Đang tiến sâu, cậu nhỏ bỗng… gập đôi
Vụ “mây mưa” thế là thất bại. Biết vợ buồn, nhưng anh không thể giãi bày chuyện tế nhị với người vợ đầy công dung ngôn hạnh.
Chuyện bất lực ở nam giới thuộc góc độ y học, nhưng cái sự buồn chán đến bẽ bàng mà không thể nói ra của giới mày râu cũng có ảnh hưởng tâm lý dưới góc độ xã hội học mà nếu không cảnh giác với chính mình thì chuyện sơ suất có thể thành hậu quả lớn.
Tất nhiên có yêu nhau mới đủ hưng phấn để cậu nhỏ vươn dậy. Thế nhưng tình yêu mặn nồng, khát khao cháy bỏng có khi làm hại chính ta nếu như chỉ biết có tình yêu mà quên không để ý tới hoàn cảnh. Và rồi khi sự cố xảy ra thì cả hai vợ chồng cùng né tránh mà thiếu sự chia sẻ cảm thông. Chuyện thường gặp là ví dụ sau:
Anh chị lấy nhau mới một năm, hạnh phúc cả về đời sống tinh thần lẫn chăn gối. Chuyện chẳng có gì nếu như không có một đợt công tác dài, anh xa chị ba tháng rưỡi vào tận Tây Nguyên công tác.
Ngày anh về có báo trước, chị chuẩn bị cơm nước tươm tất và run rẩy đón chờ hạnh phúc sau bao ngày xa cách trong nỗi đợi chờ của một cặp vợ chồng trẻ.
Nhà chỉ có hai vợ chồng, anh chị ngồi trước mâm cơm nhưng không thể ăn. Nhìn cặp mắt ươn ướt, dài dại của chị nhìn mình sau bao ngày chờ đợi cùng với làn da mới tắm thơm mùi quen thuộc của vợ, anh chẳng thể kìm lòng, bế thốc vợ vào trong.
Video đang HOT
Họ yêu nhau ngấu nghiến như trong đêm tân hôn với lời tuyên bố thì thào của anh sẽ đền chị gấp đôi cho bõ những ngày xa cách, nhưng đến lúc cần tiến sâu vào cảm xúc thì cậu nhỏ lại… gập đôi
Nhìn sự thất vọng của vợ, anh càng cố nhưng càng thất vọng hơn. Bản tính một cô giáo vốn không thích bàn chuyện “thô thiển” nên chị tỏ ra không coi sự cố là gì nhưng nỗi buồn thì âm ỉ thành cơn đau đến xé lòng.
Anh biết chị buồn nhưng cũng không thể giãi bày, giải thích chuyện “tế nhị” với người vợ đầy công dung ngôn hạnh.
Nửa đêm anh định “phục thù” nhưng chị gạt ra. Nỗi ngượng ngập từ lần thất bại khi chiều vẫn đeo nặng lòng anh. Anh quyết tâm chứng minh sức mạnh và bản lĩnh nhưng lạ thay, lúc đầu cậu nhỏ nghe anh song vào thời điểm cần thiết lại trở nên èo uột.
Vợ chồng bấy nay hạnh phúc nhưng dường như có điều gì vô tình ngăn cách. Kẻ ngượng, người buồn khiến căn phòng bỗng trở nên lạnh lẽo.
Suốt mấy tháng, dài hơn cả thời gian đi công tác, anh luôn lo sợ thêm một lần thất bại cùng với nỗi hoang mang và ngượng như học trò không trả được bài cho cô giáo nên anh… tránh. Chị cũng im lặng và âm thầm chăm sóc anh như một đứa trẻ.
Nửa năm sau, tình hình mới được cải thiện khi bạn anh là một bác sĩ nghe anh tâm sự. Anh bác sĩ biết chuyện, tìm đến nhà và “mắng” cả hai vợ chồng như tát nước. Rằng đàn ông ai cũng có lúc “liệt” hiểu không? Ấy là lúc mệt mỏi hay thần kinh căng thẳng. Nhưng trầm trọng là vợ chồng chúng mày cứ “sĩ” với nhau, cứ né nói thẳng về chuyện ấy. Có gì mà “bậy” để ngại người ta quy ra đạo đức, tác phong cơ chứ? Nó cũng như chuyện cơm ăn nước uống hàng ngày thôi.
