Đang tranh chấp với khách hàng, chung cư Gia Phú bị đem bán đấu giá
Với khoản nợ hơn 232 tỉ đồng, chung cư Gia Phú sẽ bị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đem ra bán đấu giá để thu hồi nợ xấu.
Trong khi vụ kiện giữa khách và chủ đầu tư chung cư Gia Phú (đường Lê Văn Chí, phường Linh Trung, quận Thủ Đức) và vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Công ty TNHH Địa ốc Gia Phú (chủ đầu tư chung cư Gia Phú) mà nhiều lần Báo Người Lao Động đã phản ánh vẫn chưa được giải quyết thì gần đây chủ nợ của công ty này là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa có thông báo về đấu giá tài sản chung cư Gia Phú.
Chung cư Gia Phú bị bỏ hoang nhiều năm bất ngờ bị đem bán đấu giá
Nợ 232 tỉ, bị đem bán đấu giá 112 tỉ đồng
Theo thông báo của BIDV, tính đến thời điểm 30-4-2018, tổng dư nợ của công ty Gia Phú là hơn 232,616 tỉ đồng, trong đó nợ gốc gần 89 tỉ đồng, nợ lãi hơn 143 tỉ đồng. Tuy nhiên, giá khởi điểm đấu giá khoản nợ nói trên là 112,148 tỉ đồng.
Dự án chung cư Gia Phú có diện tích khu đất 3.945,5m2 (đất xây dựng chung cư 1.689,6m2); diện tích sàn xây dựng 21.845,2m2 (diện tích sàn xây dựng chung cư 20.234,2m2, không kể hầm), cao 15 tầng với tổng số 156 căn hộ.
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, trước khi bị “xiết nợ” và bán đấu giá tài sản, dự án chung cư Gia Phú đã xảy ra hàng loạt lùm xùm, tranh chấp giữa chủ đầu tư và khách hàng.
Cụ thể, vào những năm 2010-2012, nhiều khách hàng đã ký kết hợp đồng mua bán căn hộ với chủ đầu tư dự án Gia Phú.
Theo cam kết trong hợp đồng, thời hạn bàn giao nhà chậm nhất vào quý I/2013. Căn cứ theo hợp đồng mua bán giữa hai bên, một số người đã thanh toán gần 95% giá trị căn hộ, chỉ chờ ngày ký biên bản bàn giao. Thế nhưng, đến cuối năm 2012, sau khi hoàn thành phần thô và cất nóc, dự án bất ngờ bị chủ đầu tư ngưng thi công.
Video đang HOT
Đáng nói, sau một thời gian ngưng trệ, nhiều khách hàng bỗng phát hiện ra, căn hộ mà mình mua đã bị chủ đầu tư mang đi bán lại cho nhiều người. Quá bức xúc, tập thể khách hàng tại dự án Gia Phú đã làm đơn tố cáo gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC45) – Công an TP HCM.
Sau đó, PC45 đã ra quyết định khởi tố hình sự vụ án với tội danh “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với 2 đại diện công ty là bà Đoàn Thị Hoàn My (Tổng giám đốc công ty) và ông Nguyễn Hùng Nghiêm (Phó tổng giám đốc công ty).
Ngày 21-12-2015, PC45 ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Hùng Nghiêm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và chuyển hồ sơ sang VKSND TP.HCM đề nghị phê chuẩn các quyết định này.
Thế nhưng, Viện kiểm sát lại ra quyết định hủy bỏ Quyết định khởi tố bị can và không phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Hùng Nghiêm.
Không đồng ý với quyết định của Viện kiểm sát, nhiều khách hàng tiếp tục yêu cầu xem xét lại quyết định của mình, đồng thời, gửi đơn cầu cứu lên nhiều cơ quan chức năng trung ương và địa phương để nhờ trợ giúp. Đến nay, họ bất ngờ hơn khi nghe BIDV sắp sửa đem chung cư đi đấu giá đề thu hồi nợ.
Nhiều người dân mua căn hộ Gia Phú hết sức lo lắng vì căn hộ họ mua bị đem đi đấu giá
Chưa phù hợp với quy định pháp luật
Trao đổi với phóng viên, Luật sư Lê Ngô Trung, Luật sư cao cấp hãng Luật Vega, cho rằng việc BIDV thông báo bán đầu giá tài sản là chung cư Gia Phú có nhiều điểm chưa phù hợp với quy định của pháp luật.
Cụ thể, trong nội dung thông báo của BIDV, ngân hàng này đang tiến hành các thủ tục về xử lý tài sản bảo đảm khi đến hạn thanh toán mà bên thế chấp không có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Nhưng vấn đề ở đây cần xem xét là có việc bàn giao tài sản bảo đảm giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hay không?
Bên cạnh đó, mặc dù nghị quyết 42/2017/QH14 cho phép bên nhận bảo đảm được thu giữ tài sản. Tuy nhiên, việc tiến hành xử lý tài sản này cũng phải đáp ứng các điều kiện: dự án không có tranh chấp về quyền sử dụng đất đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo điểm c, khoản 1 Điều 10 của nghị quyết này.
Do đó, với trường hợp này, người dân hoàn toàn có quyền thực hiện yêu cầu về yêu cầu biện pháp ngăn chặn (khi đang tiến hành tố tụng), các yêu cầu Thi hành án (khi đã có phán quyết và là bên được thi hành) như kê biên, phân chia tài sản và các thủ tục cần thiết khác để đảm bảo quyền lợi cho mình. Điều này dễ dẫn đến tình huống tài sản (chung cư) này chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển nhượng theo Luật Đất đai, Luật Nhà ở …
Một vấn đề pháp lý nữa cần lưu tâm, đó là trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án liên quan hành vi bán trùng căn hoặc các dấu hiệu của tội Lừa đảo Chiếm đoạt tài sản, thì phải giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự. Mà trong đó, các căn hộ trong chung cư có thể được xem là “vật chứng” của vụ án.
