra, Đỗ Văn Trọng và đồng bọn cũng không kích động, dụ dỗ, thúc đẩy hoặc tạo điều kiện vật chất, tinh thần làm cho Hoàng Thị Huyền tự tước đoạt tính mạng của mình. Do đó, không đủ căn cứ để xử lý Đỗ Văn Trọng, Hà Văn Quyết, Trương Văn Tiến và Nguyễn Ngọc Long về tội bức tử hoặc tội xúi dục hoặc giúp người khác tự sát quy định tại Điều 130 và Điều 131 của Bộ luật Hình sự.
Theo tòa, hành vi của Đỗ Văn Trọng, Hà Văn Quyết, Trương Văn Tiến và Nguyễn Ngọc Long đã xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, vi phạm quy định của nhà nước về lãi suất cho vay, đẩy người vay lâm vào tình trạng khó khăn, túng quẫn, ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế và trật tự tại địa phương, là nguy hiểm cho xã hội. Ngoài ra nhóm này còn phạm tội có tổ chức do đó, cần phải đưa ra xử lý nghiêm khắc trước pháp luật nhằm răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.
PHƯƠNG NAM
Theo PLO
Khởi tố 2 đối tượng cho vay nặng lãi 216%/năm, thu lợi tiền tỉ Để tạo vỏ bọc nhằm trốn tránh sự chú ý của cơ quan chức năng, hai đối tượng không trực tiếp đứng tên mà nhờ người nhà đứng tên mở hiệu cầm đồ để làm nơi thực hiện hoạt động tín dụng đen, cho vay với lãi suất cắt cổ để thu lợi bất chính tiền tỉ. Hai đối tượng tại cơ quan...