Đáng thương cô bé thấy người lạ là… trốn
Trên cơ thể mọc chi chít những u mụn đen xì khiến em sợ hãi mỗi khi gặp người lạ. Không một ai biết căn bệnh em mắc phải, chỉ quen với cảnh một cô bé lớp 6 suốt ngày đội mũ sùm sụp và tha thẩn chơi một mình vì mặc cảm biết mình “xấu”.
Lần theo địa chỉ lá thư kêu gọi sự giúp đỡ của thầy Hiệu trưởng Nguyễn Đức Thanh (Trường TH&THCS Lục Sơn, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang), PV Dân trí tức tốc lên đường trở về thôn Khe Nghè, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang để đến thăm gia đình em học sinh đặc biệt Phan Thị Hương.
Mắc chứng bệnh lạ khiến khắp cơ thể Hương mọc lên chi chít những u mụn.
Theo sự dẫn đường của thầy Thanh, chúng tôi đến được ngôi nhà đất với loằng ngoằng những vết nứt nẻ, đơn sơ đến tạm bợ nằm cạnh con suối nhỏ. Người bố trẻ Phan Văn Thắng thấy có khách đến vội chạy từ suối lên, gấu quần xắn ống thấp, ống cao hớt hải chào hỏi, trên tay vẫn ôm chặt chậu ốc vừa mò được. Đứng nép sau vách tường, một em bé có dáng nhỏ thó, khuôn mặt che kín bởi vành mũ rộng, sợ sệt he hé nhìn rồi chạy một mạch ra phía sau nhà. Thầy Thanh cho biết đó chính là Hương, em học sinh lớp 6A trường TH&THCS Lục Sơn mà thầy đang kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng.
Căn bệnh mỗi ngày một nặng khiến ở phần mắt của em bắt đầu mưng mủ và chảy nước.
Theo lời kể của gia đình, từ ngày lọt lòng trên cơ thể Hương đã xuất hiện những đốm đen làm em vô cùng ngứa ngáy và khó chịu. Càng lớn, những mụn đen đó lớn dần lên thành những u cục mà không một ai biết đó là bệnh gì. Có người độc mồm xui gia đình “bỏ” con đi vì nó mang lại điều xui xẻo và sẽ lây ra cả nhà, cả bản nhưng: “Ai nỡ vứt con đi hả cô, tôi sinh ra nó thì phải nuôi nó chứ” – chị Trần Thị Dầu (mẹ bé Hương) sụt sùi cho biết.
Nhà nghèo, cái ăn thiếu quanh năm, con lại bệnh tật khiến hai vợ chồng anh Thắng, chị Dầu chỉ còn biết phân công nhau đi bắt ốc, hay bới được củ măng rừng nào là lại gom góp cho con đi lấy thuốc. Năm này qua năm khác, cả gia đình cũng quen dần với cảnh đói ăn, lay lắt và dặt dẹo. Nhưng còn căn bệnh của bé Hương, hai vợ chồng vẫn nuôi hi vọng con được chữa khỏi nên cần mẫn khai hoang một khoảnh đất nhỏ trồng sắn, mà như lời của anh Thắng là: “Cái này là để dành cho bé Hương được đi viện đấy”. Nói rồi anh cười phấn khởi lắm, ánh mắt tràn đầy hi vọng nhìn về phía những vạt lá xanh để mường tượng ra một ngày không xa con gái sẽ được chữa khỏi bệnh. Thấy anh vui, chúng tôi cũng cố cười nhưng trong lòng xót xa nhiều hơn khi định giá cả vườn sắn không biết có đủ tiền xe cho bé Hương được đến viện.
Cô bé tỏ ra sợ hãi mỗi khi gặp người lạ.
Ông bà nội Hương cũng nghèo, thương cháu, ông bà có hai mảnh ruộng đã đem bán cho người ta được gần 10 triệu. Nhưng số tiền ít ỏi ấy cũng chỉ đủ cho hai lần thuốc của cháu. Vay đông, vay tây, đến những người không quen thân, chị Dầu cũng phải “muối mặt” vay tiền cho con chữa bệnh. Lại thêm đợt vừa rồi Bắc Giang mưa cả tháng, những lớp đất đắp thành vách nhà trôi tuột hết còn trơ khung khiến cả bốn người sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Được sự giúp đỡ của Hội phụ nữ, gia đình vay được 25 triệu đồng để cất lại mái nhà nhưng nhà đang xây dở thì anh chị không tài nào xoay sở được tiền nữa. Thế là tiền thì hết mà nhà thì vẫn… chưa xây xong.
Video đang HOT
Căn nhà đất của cả gia đình sinh sống.