Theo Điều 90 Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành thì “vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.
Vì vậy, trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng hình sự, khi chưa có biện pháp xử lý vật chứng theo Điều 106 Bộ luật này thì vật chứng của vụ án sẽ không được phép dịch chuyển, mà cụ thể ở đây là dự án chung cư.
Ngay sau khi thông tin bán đấu giá dự án nói trên được công bố, nhiều khách hàng mua căn hộ tại chung cư Gia Phú đã đồng loạt gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng. Bà Phạm Thị Minh Toàn, đại diện cho một số khách hàng, cho biết 5 năm qua, bà và hàng trăm người khác đã gửi đơn đến khắp các cơ quan chức năng để nhờ trợ giúp nhưng chưa có kết quả. Nay lại thêm việc ngân hàng bán đấu giá tài sản thì quả thật là quá xem nhẹ tài sản của người dân.
“Chung cư Gia Phú đang bị tranh chấp, tố cáo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của chủ đầu tư, Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao đang điều tra làm rõ thì tài sản này ai cho phép bán đấu giá phát mãi? Ngân hàng tự cho mình cái quyền là chủ tài sản và phát mãi nó vào thời điểm này có đúng hay chưa?”- bà Toàn đặt câu hỏi.
Theo Sơn Nhung – Minh Nghĩa
Người lao động
Hà Nội chỉ đạo rà soát lại hồ sơ hoàn thiện các chung cư
Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo về việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng nhà chung cư thương mại và chung cư tái định cư trên địa bàn.
Công văn của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng yêu cầu các quận, huyện có liên quan tổ chức rà soát, chỉ đạo việc thành lập, quản lý đội dân phòng và đội PCCC cơ sở theo quy định; phối hợp với Cảnh sát PC&CC tổ chức tập huấn, thực tập, kiểm tra việc chấp hành quy định về phòng cháy, chữa cháy tại các chung cư cao tầng trên địa bàn; xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm, không đảm bảo điều kiện về PCCC.
Mua nhà dự án chung cư Starcity (81 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội) gần 5 năm nay nhưng người dân vẫn không nhận được sổ đỏ, không được chủ đầu tư bàn giao căn hộ. (ảnh TK)
Đồng thời, lãnh đạo TP cũng chỉ đạo, các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư có trách nhiệm rà soát lại hồ sơ hoàn công, giải pháp, thiết kế về PCCC để bổ sung, hoàn thiện, lưu trữ hồ sơ, khắc phục thiếu sót, sai sót của hệ thống PCCC theo quy định; duy trì các điều kiện về PCCC...
Đặc biệt, yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện các nội dung trên, trước hết là xây dựng phương án PCCC cụ thể cho các toà nhà không thể khắc phục do liên quan đến kiến trúc, kết cấu, hoàn thành trước tháng 9.2018; các nội dung khác phải hoàn thành trong quý III.2018.
Nhiều chủ đầu tư bàn giao nhà cho khách hàng khi chưa đủ điều kiện an toàn PCCC, nghiệm thu hoàn công. (ảnh TK)
Về công tác quản lý nhà nước, UBND TP Hà Nội giao Sở Xây dụng làm đầu mối đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện; tổng hợp, báo cáo UBND TP định kỳ 3 tháng một lần. Đồng thời, UBD TP Hà Nội cũng yêu cầu các Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy khi giải quyết các hồ sơ có liên quan đến đầu tư xây dựng công trình cao tầng phải kiểm tra, làm rõ vấn đề kết nối giao thông và khả năng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của đường giao thông phục vụ chữa cháy đối với công trình cao tầng, thẩm duyệt chặt chẽ các giải pháp, thiết kế về phòng cháy và chữa cháy trước khi cho phép chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo; tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định.
Yêu cầu Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư xây dụng công trình trên địa bàn, đặc biệt là việc chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; mọi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy trong quá trình đầu tư xây dựng công trình đều phải được xử lý triệt để, yêu cầu dùng triển khai các bước tiếp theo cho đến khi khắc phục xong vi phạm.
Khởi tố đối với những chủ đầu tư vi phạm nghiêm trọngTrong báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ Xây dựng đã đề xuất Bộ Công an và các ngành liên quan tiến hành tổ chức, điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm đối với những chủ đầu tư vi phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng, vận hành nhà chung cư, đặc biệt là hành vi chiếm dụng, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư trái quy định của pháp luật.Hiện nay theo quy định tại Nghị định 99, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Nhà ở quy định rõ trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì hoặc bàn giao không đầy đủ, không đúng hạn, Ban quản trị có văn bản đề nghị UBND cấp tỉnh nơi có nhà chung cư, yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư. Thế nhưng đến nay, chính quyền địa phương vẫn chưa đưa ra được một quyết định cưỡng chế nào dù các trường hợp chiếm dụng quỹ bảo trì được phản ánh rất nhiều lần.
Theo Danviet
Chưa đủ điều kiện, dự án New City vẫn ngang nhiên rao bán rầm rộ Ông Trần Trọng Tuấn - Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM khẳng định, dự án nằm trong khu tái định cư Thủ Thiêm - New City (chuyển đổi nhà tái định cư dư thừa trên địa bàn thành phố sang nhà ở thương mại) chưa được cơ quan chức năng cho phép bán hàng. Trả lời báo chí về những lùm xùm xung...