“Đơn thuốc” của anh bạn bác sĩ thật đơn giản: Tối nay hai vợ chồng phải nói thẳng, nói thật, thậm chí… gọi đích danh sự vật. Thằng này, mày không có bệnh gì cả hiểu chưa? Còn cô, cứ kìm nén rồi ra bệnh lãnh cảm, hiểu chưa? Những câu “mắng” bỗ bã hóa ra hiệu quả.
Ngoài trường hợp trên, không ít trường hợp tương tự như ngày cưới mệt mỏi trong tiếp khách, lo nghĩ miên man lúc cuộc đời có bước ngoặt nên có khi đêm tân hôn cũng có chuyện trên bảo dưới không nghe.
Có nhiều trường hợp yêu nhau, anh mệt mỏi, bị stress nhưng có dịp “lừa” được chị “ăn cơm trước kẻng” nên cố tranh thủ cơ hội nhưng cậu nhỏ cũng không chịu nghe và rất dễ chia tay nhau dù cả hai cùng quyết tâm định sống với nhau đến đầu bạc răng long. Chao ôi, chuyện hiểu sai dễ sinh ra khoảng cách và khoảng cách càng dễ làm người ta hiểu sai về nhau hơn.
Trong cuộc sống, chuyện mong muốn và khả năng thực hiện mong muốn vẫn thường xảy ra và trong chuyện sinh hoạt phòng the, điều này có lúc cũng không thể tránh khỏi.
Điều quan trọng là tự tin ở chính mình và cởi mở, thẳng thắn, tránh những hiểu lầm đáng tiếc do “khó nói”, “cảm thấy nhục” trước nhau. Hạnh phúc là sự hòa quyện giữa hai tâm hồn và thể xác, sao cứ phải tự đặt ra những ngăn cách vì những lý do ngoài tình yêu?
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Quy hoạch bến xe vẫn bế tắc
Theo nhận định, các bến xe trên địa bàn TP đang trong tình trạng quá tải, số lượng xe vượt quá nhu cầu đi lại nên tình trạng xe "dù", bến "cóc" tồn tại dai dẳng. Để giải quyết tình trạng này cần phải xem xét lại quy hoạch các bến xe.
Quy hoạch lại bến xe sẽ giúp giảm tình trạng xe khách vi phạm? Ảnh: NGUYÊN VŨ
Vẫn nan giải xe "dù", bến "cóc"
Từ 8-9h sáng hàng ngày, tại cổng ra của bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát luôn bị ùn ứ bởi lượng xe khách xuất bến dày đặc. Thêm vào đó, xe nào xuất bến cũng "chờn vờn" quanh khu vực cổng từ 5 đến 10 phút để bắt khách. Do lượng xe đã vượt quá nhu cầu, mỗi chuyến xe xuất bến chỉ được chưa đầy nửa số ghế, nên nhiều nhà xe phải bắt khách ở ngoài cổng bến, dọc đường.
Thực tế, mỗi khi có đợt kiểm tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông, thì hoạt động của xe "dù" giảm rõ rệt, nhưng khi vắng bóng cơ quan quản lý, đâu lại vào đó. Theo Trung tá Nguyễn Ngọc Mẽ, Đội trưởng Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, chỉ trong 2 tháng vừa qua, 400 trường hợp xe khách đã bị xử lý với các lỗi dừng, đỗ bắt khách dọc đường, thu tiền không trao vé cho khách, lắp thêm ghế phụ... Mặc dù đã tăng nặng hình thức xử phạt, thậm chí giữ xe nhưng các vi phạm xe khách vẫn diễn ra khi vắng bóng lực lượng CSGT.