Bệnh bé Hương mỗi ngày một nặng, lại thêm điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, nghèo nàn khiến ở vùng mắt của em bắt đầu bị mưng mủ và chảy nước vàng. Vùng da như bị kéo căng, nứt nẻ rơm rớm máu khiến con bé nhiều hôm chỉ biết ngồi khóc. Mỗi lần thấy con như thế, anh Thắng, chị Dầu lại như “ngồi trên đống lửa”, chạy vạy xoay sở khắp nơi nhưng đành bất lực bởi “những chỗ vay được đã vay hết từ lâu rồi” – Anh Thắng cho hay.
Điều mà chúng tôi càng khâm phục hơn đó là khi được thầy Thanh cho biết: “Tuy mắc bệnh lạ khiến em rất ngại ngần và sợ hãi mỗi khi tiếp xúc với ai đó nhưng em lại là cô bé rất chăm chỉ và chịu thương chịu khó. Dù trời nắng hay trời mưa, phải băng qua suối đi học, thì Hương lúc nào cũng là học sinh rất đúng giờ. Về lực học em đạt loại khá, đó là điều mà chúng tôi rất phấn khởi và mừng”.
Hương là học sinh chăm ngoan và có lực học khá – Thầy Thanh cho biết.
Khi được hỏi “Lớn lên con muốn làm gì?”. Cô bé cứ cúi gằm mặt, lí nhí trong cổ họng mãi mới dám cho biết: “Con muốn làm bác sĩ để chữa được bệnh của con và cho mọi người nữa”.
Ước mơ có được một khuôn mặt bình thường đến bao giờ mới thành hiện thực với cô bé này?
Nghe em nói, bất giác chúng tôi ai cũng rơm rớm nước mắt, trước mặt là cô bé vẫn đang say sưa ngồi học bài với giấc mơ đang được nhen nhóm. 12 năm, khuất sau những dãy núi và nhiều con suối rừng, cô bé dân tộc Cao Lan vẫn khao khát có được một khuôn mặt bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa để một ngày có thể được cười đùa thỏa thích và không còn phải sống cảnh “chui lủi” như hiện tại.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1165: Anh Phan Văn Thắng và chị Trần Thị Dầu (thôn Khe Nghè – xã Lục Sơn – huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang) Số ĐT: : 01276.559.147 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Cuộc sống mới của mẹ con "người rừng"
Trong "mái nhà chung" là Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bắc Giang, cảm giác yên vui đã hiện hữu trên khuôn mặt những "người rừng" hôm nào.
Hơn một năm trước, câu chuyện thương tâm về ba mẹ con chị Lê Thị Tâm, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang), sống như thời nguyên thủy trong một hang đá nhỏ làm xôn xao dư luận. Ngay sau đó, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã nỗ lực đưa mẹ con chị về Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh nuôi dưỡng. Trong "mái nhà chung" này, cảm giác yên vui đã hiện hữu trên khuôn mặt những "người rừng" hôm nào.
Hai anh em Đồi và Gái (giữa) tại TT Bảo trợ xã hội tỉnh.
Chuyện cũ chưa quên
Vượt qua gần 50 cây số đường gập ghềnh từ thị trấn Lục Nam đến trung tâm xã Lục Sơn, chúng tôi tìm đến gia đình bà Đinh Thị Ngắm, trú tại thôn Vĩnh Tân. Khác với nỗi âu sầu, lo lắng của ngày trước, lần gặp này, vẻ thanh thản đã hiện trên khuôn mặt của người mẹ có con bị tâm thần nặng. "Từ ngày mẹ con nó được đón về Trung tâm, không còn ăn ở trong hang đá rừng sâu, gia đình tôi vơi bớt gánh nặng", bà Ngắm nói.
Bà sinh được 6 người con, chị Tâm sinh năm 1973 là con thứ 5. Sau khi lấy chồng và sinh được một đứa con, chị có biểu hiện tâm thần, gia đình đưa đi chạy chữa ở nhiều nơi nhưng không khỏi. Bị nhà chồng đoạn tuyệt, chị đưa con về sống với mẹ đẻ nhưng bệnh không thuyên giảm mà nặng hơn. Người đàn bà tâm thần này khi lang thang ở chợ Đồng Đỉnh, lúc lại lếch thếch xin ăn tại chợ Thương (TP Bắc Giang), chợ Chũ (Lục Ngạn). Đáng thương hơn, chị còn bị lạm dụng rồi lần lượt sinh ra những đứa con...
Nói về mẹ con chị Tâm, người dân trong xã vẫn chưa quên câu chuyện tưởng chỉ có ở thời nguyên thủy. Người đàn bà dở dại này có chửa, đến kỳ sinh nở tự đẻ giữa rừng. Ngay sau sinh, đôi chân thoăn thoắt, chị chạy qua mấy quả đồi, trên tay cầm đứa con nhỏ đỏ hỏn lòng thòng dây rốn mang xuống suối tắm. Do đẻ trên rừng nên cậu bé đó có tên gọi là Đồi.