Nhìn nhận thực tế này, ông Nguyễn Hoàng Trung, Giám đốc Công ty Quản lý bến xe Hà Nội cho rằng, mặc dù đã chấn chỉnh từ nhiều năm, nhưng việc dừng đón khách hiện vẫn chỉ trông chờ vào ý thức của nhà xe và hành khách! "Mỗi khi nhận được thông báo của lực lượng chức năng về vi phạm của nhà xe gửi về bến thì nhà xe và lái xe đều bị xử lý đình tài. Tuy nhiên, doanh nghiệp khoán quản doanh thu cho lái phụ xe, nên vì lợi nhuận, tình trạng bắt khách dọc đường chưa có bài toán giải quyết" - ông Trung nhận định.
Ở một góc độ khác, ông Hoành Văn Mạnh, Phó Chánh thanh tra GTVT Hà Nội cho rằng, sở dĩ xe "dù" tồn tại được một phần do lỗi của hành khách. Để tiện lợi, hành khách không vào bến mua vé, mà đứng dọc đường bắt khách... đã tạo "đất" cho xe "dù" hoạt động. Theo ông Mạnh, tuyến có nhiều xe "dù" vi phạm nhất là các tuyến cự ly ngắn.
Cần quy hoạch lại bến xe
Thống kê của Công ty quản lý bến xe Hà Nội cho thấy, khu vực nội thành hiện có 6 bến xe gồm: Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm, Yên Nghĩa, Lương Yên và Nước Ngầm. Tuy nhiên, bộ mặt bến xe Hà Nội không mấy thay đổi. Bến thì đã xuống cấp, bến chuyển đổi mục đích sử dụng để xây cao ốc, số khác thì hoặc quá tải, hoặc cũng ngấp nghé vượt ngưỡng. Quy hoạch hệ thống bến xe thành phố vẫn đang nằm chờ phê duyệt. "Bến xe Mỹ Đình đang phải gồng mình gánh tần suất 1.300 lượt xe/ngày mặc dù mới xây dựng năm 2004, đến nay, bến cũng không còn sức để "gánh" thêm xe nữa", ông Trung cho biết.
Trung tá Nguyễn Ngọc Mẽ cho rằng, để giải quyết dứt điểm xe dừng đỗ bắt khách, xe "dù" bến "cóc" điều phải làm trước tiên là quy hoạch bến xe. Theo đó, bến xe Mỹ Đình theo thiết kế công suất tiêu chuẩn năm 2004 là 600 lượt xe/ngày nhưng từ năm 2009 đến nay, lưu lượng xe xuất bến cao hơn gấp hai lần. Diện tích bến không đủ chứa xe nên thời gian xe đỗ ít. Đơn cử, một xe vào bến trước kia được "nằm" lại bến 20 phút thì nay chỉ được 5-10 phút trong khi nhu cầu đi lại của người dân không cao. Bắt buộc, số xe này sẽ đi dọc đường hoặc chạy "rùa bò" để bắt khách.
Tính đến thời điểm này, ông Trung cho rằng, cung- cầu về vận tải hành khách đang có sự chênh lệch khá rõ, dẫn đến số lượng xe ở các bến đã vượt "ngưỡng". Số liệu thống kê của Tổng cục Đường bộ cho thấy, hiện nay, cả nước có 1.206 doanh nghiệp nhỏ chạy tuyến xe cố định trong đó hợp tác xã có 422 đơn vị dưới 5 xe; 296 đơn vị có từ 5-10 xe và trên 10 xe có 488 đơn vị. Riêng trên địa bàn Hà Nội, hiện có khoảng hơn 100 doanh nghiệp hoạt động vận tải hành khách với hơn 500 tuyến liên tỉnh đến các tỉnh, thành trên cả nước.
Nhằm khắc phục thực trạng bến xe vượt quá năng lực vận tải, công suất thiết kế, ông Trung cho biết, sau Tết Nguyên đán, công ty sẽ tính toán quản lý bến xe, đánh giá đúng thực trạng- nhu cầu để có phương án quản lý thích hợp.
Theo ANTD
Biến cơ thể thành tranh nghệ thuật Nữ nghệ sĩ người Đức Gesine Marwedel đã tạo ra những bức tranh vô cùng tuyệt đẹp không phải trên nền phông truyền thống, mà trên cơ thể con người. Sử dụng chính chân tay của người mẫu để tạo ra đường cong và góc độ phức tạp trong những tác phẩm của mình, Gesine đã biến cơ thể con người thành các...