Lần khác, chị đau bụng đẻ ngay trên tấm phản bán thịt lợn bỏ trống giữa chốn đông người ở chợ Đồng Đỉnh, vì thế đứa bé gọi là cái Đỉnh, sau này khai sinh chuyển thành Gái. Hai đứa con đầu gia đình bà Ngắm đã mang cho làm con nuôi vì lo mẹ chúng không có khả năng nuôi
Hang đá này từng là nơi mẹ con chị Tâm ở
Bà Ngắm kể: "Gần 15 năm sống trong rừng, hôm trời nắng nóng như nung thì ba mẹ con nó đầu trần chân đất đi xin ăn ở chợ. Khi gió rét căm căm, người ta thì áo trong áo ngoài còn mẹ con nó lại dắt nhau xuống suối tắm ùm ùm. Hai đứa trẻ theo mẹ lớn lên trong mưa rừng gió núi mà không hề bệnh tật. Đứa lớn gần 6 tuổi, đứa bé 3 tuổi nhưng chưa bao giờ tôi thấy chúng nói một câu, thấy người lạ là cứ co rúm lại".
Ngôi nhà hạnh phúc
Biết hoàn cảnh chị Tâm, tháng 6 năm ngoái đại diện Hội Bảo vệ quyền trẻ em, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, UBND huyện Lục Nam đã xuống địa bàn tìm hiểu, phối hợp cùng địa phương và gia đình đưa ba mẹ con chị Tâm vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Nguyến, Chủ tịch UBND xã Lục Sơn nói: "Cả xã đều biết hoàn cảnh chị Tâm. Việc đưa chị trở lại với cuộc sống bình thường không chỉ là nguyện vọng của gia đình mà còn là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Từ lâu chúng tôi đã nhiều lần cử cán bộ vào rừng vận động nhưng chỉ thấy thoáng bóng người là ba mẹ con lại lui sâu vào trong rừng hoặc ẩn nấp trong hang mấy ngày không ra. Sau khi được đưa về trung tâm, quãng đời mới của mẹ con chị đã bắt đầu".
Ở trung tâm, hai anh em Đồi và Gái quây quần với các bà, các mẹ và anh chị em trong ngôi nhà ấm áp tình người. Bé Gái vừa ăn xong bữa cơm trưa, thấy có khách đến lễ phép khoanh tay chào. Được bà Cam, "mẹ" Cúc dạy bảo, hiện Gái đã biết nói. Đôi môi đỏ mọng chúm chím, Gái bập bẹ gọi anh Đức "còi", anh Chung, chị Hường, anh Đồi cùng chơi đồ hàng. Chị Cúc, người trực tiếp chăm sóc những đứa trẻ đáng thương kể: Biết các cháu thiếu thốn tình cảm, không biết mặt cha, mẹ lại tâm thần nên cán bộ ở đây yêu thương, che chở, vỗ về như những đứa con thơ bé.
Để minh chứng sự thay đổi của bọn trẻ, "mẹ" Cúc kéo vào lòng hỏi nhỏ: "Bây giờ các con thích ở rừng hay ở đây?". Đồi rơm rớm nước mắt, dụi dụi cái đầu vào lòng "mẹ" khẽ nói: "Con muốn ở đây với mẹ". Được biết, người mẹ tâm thần của Gái và Đồi cũng được chăm sóc chu đáo tại trung tâm.
Năm nay, Đồi học lớp một tại Trường Tiểu học Dĩnh Kế (TP Bắc Giang). Toàn bộ quần áo, sách vở, đồ dùng học tập của em đều được cấp miễn phí từ ngân sách và các nguồn vận động xã hội. Cô Tổng phụ trách Đội Nguyễn Kim Phúc cho hay: "Đồi có hoàn cảnh đặc biệt nhất trong lớp nhưng rất ngoan, lễ phép với thầy cô, hòa đồng với bạn bè, viết chữ đẹp".
Bà Hoàng Thị Thắng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh, người có công đưa mẹ con chị Tâm về trung tâm nói: "Chỉ đến khi thấy các cháu sống ở trung tâm, được ăn no, mặc ấm, ngủ ngon giấc trong tình yêu thương của mọi người và được đến trường học tập, chúng tôi mới thấy hoàn thành một phần trách nhiệm".
Theo Hải Vân
Nháo nhác vì vụ vỡ hụi hàng chục tỷ đồng Hàng chục tiểu thương ở khu chợ Thủ (thuộc chợ Thủ Dầu Một) phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) đang lao đao vì vụ vỡ hụi với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng. Vụ vỡ hụi làm cả khu chợ Thủ rúng động Ngày 16/7, những tiểu thương ở khu chợ Thủ (thuộc chợ thủ Dầu...